thảo luận Kết luận đáng sợ sau gần một tuần tìm hiểu về cách nền kinh tế vận hành

T.​


Đell đúng. Ở Mỹ Ngân hàng Trung ương Mỹ FED là cơ quan về mặt hoạt động là chịu sự kiểm soát của Quốc Hội Mỹ, hoạt động mà không cần sự phê chuẩn của Tổng thống hay Chính phủ nên không có chuyện đưa tiền cho Chính phủ dễ như ăn kẹo thế đâu. Khác với Việt Nam, NHTW VN là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ.
tôi đéch quan tâm FED có kiểm soát hay gì k.
thế a bảo a kia sai thì a nói xem FED làm như thế nào? k đưa dễ như ăn kẹo nhưng cuối cùng có đưa không. lan man làm gì
 
Tôi thì vẫn đồng ý với lý thuyết lạm phát có kiểm soát là tốt, nhưng bên cạnh đó tôi luôn tự hỏi tại sao chiều ngược lại lại ko tốt?

Lạm phát khiến ngta kiếm đc nhiều tiền hơn, dễ dàng đi vay hơn, cảm thấy happy hơn, sẵn sàng chi tiền hơn, vì vậy hàng hóa dịch vụ ko ngừng tăng giá. Nhưng ở chiều ngược lại, nếu giảm phát khiến cho lương hằng năm ko tăng, nhưng giá cả rẻ đi do tiến bộ công nghệ, công nghiệp hóa, hàng hóa dịch vụ giảm giá cạnh tranh nhau, thì đó vẫn là điều đáng mừng chứ? Chung quy vẫn là lòng tham con người, con người ta thấy vui vẻ khi mọi thứ tăng trưởng, nhưng lại thấy bất an khi doanh thu giảm sút, và tính ích kỷ khiến ngta chỉ muốn bán tô phở năm sau giá cao hơn năm trước. Cả 1 chuỗi cung ứng tham lam và ích kỷ khiến cho tất cả mọi thứ đều bị tăng giá. Đâu đó vẫn có những người, bình thường đã bán rất rẻ so với mặt bằng chung, và vẫn cố cầm cự cho đến khi không thể không tăng giá, tôi rất nể phục những người này, và cũng chỉ mong họ sống tốt sống khỏe để tiếp tục cống hiến.
 
tôi đéch quan tâm FED có kiểm soát hay gì k.
thế a bảo a kia sai thì a nói xem FED làm như thế nào? k đưa dễ như ăn kẹo nhưng cuối cùng có đưa không. lan man làm gì
Đọc kỹ vào ông bạn. Xét về trực tiếp tài trợ chính phủ trong các khoản thâm hụt ngân sách thì khẳng định là đéll bao giờ nhé.
Theo đạo luật của cục dự trữ liên bang thì FED bị cấm mua trái phiếu chính phủ trực tiếp từ U.S Treasury, thay vào đó FED chỉ được mua trái phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Hầu hết các chứng khoán Kho bạc mà Cục Dự trữ Liên bang đã mua là chứng khoán "cũ" đã được Kho bạc phát hành một thời gian trước đây. Điều này là sao, là nó đéo bao giờ trực tiếp tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ cả.

Nói chung là việc FED nó mua hay không cũng là chính sách của nó luôn, độc lập về mặt chính sách so với chính phủ.​
 
Last edited:
Đọc kỹ vào ông bạn. Xét về trực tiếp tài trợ chính phủ trong các khoản thâm hụt ngân sách thì khẳng định là đéll bao giờ nhé.
Theo đạo luật của cục dự trữ liên bang thì FED bị cấm mua trái phiếu chính phủ trực tiếp từ U.S Treasury, thay vào đó FED chỉ được mua trái phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Hầu hết các chứng khoán Kho bạc mà Cục Dự trữ Liên bang đã mua là chứng khoán "cũ" đã được Kho bạc phát hành một thời gian trước đây. Điều này là sao, là nó đéo bao giờ trực tiếp tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ cả.

Nói chung là việc FED nó mua hay không cũng là chính sách của nó luôn, độc lập về mặt chính sách so với chính phủ.​
nhưng cái cách mỹ vận hành như ông kia nói có đúng k? cụ thể cách cp mỹ in thêm tiền.
 
Tôi thấy ông @Chimnho1102 nói đúng đấy, muốn thảo luận kinh tế thì phải nẵm vững nền tảng, các khái niệm, định lý về kinh tế đã. Đọc 1 - 2 bài viết, coi một vài video youtube là tự thấy có thể hiểu được một nền kinh tế hoạt động như thế nào đúng là rất khó chấp nhận được.

