Không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề kiểm tra: Giáo viên nói gì?

MasterchiefsReborn

Senior Member

Không dùng ngữ liệu sách giáo khoa để kiểm tra định kỳ môn ngữ văn sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong đề thi môn ngữ văn tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT năm học 2024-2025.

1722740043749.png

Học sinh TP.HCM tham gia tư vấn tuyển sinh lớp 10 vào tháng 3-2024 - Ảnh: MỸ DUNG

Đề thi ngữ văn trong tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT thay đổi

"Trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục không dùng ngữ liệu sách giáo khoa để kiểm tra định kỳ môn ngữ văn.

Điều này theo cách hiểu của tôi là nhấn mạnh đến việc đề thi ngữ văn tuyển sinh 10 và đề thi ngữ văn trong tốt nghiệp THPT năm 2024 - 2025 sẽ hoàn toàn sạch bóng các tác phẩm trong sách giáo khoa", tổ trưởng bộ môn ngữ văn một trường THCS tại TP.HCM nói.

Vì thế, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản trong cách dạy của giáo viên lớp 9 và lớp 12. Hai lớp cuối cùng năm học trước còn thực hiện chương trình cũ 2006, trong năm học 2024 - 2025.

Đề thi ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ thay đổi nhiều khi không được dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Điều này cũng dẫn tới những thay đổi trong kiểm tra, đánh giá tại trường các em học sinh đang học.

"Chắc chắn sẽ có những thay đổi theo hướng làm sao để trang bị cho học sinh kỹ năng, năng lực làm bài. Nhưng may mắn thay, ba năm qua học sinh cũng đã được dần làm quen với chương trình mới, lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa".

1722740052116.png

Học sinh TP.HCM nghe tư vấn tuyển sinh lớp 10 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Ảnh: NHƯ HÙNG

Có tình trạng giáo viên "gài" bài ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra định kỳ

Cũng theo thầy giáo này, sau ba năm thực hiện chương trình 2018 có rất nhiều chuyện "cười ra nước mắt" trong việc giáo viên chọn lựa tác phẩm để làm đề thi như chọn tác phẩm không phù hợp, chọn tác phẩm phản cảm… bởi giáo viên đã quen với cách dạy, cách học cũ chỉ ra bài trong sách giáo khoa.

Vì thế, có những trường hợp, trong kiểm tra, đánh giá giáo viên "gài" trước tác phẩm cho học sinh để lách luật về yêu cầu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa. Thậm chí một số ban giám hiệu cũng chỉ đạo đồng thuận với cách xử lý "gài" bài trước cho học sinh của các giáo viên "vì bệnh thành tích của giáo viên và nhà trường, vì muốn học sinh làm bài đạt điểm cao...".

Với quy định không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa này, nhiều giáo viên được phân công dạy lớp 9 và lớp 12 sẽ rất lo lắng vì mấy năm qua họ vẫn đang dạy theo chương trình 2006 và ra đề thi theo chương trình 2006.

Như vậy, giáo viên phải dạy cho học sinh lớp 9 và lớp 12 về kỹ năng, năng lực làm bài ra sao, để các em có thể làm tốt bài thi tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT. Đây là một thách thức lớn, và giáo viên đang rất lo lắng.

....................
 
Bỏ trong bài thi tốt nghiệp và ĐH thôi.
Nên làm nghị luận XH ấy, đỡ vẹt và thật ra Nghị luận văn học thấy nhét chữ vào mồm và đầu tác giả là nhiều :shame:
 
Cho trong SGK các cháu còn có cái để học mà viết, còn giờ bảo ko dùng đề trồng SGK thì mấy cháu chết thôi chứ sướng vẹo gì, như kiểu thi đề mở ấy. Môn văn học thuộc lòng rồi chém gió là cách ez nhẹ nhàng nhất mà bao năm vẫn chê lên chê xuống, hay muốn tự luận kiểu tàu =]
 
Bỏ trong bài thi tốt nghiệp và ĐH thôi.
Nên làm nghị luận XH ấy, đỡ vẹt và thật ra Nghị luận văn học thấy nhét chữ vào mồm và đầu tác giả là nhiều :shame:
Thế thì các con phải nghĩ nhiều, nghĩ nhiều thì ... lắm !!!
 
văn thì thi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, chính tả như tiếng anh là đc rồi. toàn phát biểu cảm nghĩ của em nhưng chấm điểm theo cảm xúc của cô thì ăn thua gì :baffle:
 
Cứ như thi Trạng nguyên ngày xưa, làm 1 bài nghị luận về thời cuộc đất nước, cũng là cách tìm ra người tài

via theNEXTvoz for iPhone
nhưng chấm thi kiểu gì nhỉ? chắc gì người chấm đi đã có đủ tầm nhìn để hiểu được cái người làm bài viết ?
hoặc là kiểu người ta bị bó buộc bởi các định kiến riêng mà bản thân cho là đúng thì sao nhỉ ?
lúc đó thì hên xui ạ ?
 
