[Kinh dịch] Khoa học hay Mê tín.?

Xem bát tự hà lạc thì năm nay mình hào 3 quẻ lôi thuỷ giải tượng vậy là như thế nào hả chủ topic ơi :sweat::sweat::sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trước mình có đọc qua qua, môn này quan trọng nhất là đọc quẻ mà dịch đc nghĩa của quẻ đúng ko các bro

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đúng rồi fen, đọc sách của các cụ nhà bác học của ta như cụ Ngô tất tố, Lê Quý Đôn có nhiều kiến giải phù hợp với nước Nam ta lắm.
Chia sẻ cách bấm quẻ nhanh bằng đốt ngón tay.
20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png
23h hôm nay là tính h tý cho ngày mai được chưa thím ơi, hay vẫn h hợi hôm nay, vì nghe đâu trúng quốc nhanh hơn mình 1h ;))
 
23h hôm nay là tính h tý cho ngày mai được chưa thím ơi, hay vẫn h hợi hôm nay, vì nghe đâu trúng quốc nhanh hơn mình 1h ;))
Phải dùng giờ Việt Nam, vì thời gian phải noi theo vận động của mặt trăng mặt trời chứ không phải lịch. 23h được gọi là giờ Tảo Tý vẫn được coi là ngày hôm nay, còn từ 0h trở đi thì tính sang ngày hôm sau!
 
vậy thì thím vẫn thuộc type hiện đại. mà ủn mông cho các ae ham tìm hiểu về huyền học, vì một tương lai Voz trên thông thiên văn dưới tường địa lý, chứ k như mấy thằng bên phe vô thần :love:
đọc nhiều biết nhiều thôi, càng đọc càng hiểu tại sao các bộ môn này chỉ dành cho các cụ
vì các cụ có time rỗi
còn thời 4.0 cơm áo gạo tiền đừ lắm, lật nổi cuốn sách đã khá :sweet_kiss:

Tiện topic đang vui, Phương mỗ chia sẻ về chữ ĐẠO gây tranh cãi lâu nay.

Chữ Đạo (道) có 4 nghĩa nội hàm khác nhau.

Thứ nhất, đạo trong đạo lộ (tức là con đường). Sách cổ viết "Đạo giả, kính lộ dã" (Đạo, là con đường vậy).

Thứ hai, đạo bao hàm một nguyên lý quy tắc, hoặc là danh từ của những quy luật, phương pháp. Ví dụ Dịch Kinh - Hệ truyện nói "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" (Một âm một dương mới gọi là đạo), ở trên định lý y học gọi là "Y đạo", ở trên nguyên tắc chính trị gọi là "Chính đạo", ở trên lĩnh vực quân sự gọi là "Binh đạo". Thiên thứ 13 trong Binh pháp Tôn Tử có viết "Binh giả, quỷ đạo dã" (Dùng binh, chính là âm mưu vậy). Hoặc là "Thiên đạo", "Địa đạo", "Nhân đạo" đến cả "Trộm cũng có đạo". Như vậy, tất cả chữ "Đạo" ở đây, đều nhằm chỉ một thứ quy luật đặc biệt nào đó.

Thứ ba, đạo là danh hiệu của triết học hình nhi thượng (bản thể luận). Ví dụ Dịch Kinh - Hệ truyện nói "Hình nhi hạ giả vị chi khí", "Hình nhi thượng học giả vị chi đạo". Hình nhi hạ, tức là chỉ thế giới vật lý, những vật có hình có tướng, chữ "Khí" ở đây cũng chỉ những vật có hình tướng. Như vậy, nếu vượt qua vật chất/ vật lý có hình có tướng, chính là "Tính bản thể", là "Chủ của vạn tượng". Nó không phải duy vật, cũng không phải duy tâm, hai thứ "Tâm" và "Vật" đều chỉ là hiện tượng tác dụng của nó mà thôi. Cho nên điều này không thể biết "Danh" của nó, cho nên miễn cưỡng gọi nó là "Đạo". Đạo ở đây, giống như Đạo Đức Kinh, Lão Tử có viết- "Đạo khả đạo, phi thường đạo" hay trong sách Đại học của Tăng Tử cũng viết "Đại học chi đạo", đó chính là hình nhi thượng (bản thể của vũ trụ).

Thứ tư, Đạo biến thành danh hiệu, tiêu chí hay ý nghĩa tối cao của một tông, một phái hay một tổ chức học thuật. Ví dụ, như "Hiệp Nghĩa đạo", "Phật đạo" tức Phật giáo, "Nho đạo" hay "Đạo học" (Tân truyền tâm pháp của Khổng Mạnh), còn Đạo gia (Đạo giáo) càng không cần phải nói, dùng chữ "Đạo" chiếm làm của riêng mình.

Phương Nguyên cẩn bút!
Thanks bro, chính hợp ý mình, xin phép được quote lên #1

Xem bát tự hà lạc thì năm nay mình hào 3 quẻ lôi thuỷ giải tượng vậy là như thế nào hả chủ topic ơi :sweat::sweat::sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Dụng sinh Thể, tốt mà
Biến số bình hòa, không sinh không khắc
âm dương điều hòa, mọi thứ suôn sẻ, giải hết tác nghiệp.
fen xem việc gì.?
 