Mình thấy câu này rất hay.
Code:
KIẾN THỨC BỊ GIẢN LƯỢC THÌ KHÔNG CÒN LÀ CHÍNH NÓ NỮA

Explain like I'm 5 là phong trào đã đang diễn ra trên mạng, nó có tham vọng giải thích mọi thứ một cách đơn giản sao cho đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu được. Thực tế việc giản lược kiến thức thấp xuống đến mức đó là việc có thể, tuy nhiên bất cập ở chỗ kiến thức lúc ấy sẽ xô lệch và méo mó không còn có thể gọi là kiến thức cũ nữa, người nghe chỉ hiểu được một phần hời hợt của kiến thức cũ mà thôi.
Đây cũng là lí do chính mà bản thân tôi không bao giờ nói chuyện kiến thức dưới phần bình luận, bởi ở bình luận ta không thể viết kĩ (nếu viết kĩ thì thà viết bài mới, nhưng không phải lúc nào cũng đủ hứng và công để viết), còn nếu như viết đơn giản thì chỉ khơi mào cho những phản biện nhạt nhẽo mà người viết cũng nghĩ đến rồi nhưng không đủ công mà viết ra hết.
Bởi các kiến thức luôn liên kết với nhau thành hệ thống, một người viết ra dù kĩ đến mấy cũng chỉ bộc lộ được phần nổi theo nguyên lí Tảng băng trôi, và phần chìm vừa nhiều hơn lại vừa quan trọng hơn chỉ toả sáng kín đáo ngầm bên dưới. Trong cuộc tranh luận những người tham luận buộc phải nắm bắt được ít nhiều phần chìm thì cuộc tranh luận mới xứng đáng được diễn ra.

https://spiderum.com/bai-dang/Dac-quyen-dot-nat-Khi-cai-dot-tro-thanh-vu-khi-cua-gioi-binh-dan-inz

Hy vọng các vozer đọc được bài của chủ thớt, thay vì suy sụp đau khổ vì mạt vận thì có thêm chút động lực tìm hiểu sâu hơn về kiến thức kinh thế. Chính mình sau khi fen trymnho đề xuất thì cũng order ngay một quyển Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào? về đọc giải ngu.
L5y4i7p.png
 
nhưng cái cách mỹ vận hành như ông kia nói có đúng k? cụ thể cách cp mỹ in thêm tiền.
Về mặt bản chất là khác với cách thực tế vận hành.
Chủ thớt đang bảo CP bảo FED là mày đưa tiền cho tao, thằng FED ok đưa luôn thì nó là một câu chuyện khác.
Thực tế là thằng FED nó bảo: tao có chính sách của riêng tao, tao điều hành không cẩn thận là tao bay ghế. Khi nào tao cần bơm tiền tao sẽ bơm ra thị trường, còn mày muốn thì tự cân đối đi.

Nó khác hẳn với việc ở Việt Nam NHTW thuộc Chính Phủ.
 
Về mặt bản chất là khác với cách thực tế vận hành.
Chủ thớt đang bảo CP bảo FED là mày đưa tiền cho tao, thằng FED ok đưa luôn thì nó là một câu chuyện khác.
Thực tế là thằng FED nó bảo: tao có chính sách của riêng tao, tao điều hành không cẩn thận là tao bay ghế. Khi nào tao cần bơm tiền tao sẽ bơm ra thị trường, còn mày muốn thì tự cân đối đi.

Nó khác hẳn với việc ở Việt Nam NHTW thuộc Chính Phủ.
thì biết là FEd có chính sách riêng. nhưng mà đúng v chứ gì. tăng lãi suất lên như ông kia bảo?
 
Bài viết hay, comment cũng hay luôn.
Nhưng tất cả đống kiến thức này vượt ngoài tầm hiểu biết và hành động của cá nhân một vozer như em.
Các thím cho hỏi với những suy nghĩ của các thím thì trong 10 năm tới một cá nhân nên sử dụng nguồn tài chính như thế nào? Phân chia tài sản ra sao?
Còn lại những kiến thức quá cao cấp mình lập luận cũng khó tìm được lúc ứng dụng thực tế :)
 
Liên quan gì đến lãi suất ở đây fence nhỉ?
à lộn. ông kia nói
Cách chính phủ in thêm tiền ở bên Mỹ là:
  • Chính phủ bán trái phiếu cho các ngân hàng
  • Ngân hàng bán lại cho FED, kiếm ít lời
  • FED viết ra 1 tờ check đưa cho ngân hàng, ra vẻ như thời ta vẫn còn vàng trong kho, nhưng thực ra đếch còn cắc nào cả (cơ bản đây chính là gian lận)
  • Ngân hàng nhận về tờ check, ra vẻ như tờ check đó có giá trị lắm, rồi nhập số tiền trên tờ check vào máy tính

  • - Bụp, tiền xuất hiện
    • Ngân hàng trả lại tiền cho chính phủ để đi tiêu pha
    • Sau này thu được thuế thì chính phủ trả nợ lại cho FED

vậy là đúng hay sai? chứ bác nói nào là độc lâp hay không k liên quan tới bài ổng kia

vậy thay thế CP thành FED đúng k?
 
