Khi phụ huynh đe dọa giáo viên: 'Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!'

vomongdoi9x

Đã tốn tiền
'Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!'. Đó là một trong những lời đe dọa của một vị phụ huynh với đồng nghiệp của tôi. Đáng nói phụ huynh này là một viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước.
Sự việc phụ huynh vác dao đến trường đe dọa nhiều giáo viên, lãnh đạo Trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) mới đây một lần nữa cho thấy nhà giáo hiện nay đứng trước sự mất an toàn và cũng thường đối diện với những hành động khiếm nhã của không ít phụ huynh.
Khi phụ huynh đe dọa giáo viên: 'Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!' - ảnh 1
Trường tiểu học Sơn Lâm, nơi xảy ra vụ việc phụ huynh cầm dao xông vào trường, chửi bới và đe dọa các cán bộ, giáo viên trong trường
TÂN KỲ

Khó hợp tác để giáo dục học sinh​

Cô giáo nhận câu nói từ phụ huynh: "Tôi sẽ xử cô giống như ngoài đời!" khi thông báo đến phụ huynh tình hình học tập và rèn luyện của học sinh gần đây để phối hợp giáo dục. Thế nhưng thái độ của phụ huynh không hợp tác mà đổ lỗi ngược lại cho nhà trường, mà nạn nhân bị khủng bố tinh thần là giáo viên chủ nhiệm.
Vị phụ huynh này cũng thường cư xử rất thô bạo với con mình. Những năm trước, khi nghe nhà trường báo lại những vi phạm của em này là phụ huynh "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với con mình. Có lần em này phải nhập viện vì những đòn roi không đáng có từ người cha của mình.
Khi phụ huynh hành xử như vậy thì làm sao mà hợp tác để giáo dục học sinh. Việc khủng bố tinh thần liên tục như vậy gây một cảm giác lo sợ cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không thể khoán trắng cho nhà trường mà phải có sự phối hợp đồng bộ với gia đình. Thời gian trẻ sống với gia đình nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi vị thành niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan giữa các thành viên.
Gia đình hiện đại cũng có nhiều thay đổi so với gia đình truyền thống. Sự cởi mở trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự tôn trọng quyền cá nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách. Nếu sống trong môi trường lành mạnh, các em sẽ có thiên hướng phát triển tốt. Nếu môi trường xã hội tiêu cực, phức tạp sẽ tác động xấu đến với các em.
Ở một góc độ khác, những bậc cha mẹ có hành vi khiếm nhã, thô bạo với giáo viên có nghĩ rằng mình đã tạo một ấn tượng xấu cho con em mình hay không?
https://thanhnien.vn/khi-phu-huynh-...e-xu-co-giong-nhu-ngoai-doi!-post1517323.html
 
Giáo viên, họ là những con người sáng đi chiều về, tầm nhìn từ nhà đến trường, sự đời không va vấp, trên nịnh dưới nạt, thượng đội hạ đạp, một cổ mấy tròng, tới tháng chờ nhắn lương. Họ là những người không dám đứng ngay thẳng trong xã hội, nhân sinh quan chật hẹp, càng không có sự quảng đại từng trãi.

Các anh khoán cho họ dạy đạo đức cho con các anh. Làm sao mà dạy được, không dạy được đâu, có gì để dạy. Chính chúng ta phải dạy đạo đức, nhân cách cho con chúng ta thôi.
 
Giáo viên, họ là những con người sáng đi chiều về, tầm nhìn từ nhà đến trường, sự đời không va vấp, trên nịnh dưới nạt, thượng đội hạ đạp, một cổ mấy tròng, tới tháng chờ nhắn lương. Họ là những người không dám đứng ngay thẳng trong xã hội, nhân sinh quan chật hẹp, càng không có sự quảng đại từng trãi.

Các anh khoán cho họ dạy đạo đức cho con các anh. Làm sao mà dạy được, không dạy được đâu, có gì để dạy. Chính chúng ta phải dạy đạo đức, nhân cách cho con chúng ta thôi.
Gì căng thế:amazed:
 
Giáo viên, họ là những con người sáng đi chiều về, tầm nhìn từ nhà đến trường, sự đời không va vấp, trên nịnh dưới nạt, thượng đội hạ đạp, một cổ mấy tròng, tới tháng chờ nhắn lương. Họ là những người không dám đứng ngay thẳng trong xã hội, nhân sinh quan chật hẹp, càng không có sự quảng đại từng trãi.

Các anh khoán cho họ dạy đạo đức cho con các anh. Làm sao mà dạy được, không dạy được đâu, có gì để dạy. Chính chúng ta phải dạy đạo đức, nhân cách cho con chúng ta thôi.
Nói thẳng ra giáo viên chỉ dạy dc cho đám nhà nghèo bố mẹ kém cỏi, chúng ta cứ để ý đám nhà giàu có điều kiện mà xem, bố mẹ họ ms là những ng thầy ng cô tầm cỡ, cho nên ms có câu con vua lại làm vua là vì vậy :rolleyes::rolleyes:
 
Nói thẳng ra giáo viên chỉ dạy dc cho đám nhà nghèo bố mẹ kém cỏi, chúng ta cứ để ý đám nhà giàu có điều kiện mà xem, bố mẹ họ ms là những ng thầy ng cô tầm cỡ, cho nên ms có câu con vua lại làm vua là vì vậy :rolleyes::rolleyes:

Nhà giàu nhiều đời họ quan trọng việc học hành, đặc biệt rất thích con cái tìm đường du học sớm và khuyến khích con cái theo ngành hoặc ngành phụ trợ có liên quan đến gia đình. Đa số con của các gia đình này đều học đến thạc sĩ tại nước ngoài.
Còn nhà giàu xổi mới giàu gần đây, chủ yếu nhờ đất cát hoặc bảo kê thì thì lại rất thích thượng đẳng với giáo viên nhé. Bọn mày dở nên nghèo hơn tao, tao có tiền nên tao là nhất, bọn mày lo hầu hạ tao và con tao đi nhé.
Nhà nghèo thì khỏi nói, bọn họ được tiêm nhiễm rằng học hành tử tế là con đường duy nhất để thoát nghèo, nên bọn họ rất đầu tư cho việc học trong khả năng của mình. Tất nhiên do xuất phát điểm khác nên đa số lại ít xuất chúng, bây giờ muốn kiếm tiền đều cần vốn hoặc quan hệ cả.
Giáo viên bây giờ sợ nhất bọn mới giàu xổi, và bọn lỡ cỡ vừa bước chân ra khỏi chữ nghèo 1 chút, tiếp cận lứa có thu nhập trung bình.
 
Back
Top