kiến thức Khủng hoảng kinh tế là gì? Các hình thức khủng hoảng kinh tế

Krystal Phạm

Junior Member

Khủng hoảng kinh tế là gì? Các hình thức khủng hoảng kinh tế​

Khủng hoảng kinh tế là một trong những hiện tượng khiến cho nền kinh tế không chỉ ở một nước mà cả toàn cầu bị rung chuyển. Với những người thế hệ 8x chắc chắn không thể nào quên của khủng hoảng kinh tế năm 2008. Cuộc khủng hoảng này khiến nền kinh tế toàn thế giới bị lung lay, trong đó có cả nền kinh tế của Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về khủng hoảng kinh tế là gì và có đặc điểm gì hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

1. Khủng hoảng kinh tế là gì?​

Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng nền kinh tế của một nước hay của một khu vực có sự suy giảm về hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh. Hiện tượng này xảy ra trong một thời gian dài và có chiều hướng ngày càng xấu đi, rất khó để kiểm soát. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà có thể tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra hằng ngày và ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống.
Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về khủng hoảng tài chính hay các vấn đề liên quan đến khủng hoảng này có thể xem kiến thức chung để có đầy đủ thông tin, kiến thức nhé!

2. Bản chất của khủng hoảng kinh tế​

Bản chất của khủng hoảng kinh tế đơn giản có thể hiểu rằng dù khủng hoảng diễn ra trong một phạm vi kinh tế hẹp hay rộng, nội bộ doanh nghiệp hay toàn bộ thị trường đều đến từ sự mất cân bằng và mất ổn định trong nền kinh tế.
Khởi nguồn của khủng hoảng đó là sự mất cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu do đó nó luôn ẩn hiện bên trong nền kinh tế. Một điều quan trọng về khủng hoảng kinh tế chúng ta cần biết đó là làm thế nào để kiểm soát sự cân bằng nguồn cung và nguồn cầu, tránh việc mất cân bằng này xảy ra quá lớn. Đây cũng chính là một trong những cách để nhà quản lý, nhà chức trách can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm tránh việc khủng hoảng.
Nếu như khủng hoảng xảy ra ở một nền kinh tế một nước thì việc khắc phục nó trong thời gian ngắn là điều khó thực hiện. Ngay lúc diễn ra, nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp để có thể cải thiện hiệu quả nhất, nhằm khắc phục khủng hoảng trong thời gian tới.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ dừng lại ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà có thể lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nhất là đối với những nước có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, một cuộc khủng hoảng nhỏ có thể ảnh hưởng đến rất nhiều nước xung quanh.
Một điều mà chúng ta cần lưu ý đó là đối với những nước có nền kinh tế càng phát triển thì khả năng gặp khủng hoảng rất cao. Cùng đó là hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng.

3. Khủng hoảng kinh tế có hình thức nào?​

Để hiểu khó hơn về khủng hoảng kinh tế chúng ta cùng tìm hiểu về những hình thức khủng hoảng điển hình hiện nay.

3.1 Khủng hoảng thừa​

Khủng hoảng thừa xuất hiện khi một mặt hàng, sản phẩm được sản xuất quá nhiều và vượt qua mức nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Trong khi nhu cầu của thị trường thì rất nhỏ nhưng sản phẩm sản xuất ra lại rất nhiều, giá sản phẩm giảm mạnh. Việc này sẽ kéo theo những sản phẩm liên quan bị ảnh hưởng, nhân công thất nghiệp tăng nhanh.

3.2 Khủng hoảng thiếu​

Ngược lại với khủng hoảng thừa thì khủng hoảng thiếu suất hiện khi nhu cầu lớn hơn nguồn cung. Số lượng sản phẩm được sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu trên thị trường.
Một số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thiếu có thể là sự gia tăng dân số quá nhanh, năng lực sản xuất yếu kém, tài nguyên bị cạn kiệt. Hệ quả của cuộc khủng hoảng này đó chính là kéo giá cả sản phẩm gia tăng, về sau khiến tăng lạm phát.

3.3 Khủng hoảng nợ​

Khủng hoảng nợ xuất hiện khi mà chính phủ của một nước không đủ khả năng để thanh toán nợ được vay từ nước khác. So với hai cuộc khủng hoảng trên thì cuộc khủng hoảng này không hề đáng sợ. Bởi nhà nước có nhiều cách để có thể trả được khoản nợ vay này bằng những thỏa thuận hoặc biện pháp tăng số dư cho ngân hàng.
Cùng đó thì nhà nước có thể chủ động trong việc giải quyết các yếu tố ảnh hưởng, gây ra khủng hoảng nên cuộc khủng hoảng này rất ít khi xảy ra.
Trên đây là những điều về khủng hoảng kinh tế, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này bạn hãy tham khảo thêm ví dụ về các khủng hoảng kinh tế đã xảy ra cùng nguyên nhân gây nên khủng hoảng để hiểu rõ hơn nhé!
 
Back
Top