à lộn. ông kia nói


vậy là đúng hay sai? chứ bác nói nào là độc lâp hay không k liên quan tới bài ổng kia

vậy thay thế CP thành FED đúng k?
Bác nên hiểu kỹ nội hàm. Vì sự độc lập của FED quyết định bản chất câu chuyện. Nói thay thế CP bằng FED cũng sai nốt. 2 thằng điều hành 2 cái khác nhau (cung tiền và chi tiêu công) khác với việc 1 thằng cầm trịch cả 2 thứ.
 
Tôi thì vẫn đồng ý với lý thuyết lạm phát có kiểm soát là tốt, nhưng bên cạnh đó tôi luôn tự hỏi tại sao chiều ngược lại lại ko tốt?

Lạm phát khiến ngta kiếm đc nhiều tiền hơn, dễ dàng đi vay hơn, cảm thấy happy hơn, sẵn sàng chi tiền hơn, vì vậy hàng hóa dịch vụ ko ngừng tăng giá. Nhưng ở chiều ngược lại, nếu giảm phát khiến cho lương hằng năm ko tăng, nhưng giá cả rẻ đi do tiến bộ công nghệ, công nghiệp hóa, hàng hóa dịch vụ giảm giá cạnh tranh nhau, thì đó vẫn là điều đáng mừng chứ? Chung quy vẫn là lòng tham con người, con người ta thấy vui vẻ khi mọi thứ tăng trưởng, nhưng lại thấy bất an khi doanh thu giảm sút, và tính ích kỷ khiến ngta chỉ muốn bán tô phở năm sau giá cao hơn năm trước. Cả 1 chuỗi cung ứng tham lam và ích kỷ khiến cho tất cả mọi thứ đều bị tăng giá. Đâu đó vẫn có những người, bình thường đã bán rất rẻ so với mặt bằng chung, và vẫn cố cầm cự cho đến khi không thể không tăng giá, tôi rất nể phục những người này, và cũng chỉ mong họ sống tốt sống khỏe để tiếp tục cống hiến.
Chiều ngược lại chắc chắn không đúng. Giảm phát tức là đang bóp lại quy mô nền kinh tế, giá cả hàng hóa giảm, sản xuất cũng giảm theo, thất nghiệp tăng, tạo thành cái loop kéo giá ngày càng đi xuống, cả xã hội sẽ mất động lực sản xuất và phát triển, nhìn Nhật Bản sẽ thấy. Lạm phát trong kiểm soát sẽ giúp kinh tế tăng trưởng trong mức độ mà giá cả không bị ảnh hưởng nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nền kinh tế cố gắng kéo lạm phát về 2%.
 
Chiều ngược lại chắc chắn không đúng. Giảm phát tức là đang bóp lại quy mô nền kinh tế, giá cả hàng hóa giảm, sản xuất cũng giảm theo, thất nghiệp tăng, tạo thành cái loop kéo giá ngày càng đi xuống, cả xã hội sẽ mất động lực sản xuất và phát triển, nhìn Nhật Bản sẽ thấy. Lạm phát trong kiểm soát sẽ giúp kinh tế tăng trưởng trong mức độ mà giá cả không bị ảnh hưởng nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nền kinh tế cố gắng kéo lạm phát về 2%.
Thử lấy ví dụ như này đi. Năm nay lương tôi 10tr, năm sau lương tôi 11tr tức là tăng 10%. Có thể tôi sẽ thấy happy vì lương tăng đấy, nhưng hàng hóa dịch vụ nó cũng tăng theo từ 2-5%, mà khổ nỗi lương tăng nó lại kích thích tôi dùng nhiều hơn, thế là năm nay tôi xài nhiều hơn năm trước, chung quy lại là tôi ko còn thấy happy nữa. Nhưng giả sử năm sau lương tôi vẫn 10tr, mà hàng hóa dịch vụ lại giảm giá 2-5%, thậm chí để cạnh tranh nhau thì có chỗ còn giảm tận 10%, thì tôi sẽ thấy happy và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn chứ?

