Không suy thoái nhưng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng chậm

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://thanhnien.vn/khong-suy-thoa...-binh-duong-tang-truong-cham-post1526076.html

Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo phân tích của Công ty phân tích Moody’s (thuộc Tập đoàn tài chính Moody’s, Mỹ) về tình hình kinh tế sắp tới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong phân tích do Công ty phân tích Moody’s gửi đến Thanh Niên, suy thoái dự kiến diễn ra ở châu Âu và Bắc Mỹ cùng với việc nền kinh tế Trung Quốc trì trệ sẽ khiến kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 tăng trưởng chậm hơn so với năm 2022.

Thách thức chuỗi cung ứng

Theo đó, do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thương mại toàn cầu đang trì trệ, nên kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chậm lại. Tổng giao dịch thương mại toàn cầu hầu như không tăng kể từ tháng 5.

Gián đoạn chuỗi cung ứng lên đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2021 và đã giảm bớt đáng kể từ giữa năm nay, nhưng việc gián đoạn không hoàn toàn kết thúc. Điển hình tại Mỹ, tình trạng thiếu lao động trong ngành vận tải và hậu cần có thể trở nên tồi tệ hơn do một cuộc đình công đường sắt có thể xảy ra trước cuối năm nay.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc ban hành kế hoạch gồm 20 điểm phần nào nới lỏng về giãn cách xã hội so với trước để “tối ưu hóa” chính sách zero-Covid (quét sạch F0 ra khỏi cộng đồng - NV). Nhưng việc siết chặt giãn cách xã hội và phong tỏa đã tăng trở lại ở Trung Quốc trong những ngày gần đây, do mức độ lây nhiễm lan rộng. Vì thế, chuỗi cung ứng ở Trung Quốc sau một thời gian bớt gián đoạn thì gần đây đã gián đoạn sâu sắc trở lại do nhiều khu vực ở nước này bị phong tỏa.

Thực tế vừa nêu cho thấy việc phong tỏa của Trung Quốc để phòng chống Covid-19 có thể vẫn xảy ra đến giữa năm 2023. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc đã giảm dần kể từ tháng 5. Chỉ số đơn đặt hàng sản xuất mới của Trung Quốc giảm từ tháng 4 và mức độ giảm mạnh nhất vào tháng 10, cho thấy nhu cầu nội địa của nước này cũng yếu đi. Tại Trung Quốc, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn yếu dù chính quyền đã thực thi các biện pháp kích thích dưới hình thức lãi suất thấp hơn, đầu tư cơ sở hạ tầng trực tiếp và hỗ trợ cho lĩnh vực phát triển bất động sản thiếu tiền mặt. Cụ thể hơn, dù nguồn cung tiền của Trung Quốc đã tăng nhanh trong năm nay, nhưng doanh số bán lẻ hầu như không tăng. Sự trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc hiện do cả tác động bên trong lẫn bên ngoài.

Các tồn tại trên gây ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Điểm sáng VN và Philippines

Tuy nhiên, kinh tế Đông Nam Á cũng sẽ chậm lại nhưng vẫn khả quan hơn toàn khu vực. Trong đó, VN và Philippines được dự báo sẽ dẫn đầu về tăng trưởng trong năm 2023.

1669633602048.png


Cụ thể hơn, theo báo cáo trên, VN sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ đầu tư từ Hàn Quốc và các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương khác. Hơn nữa, VN còn có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ lớn hơn so với xuất khẩu vào một số thị trường quan trọng khác, trong khi Mỹ được nhận định là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn trong năm tới.

Philippines có thời gian phong tỏa liên tục do Covid-19 lâu nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Vì thế, nhu cầu bị dồn nén đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm tới. Kèm theo đó, chính sách tài khóa của chính phủ Philippines nhằm thúc đẩy giáo dục, y tế công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng cũng thúc đẩy kinh tế nước này phát triển.

Cũng tại Đông Nam Á, Malaysia được báo cáo trên dự báo mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ chậm nhất trong khu vực khi so với năm 2022, do giá các mặt hàng chủ lực của nước này thấp đi, đặc biệt là dầu cọ và dầu thô, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu.

.........
 
Back
Top