nhưng chấm thi kiểu gì nhỉ? chắc gì người chấm đi đã có đủ tầm nhìn để hiểu được cái người làm bài viết ?
hoặc là kiểu người ta bị bó buộc bởi các định kiến riêng mà bản thân cho là đúng thì sao nhỉ ?
lúc đó thì hên xui ạ ?
Mục đích là vậy mà. Cho nó loạn cào cào lên.
Thi ĐH mà làm vầy thì có lẽ là khuyến khích tư duy với lọc ra người tài thật, nhưng việc chấm nó cũng cần đảm bảo có sự tôn trọng ý kiến của học sinh.
Còn thi tốt nghiệp thì không hiểu đẻ ra làm vầy làm chi cho mệt, thi tốt nghiệp chỉ là cái thủ tục phải làm cho xong thôi.
 
nhưng chấm thi kiểu gì nhỉ? chắc gì người chấm đi đã có đủ tầm nhìn để hiểu được cái người làm bài viết ?
hoặc là kiểu người ta bị bó buộc bởi các định kiến riêng mà bản thân cho là đúng thì sao nhỉ ?
lúc đó thì hên xui ạ ?
ra đề kiểu mới thì sẽ có barem chấm điểm kiểu mới, mà thực ra cũng như chấm đề nghị luận xã hội thôi.
vẫn chấm theo cấu trúc bài văn, ngữ pháp, chính tả.
nội dung thì đưa ra luận điểm -> triển khai, bảo vệ luận điểm mình đưa ra.
làm đc đúng, đủ như barem thì chả thằng nào dám cho điểm thấp hẳn, kể cả không đúng theo ý người chấm.
chấm mấy kỳ thi tốt nghiệp, ĐH thì còn 2 người chấm 2 lượt nên khách quan hơn.
 
ra đề kiểu mới thì sẽ có barem chấm điểm kiểu mới, mà thực ra cũng như chấm đề nghị luận xã hội thôi.
vẫn chấm theo cấu trúc bài văn, ngữ pháp, chính tả.
nội dung thì đưa ra luận điểm -> triển khai, bảo vệ luận điểm mình đưa ra.
làm đc đúng, đủ như barem thì chả thằng nào dám cho điểm thấp hẳn, kể cả không đúng theo ý người chấm.
chấm mấy kỳ thi tốt nghiệp, ĐH thì còn 2 người chấm 2 lượt nên khách quan hơn.
cớ. chính bà dạy t hồi đi chấm thi xong về bà từng nói thằng mà. văn chấm đôi khi nó còn phụ thuộc vào cảm xúc của thằng chấm bài. có cái nó sẽ ảnh hưởng không lớn thôi. đại khái là có lên xuống điểm khi đưa cho 2 người chấm khác nhau.
 
cớ. chính bà dạy t hồi đi chấm thi xong về bà từng nói thằng mà. văn chấm đôi khi nó còn phụ thuộc vào cảm xúc của thằng chấm bài. có cái nó sẽ ảnh hưởng không lớn thôi. đại khái là có lên xuống điểm khi đưa cho 2 người chấm khác nhau.
Chắc chắn cảm xúc và sở thích cá nhân của mỗi giáo viên có chi phối đến việc cho điểm, cái đó phải chấp nhận thôi, môn văn không thể đòi hỏi đáp án chính xác như mấy môn khác được, nhưng phải tuân theo barem chấm để hạn chế ý kiến chủ quan của người chấm, không lệch điểm quá nhiều thôi.
 
Hớ hớ hồi đó mỗ đi học, vô năm đã mua sách rồi mà mỗ vẫn phải bỏ tiền ra mua cuốn đề cương mà. Cuốn sách sau một năm học mới toanh ấy chứ.
 
nhưng chấm thi kiểu gì nhỉ? chắc gì người chấm đi đã có đủ tầm nhìn để hiểu được cái người làm bài viết ?
hoặc là kiểu người ta bị bó buộc bởi các định kiến riêng mà bản thân cho là đúng thì sao nhỉ ?
lúc đó thì hên xui ạ ?
Thì rõ rồi.
Chấm thi Đình là vua chấm luôn mà
Anh muốn đỗ thì anh phải làm bài sao cho vừa hay, vừa đúng, vừa hợp ý vua.
Chớ anh viết hay, đúng nhưng lại chửi vua thì anh cũng ăn l thôi, hoặc nịnh vua hay nhưng kiến thức nghị luận XH lại như l thì cũng tèo, kiểu vậy.
 
Nhiều cuộc thi cũng lạ, hỏi các cháu về vấn đề xã hội như: thể thao, văn hóa mà trên lớp không được học nữa, ví dụ như: WC đầu tiên được tổ chức ở đâu?
 
Back
Top