thảo luận Khác biệt bánh cuốn khắp ba miền

Bánh cuốn Hà Giang được ăn kèm với nước ninh xương, bánh cuốn Sài Gòn ăn kèm giá trụng, còn ở miền Tây có bánh cuốn ngọt.

Bánh cuốn Hà Giang được tráng từ bột gạo xay, có lớp vỏ mỏng với nhân mộc nhĩ và thịt băm. Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức bánh cuốn với nhân trứng gà lòng đào, được gấp gọn trong lớp bánh gạo dày hơn. Bên trên mỗi đĩa bánh cuốn đều phủ thêm hành phi giòn tan. Điểm đặc biệt của bánh cuốn Hà Giang là phần nước chấm được ninh từ xương lợn hầm trong 3-4 tiếng có vị thanh ngọt. Trong bát nước chấm có thêm 1-2 thanh giò và hành lá, rau mùi thái nhỏ. Thực khách có thể thêm ớt chưng, dấm, hoặc gia vị để bát nước xương thêm đậm đà.Theo giải thích của người dân địa phương, cách ăn bánh cuốn này đã có từ lâu đời và nước xương nóng hổi, ngọt thanh sẽ giúp làm ấm cơ thể, trong tiết trời se lạnh của vùng cao. Hiện nay bánh cuốn được bán nhiều nơi ở Hà Giang, đặc biệt ở khu chợ cổ thị trấn Đồng Văn với giá 25.000 - 30.000 đồng/ suất.

Bánh cuốn Hà Giang được tráng từ bột gạo xay, lớp vỏ mỏng với nhân mộc nhĩ và thịt băm; hoặc nhân trứng gà để nguyên lòng đỏ và lòng trắng gấp gọn trong lớp bánh gạo dày hơn. Bên trên mỗi đĩa bánh cuốn đều phủ thêm hành phi giòn. Điểm đặc biệt của bánh cuốn Hà Giang là phần nước chấm được ninh từ xương lợn hầm trong 3-4 tiếng có vị thanh ngọt.
Bát nước chấm có thêm 1-2 thanh giò và hành lá, rau mùi thái nhỏ. Thực khách có thể thêm ớt chưng, dấm, hoặc gia vị để nước xương thêm đậm đà. Vì vậy, bánh cuốn Hà Giang cũng ít khi cắt nhỏ, mà để nguyên chiếc để người ăn chấm, ngâm trong nước xương.
Theo giải thích của người dân địa phương, cách ăn bánh cuốn này đã có từ lâu đời và nước xương nóng hổi, ngọt thanh sẽ giúp làm ấm cơ thể, trong tiết trời se lạnh của vùng cao. Bạn cũng có thể tìm thấy bánh cuốn chấm nước hầm xương tại Cao Bằng, Lạng Sơn... Hiện nay bánh cuốn được bán nhiều nơi ở Hà Giang, đặc biệt ở khu chợ cổ thị trấn Đồng Văn với giá 25.000 - 30.000 đồng/suất. Ảnh: Bảo Ngân

Bánh cuốn Thái Nguyên cũng ăn với nước hầm xương. Nhưng một bát gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà, thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả quế hay giò. Nước ninh xương sánh, béo đậm đà mà vị vẫn ngọt thanh, thêm hành khô và một chút lá rau mùi thái nhỏ. Bạn có thể ăn bánh cuốn cho bữa sáng, tại các quán nhỏ ở huyện Đồng Hỷ, vùng Cao Ngạn hoặc trên đường Bắc Nam, thành phố Thái Nguyên với giá chỉ 15.000 đồng một bát. Ảnh: Lê Thương

Bánh cuốn Thái Nguyên cũng ăn với nước hầm xương. Nhưng một bát gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà, thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả quế hay giò. Nước ninh xương sánh, béo đậm đà mà vị vẫn ngọt thanh, thêm hành khô và một chút lá rau mùi thái nhỏ. Bạn có thể ăn bánh cuốn cho bữa sáng, tại các quán nhỏ ở huyện Đồng Hỷ, vùng Cao Ngạn hoặc trên đường Bắc Nam, thành phố Thái Nguyên với giá chỉ 15.000 đồng một bát. Ảnh: Lê Thương

Bánh cuốn Hà Nội cổ truyền là loại bánh tráng mỏng, ăn kèm nước mắm của làng Thanh Trì. Bà Dương Thị Hanh, người bán bánh cuốn gốc làng Thanh Trì cho biết điểm ngon nhất của bánh cuốn Hà Nội là lớp vỏ mỏng, dai. Hiện nay, các loại bánh cuốn phổ biến ở các quán hàng vẫn là bánh không nhân tráng mỏng, hoặc có thêm thịt băm, mộc nhĩ, từng chiếc to bằng 2 ngón tay, sau đó cắt đôi hoặc cắt 3. Ngoài ra là bánh cuốn trứng có lòng đỏ, lòng trắng được đánh đều trước khi tráng lên bánh. Phía trên bánh cuốn có phủ thêm hành khô, ăn kèm có chả quế, một số quán có chả nướng than.Nước chấm của bánh cuốn Hà Nội là nước mắm pha chua, ngọt, thay vì nước xương như ở Hà Giang. Ở Hà Nội có nhiều quán bánh cuốn được nhiều thực khách lựa chọn là quán bà Hanh, bà Hoành, bà Xuân... Ảnh: Nguyễn Phương Hải

Bánh cuốn Hà Nội cổ truyền là loại bánh tráng mỏng, ăn kèm nước mắm của làng Thanh Trì. Bà Dương Thị Hanh, người bán bánh cuốn gốc làng Thanh Trì cho biết điểm ngon nhất của bánh cuốn Hà Nội là lớp vỏ mỏng, dai. Hiện nay, các loại bánh cuốn phổ biến ở các quán hàng vẫn là bánh không nhân tráng mỏng, hoặc có thêm thịt băm, mộc nhĩ, từng chiếc to bằng 2 ngón tay, sau đó cắt đôi hoặc cắt 3. Ngoài ra là bánh cuốn trứng có lòng đỏ, lòng trắng được đánh đều trước khi tráng lên bánh. Phía trên bánh cuốn có phủ thêm hành khô, ăn kèm có chả quế, một số quán có chả nướng than.
 
Đợt lên Đồng Văn ăn bánh cuốn thấy cũng ngon, nhưng nước chấm ko hợp lắm. Đổi lại là nước mắm ngọt thì ok hơn.
 
ăn đâu quen đó thôi, bánh cuốn ngoài bắc du nhập vào trong này cũng phải chấm nước mắm ngọt theo khẩu vị người ở đây. Tôi thì khoái bánh cuốn bắc hơn bánh ướt nam vì nó có nhân (bánh ướt nam ko có). Tiệm bánh cuốn gần nhà còn mix đủ thứ ăn kèm: các loại rau sống, chả lụa, chả giò chiên, thịt nướng, nem chua, hộp 30k là ăn no :beauty:
 
Tôi thì cứ sáng CN là lại ra quán bánh cuốn đầu ngõ làm 1 đĩa. 1 đĩa bánh cuốn nóng nho nhỏ, mấy miếng chả quế và 1 chút rau sống. Cảm giác cuối tuần thoải mái vc. Tiếc là cả tháng rồi ko đc ăn vì đang ở quê.
 
Back
Top