Khách sạn lay lắt chờ khách quốc tế

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://tuoitre.vn/khach-san-lay-lat-cho-khach-quoc-te-2023032608410615.htm

Du lịch mở cửa hoàn toàn hơn một năm nhưng sự hồi phục của các hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM vẫn hết sức chật vật.

Khách hàng lớn nhất đến từ Trung Quốc vẫn vắng bóng khiến nhiều khách sạn phải chuyển đổi công năng, trả mặt bằng, hoặc rất khó khăn để duy trì hoạt động.

Đóng cửa hoặc giảm công suất phòng

Dạo quanh khu vực trung tâm quận 1, trên các tuyến đường dễ dàng bắt gặp những đoàn du khách quốc tế, hàng quán, thương hiệu mới xuất hiện, nhiều mặt bằng sau thời gian im lìm cũng đã mở cửa trở lại. Không ít những mặt bằng này từng là địa chỉ của những khách sạn tấp nập du khách ra vào.

Trên đường Lý Tự Trọng, mặt bằng từng là khách sạn S, đang được quây lại để sửa chữa. Đây từng là một khách sạn khang trang có vị trí đắc địa khi gần chợ Bến Thành, trung tâm Lê Lợi - Nguyễn Huệ… được du khách quốc tế ưa thích. Sang khu vực phố Tây Bùi Viện - Đề Thám, lẫn trong những mặt bằng sáng đèn đón khách là các cánh cửa treo biển "Cho thuê nhà", trong đó cũng có những mặt bằng từng là các khách sạn mini, khách sạn 1-2 sao.

Giám đốc vận hành của một chuỗi khách sạn 1-4 sao ở TP.HCM cho biết do ảnh hưởng của dịch, hệ thống gồm chín khách sạn này đã đóng cửa ba điểm ở trung tâm quận 1 vốn từng có công suất phòng đạt

90-100% trước dịch. Sáu khách sạn đang duy trì chủ yếu có quy mô phòng nhỏ nhưng công suất phòng khả quan nhất cũng chỉ mới đạt khoảng 70%, đa số sống lay lắt. "60% khách của chúng tôi là khách nước ngoài, nhưng nhóm này vẫn không thể ổn định như trước dịch. Trong khi thị trường cạnh tranh gay gắt, các cơ sở cùng tranh miếng bánh teo tóp, vừa phải gồng gánh chi phí bảo dưỡng, vận hành, tình cảnh rất khó", vị này cho biết.

Bà Nguyễn Thị Thúy Loan, đại diện khách sạn A25, quận 1, cho biết hệ thống mở cửa trở lại khoảng một năm sau hai đợt đóng cửa trước đó vì dịch bệnh. Cơ sở vật chất bị xuống cấp theo thời gian trong khi doanh thu sụt giảm nên khách sạn phải cân nhắc rất kỹ để nâng cấp.

"Chi phí sau dịch bị đội lên khá cao, đầu tư nâng cấp cái gì, mua sắm cái gì, doanh nghiệp chúng tôi phải đắn đo, cân nhắc nhiều phương án và chọn phương án tối ưu mới thực hiện, mà như vậy mất rất nhiều thời gian, do đó rất khó làm hài lòng những du khách khó tính", bà Loan nói.

Theo bà Đoàn Thị Ánh Tuyết - trưởng Phòng Văn hóa quận 1, nguyên nhân chủ yếu do người kinh doanh bị lấy lại mặt bằng, chuyển đổi mô hình kinh doanh, khó khăn về nguồn khách, nhất là lượng khách quốc tế đến TP còn thấp, chưa đạt được như kỳ vọng, độ dài lưu trú và chi tiêu bình quân còn thấp.

"Dịch bệnh Covid-19 kéo dài dẫn đến nhiều nhân sự của các cơ sở lưu trú du lịch đã chuyển ngành nghề và không quay lại lĩnh vực du lịch dẫn đến hiện nay hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch đang thiếu hụt nhân sự, nhất là nguồn lực có kinh nghiệm chuyên môn và chất lượng cao", bà Ánh Tuyết nhìn nhận.

