Thế nên mình nói nói lúc đầu lãnh đạo dân túy định hướng theo dư luận điều tra tội giết người nhưng giờ lại khởi tố vụ án, khởi tố bị can với hành vi "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ"
.Đáng lẽ ra phải chỉ đạo cẩn thận là điều tra hành vi "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" => hành vi này là rõ rồi (có người chết), nếu có dấu hiệu cố ý làm chết người khi xảy ra tai nạn => hành vi này cần phải có thời gian điều tra, lấy lời khai ban đầu, khám nghiệm hiện trường,... mới có thể kết luận có dấu hiệu hay không, nếu có thì điều tra làm rõ hành vi này (chính vì hành vi cố ý giết người khi xảy ra vi phạm quy định về giao thông đường bộ nên mới có án lệ để làm cơ sở hướng dẫn xét xử, tuy nhiên cần điều tra, phân tích kỹ hồ sơ, vì hành vi cố ý >< vô ý làm chết người rất khó để xác định nếu không đủ chứng cứ chứng minh.
Nếu bác đọc kỹ án lệ thì sẽ có một chi tiết có thể chứng minh rõ hành vi cố ý của tài xế chính là “…để chuyển hồ sơ lên cấp tỉnh điều tra, truy tố - xét xử Phan Đình Q về tội “Giết người”, bởi: Sau Khi điều khiển xe ô tô đã gây ra tai nạn cho em Hoàng Đức P,
Khi xuống kiểm tra nhìn thấy nạn nhân p
bị cuốn vào gầm ô tô và
đang nằm ở phía trước bánh xe ô tô
là nguy hiểm, nhưng Q
lại không giữ nguyên hiện trường và tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi xe ô tô để đưa đi cấp cứu, mà Q lại cho xe tiếp tục chạy tiến lên phía trước và chấp nhận
cho xe ô tô chạy qua người nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô và hậu quả là em Hoàng Đức P đã bị bánh phía sau xe ô tô đè qua đầu, làm vỡ sọ não và đã tử vong ngay lúc đó". Nên việc xác định cố ý >< vô ý rất khó và cần chứng cứ chứng minh thuyết phục, như ở Án lệ thì "
liền dừng xe lại, nhảy xuống khỏi xe rồi đi vòng ra sau phía bên phụ xe ô tô để kiểm tra thì nhìn thấy có một người nằm dưới gầm xe ô tô".
Do đó, việc để có thể sử dụng Án lệ trong trường hợp này phải có chứng cứ chứng minh hành vi cố ý ở đây!