Thực ra tôi đang bắt đầu suy nghĩ theo kiểu ngược dòng đám đông, lúc nào cũng luôn tự hỏi là nếu vấn đề đó mà mình làm ngược lại thì sẽ như thế nào. Tương tự câu chuyện giảm phát và lạm phát, nếu mở rộng quy mô nền kinh tế theo hướng lạm phát để đẩy giá cả lên, thì theo hướng ngược lại, là mở rộng nền kinh tế theo hướng giảm phát để đạp giá cả xuống sẽ như thế nào? Liệu chúng ta có tiến tới chủ nghĩa xã hội? (Hơi lan man chút nhưng cái mà tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để của cải luôn thừa mứa, con người ko phải tranh giành lẫn nhau nữa. Lúc đó con người chỉ cần tập trung để phát triển giống loài, trở thành các nền văn minh bậc cao hơn thôi).
 
Tôi thì vẫn đồng ý với lý thuyết lạm phát có kiểm soát là tốt, nhưng bên cạnh đó tôi luôn tự hỏi tại sao chiều ngược lại lại ko tốt?

Lạm phát khiến ngta kiếm đc nhiều tiền hơn, dễ dàng đi vay hơn, cảm thấy happy hơn, sẵn sàng chi tiền hơn, vì vậy hàng hóa dịch vụ ko ngừng tăng giá. Nhưng ở chiều ngược lại, nếu giảm phát khiến cho lương hằng năm ko tăng, nhưng giá cả rẻ đi do tiến bộ công nghệ, công nghiệp hóa, hàng hóa dịch vụ giảm giá cạnh tranh nhau, thì đó vẫn là điều đáng mừng chứ? Chung quy vẫn là lòng tham con người, con người ta thấy vui vẻ khi mọi thứ tăng trưởng, nhưng lại thấy bất an khi doanh thu giảm sút, và tính ích kỷ khiến ngta chỉ muốn bán tô phở năm sau giá cao hơn năm trước. Cả 1 chuỗi cung ứng tham lam và ích kỷ khiến cho tất cả mọi thứ đều bị tăng giá. Đâu đó vẫn có những người, bình thường đã bán rất rẻ so với mặt bằng chung, và vẫn cố cầm cự cho đến khi không thể không tăng giá, tôi rất nể phục những người này, và cũng chỉ mong họ sống tốt sống khỏe để tiếp tục cống hiến.
Chính quyền cần lạm phát, nhưng giữ ở một mức ổn định để không gây mất ổn định xã hội.

Đơn giản như vậy thôi.
 
Kiến thức chuẩn đấy.
Đây cũng lí do em chả dám đầu tư bđs. Vì nó là một ổ nợ, chả sớm thì muộn nhà nước cũng phải tìm cách kiềm chế nó, rút bớt quyền lực của các ông trùm :))
sao bác lại nói bds là ổ nợ vậy? bác giải thích chi tiết hơn dc ko
 
Thử lấy ví dụ như này đi. Năm nay lương tôi 10tr, năm sau lương tôi 11tr tức là tăng 10%. Có thể tôi sẽ thấy happy vì lương tăng đấy, nhưng hàng hóa dịch vụ nó cũng tăng theo từ 2-5%, mà khổ nỗi lương tăng nó lại kích thích tôi dùng nhiều hơn, thế là năm nay tôi xài nhiều hơn năm trước, chung quy lại là tôi ko còn thấy happy nữa. Nhưng giả sử năm sau lương tôi vẫn 10tr, mà hàng hóa dịch vụ lại giảm giá 2-5%, thậm chí để cạnh tranh nhau thì có chỗ còn giảm tận 10%, thì tôi sẽ thấy happy và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn chứ?

Thực ra tôi đang bắt đầu suy nghĩ theo kiểu ngược dòng đám đông, lúc nào cũng luôn tự hỏi là nếu vấn đề đó mà mình làm ngược lại thì sẽ như thế nào. Tương tự câu chuyện giảm phát và lạm phát, nếu mở rộng quy mô nền kinh tế theo hướng lạm phát để đẩy giá cả lên, thì theo hướng ngược lại, là mở rộng nền kinh tế theo hướng giảm phát để đạp giá cả xuống sẽ như thế nào? Liệu chúng ta có tiến tới chủ nghĩa xã hội? (Hơi lan man chút nhưng cái mà tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để của cải luôn thừa mứa, con người ko phải tranh giành lẫn nhau nữa. Lúc đó con người chỉ cần tập trung để phát triển giống loài, trở thành các nền văn minh bậc cao hơn thôi).
Cái giảm phát thấy sai sai.
Đồng ý là bác sẽ happy khi giá cả giảm, nhưng bác k nghĩ ở quy mô rộng lớn hơn là các công ty thu hẹp sx, sa thải lao động, các startup sẽ đóng băng, người dân k dám tiêu tiền so tâm lí phòng thủ.
Và điều tồi tệ có thể sẽ đến đó là chính bác bị mất việc do cty đang thu gọn quy mô, tối ưu bộ máy. Khi đó bác có còn happy?
 
Back
Top