Tình cảnh éo le nhưng theo ông Nguyễn Văn Mẫn - giám đốc vận hành chuỗi Silverland, cái khó chung của các chủ khách sạn hiện nay là mặc dù rất muốn tăng giá để bù đắp chi phí vận hành tăng cao sau dịch nhưng không thể vì khách sẽ quay lưng. Hiện nay, những khách sạn 3 sao có giá cho thuê khoảng 1-1,2 triệu không nhiều, còn lại mặt bằng giá đều thấp hơn 10-15% so với kỳ vọng.

Ngóng khách quốc tế quay trở lại

Thống kê của Sở Du lịch TP.HCM cho thấy đến thời điểm cuối năm 2022, số lượng khách sạn từ 1-5 sao giảm hơn 10% so với năm 2021, tập trung ở đối tượng khách sạn từ 1-3 sao.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, nhìn nhận tình hình kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn TP còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu đến từ chi phí kinh doanh tăng nhưng nguồn lực không có. Nhiều cơ sở lưu trú còn gặp khó khăn chung vấn đề về nguồn khách, nguồn lực nhân sự, mức độ ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế nên tính cạnh tranh không cao…

"Tôi biết có khách sạn 80 phòng nhưng hiện giờ vẫn chỉ có thể mở bán 30 phòng vì không đủ nhân sự, nguồn lực để trang trải các chi phí phòng, tiền điện nước… Ngành du lịch cũng có nhiều giải pháp để hỗ trợ nhưng nguồn khách èo uột chưa thể giúp các cơ sở này phục hồi ngay", bà Hiếu chia sẻ.

Còn theo ông Mẫn, những khách sạn quy mô nhỏ và vừa vẫn đang trông chờ vào lượng khách Trung Quốc thời gian tới và tìm kiếm thị trường mới như Úc, các nước Bắc Âu… "Chỉ có lượng khách quay lại, đông hơn, công suất phòng tăng lên, về 95-100% như trước dịch thì hệ thống khách sạn mới có thể duy trì tiếp", ông Mẫn nói.

Với chuỗi khách sạn đang trong quá trình hồi phục, bà Nguyễn Thị Thúy Loan cho biết điều kiện cơ sở vật chất của hệ thống sau hai đợt đóng cửa đã xuống cấp trầm trọng. Doanh nghiệp chỉ mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ giãn nợ vay… để tăng năng lực, chất lượng phục vụ khách du lịch khó tính.

"Cần ít nhất ba năm để doanh nghiệp về như trước dịch, vì vậy cần tiếp tục áp dụng giảm khung giá điện kinh doanh dịch vụ lưu trú bằng với khung giá điện sản xuất trong vòng ba năm, giảm giá nước sinh hoạt và chi phí Internet cho ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú…", bà Loan kiến nghị.

.....
 
Hôm nọ vào đà năng nhìn cũng đông khách quốc tế. Nói chung vẫn phải chờ mấy anh tàu thôi. Chứ khách châu âu đến vn cho biết, chứ chơi bời ko có nhiều như thái. Visa cũng chỉ là 1 phần.
 
war thế giới ì xèo , xèng đâu đi du lịch
1679800883774.png
 
Sáng nay vtv lên chương trình mong khách Tàu vào Vn rồi. Dân du lịch họ ngóng khách Tàu lắm. Không biết mấy khách sạn để biển ko tiếp khách Tàu lúc ấy có tiếp khách Tàu ko hay vẫn chưng biển đấy ra nhỉ
 
Tuần trước vừa đi Phú Quốc về, ở Intercon 5 đêm thì mãi đến cuối tuần mới đông khách tý, toàn khách Hàn với Nga ngú, VN thì lèo tèo vài nhà. Vào trung tâm đi chơi thì cũng chỉ mấy chỗ nổi tý mới đông khách chứ nhìn chung rất vắng, nhà hàng đóng cửa khá nhiều. Vin Wonder với safari cũng ko đông mấy.
 
Mấy a mong khách Tàu vào VN có bị chụp mũ Cẩu Nô không!?? Mấy # trên đã lái chửi …rồi,
 
Back
Top