đọc nhiều biết nhiều thôi, càng đọc càng hiểu tại sao các bộ môn này chỉ dành cho các cụ
vì các cụ có time rỗi
còn thời 4.0 cơm áo gạo tiền đừ lắm, lật nổi cuốn sách đã khá :sweet_kiss:


Thanks bro, chính hợp ý mình, xin phép được quote lên #1


Dụng sinh Thể, tốt mà
Biến số bình hòa, không sinh không khắc
âm dương điều hòa, mọi thứ suôn sẻ, giải hết tác nghiệp.
fen xem việc gì.?
À xem tổng quát theo bát tự hà lạc thôi, vật vã 4 5 năm rồi :pudency:

via theNEXTvoz for iPhone
 
À xem tổng quát theo bát tự hà lạc thôi, vật vã 4 5 năm rồi :pudency:

via theNEXTvoz for iPhone
thời gian đầu giải trừ tắc ách, càng về sau càng bình hòa lại, nhưng về bản chất là cuối cùng mọi chuyện đã qua.
mình thì không kiến giải theo thời gian dài, mình thích thời gian ngắn hơn, những sự việc xảy ra sắp tới sẽ có điềm bất ngờ hơn.
 
Phương Nguyên tôi không nghiên cứu phần Tử vi nên yếu phần thiên văn, nhưng về phần địa lý dùng Kinh Dịch làm trục để lập quẻ tượng và cải vận. Chắc cũng được 1/3 cái danh thông thiên văn, tường địa lý, tri nhân sự của vozer rồi. :sad:
 
thời gian đầu giải trừ tắc ách, càng về sau càng bình hòa lại, nhưng về bản chất là cuối cùng mọi chuyện đã qua.
mình thì không kiến giải theo thời gian dài, mình thích thời gian ngắn hơn, những sự việc xảy ra sắp tới sẽ có điềm bất ngờ hơn.
Xem quẻ năm nay là lôi thuỷ giải, quẻ sang năm là hoả thuỷ vị tế :sexy_girl:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Xem quẻ năm nay là lôi thuỷ giải, quẻ sang năm là hoả thuỷ vị tế :sexy_girl:

via theNEXTvoz for iPhone
Đừng nên xem v, tốt nhất là có chuyện gì thì xem, biết trước nhiều quá không được gì mà mất time nghiên cứu nữa. Không biết có không, nhưng sai thì k sao, nhưng đúng giảm thọ đấy fen.
 
Đừng nên xem v, tốt nhất là có chuyện gì thì xem, biết trước nhiều quá không được gì mà mất time nghiên cứu nữa. Không biết có không, nhưng sai thì k sao, nhưng đúng giảm thọ đấy fen.
Nó chỉ 1 câu duy nhất thôi mà fen, nc nó hiểu theo nhiều nghĩa, xem như 1 lời dặn để năm đó nên cư xử thế nào thôi :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nó chỉ 1 câu duy nhất thôi mà fen, nc nó hiểu theo nhiều nghĩa, xem như 1 lời dặn để năm đó nên cư xử thế nào thôi :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
thế không lẽ nó bảo năm đó nhẫn thì nằm ngủ đông à :embarrassed:
hiểu rộng ra, nhẫn nhịn đợi thời cơ, nhưng tùy dịp mà phất cờ :embarrassed:
 
mấy bác cho hỏi, em ko biết xem sâu lắm nên gieo quẻ mai hoa xong, đến phần luận chủ yếu luận hào ứng thế sinh khắc, xong đọc hào từ, như thế liệu có phần nào chính xác và đủ để ra quyết định chưa nhỉ
 
2. Khái luật của Kinh dịch

Quẻ (hay Quái):
  • 1 là quẻ đơn (Càn/ Đoài/ Ly/ Chấn/ Tốn/ Khảm/ Cấn/ Khôn), mỗi quẻ có 3 nét ngang, hay còn gọi là quẻ 3 vạch.
  • 2 là quẻ kép, gồm 64 quẻ do 8 quẻ đơn đắp đổi, chồng lên nhau, mỗi quẻ có 6 nét ngang, gọi là quẻ 6 vạch

Hào: Mỗi quẻ có 6 vạch, tức 6 hào. Thứ tự từ dưới lên lần lượt là Hào Đầu, Hào Hai, Hào Ba, Hào Tư, Hào Năm, Hào Am (Hào Trên). Hào chia làm 2 thứ:
  • Hào Dương: Nét ngang liền (1 vạch)
  • Hào Âm: Nét ngang đứt (2 vạch)
Ở lời Kinh, Hào Dương gọi là Hào Chín (Sơ Cửu), Hào Âm gọi là Hào Sáu (Lục Nhị) vì người xưa cho rằng - khí Dương số 7 là trẻ, số 9 là già - khí Âm số 8 là trẻ, số 6 là già - già thì biến đổi, trẻ thì không. Kinh Dịch chú trọng sự biến đổi, nên lấy số Chín làm hào Dương và số Sáu làm hào Âm

Tính của Quẻ và Hào:

  • Khảm hiểm hay dày đặc, sâu thẳm - Thủy - Bắc
  • Cấn tĩnh lặng - Thổ - Đông Bắc
  • Chấn động, tăng trưởng - Mộc - Đông
  • Tốn nhún, dịu dàng - Mộc - Đông Nam
  • Ly sáng hay trống rỗng, bám giữ - Hỏa - Nam
  • Khôn thuận, tiếp nhận - Thổ - Tây Nam
  • Đoài đẹp lòng, niềm vui - Kim - Tây
  • Càn mạnh, nghị lực, bền bỉ, sáng tạo - Kim - Tây Bắc
  • Hào Dương cứng
  • Hào Âm mềm

Tượng của Quẻ và Hào:
  • Càn: trời - con rồng
  • Khôn: đất - con trâu
  • Chấn: sấm - cái cây
  • Khảm: nước - mây mưa
  • Tốn: gió
  • Ly: lửa
  • Cấn: núi
  • Đoài: đầm

Sự áp dụng của Hào và Quẻ:
Thì (thời kỳ):
mỗi quẻ là 1 thời kỳ. Hào Đầu là đầu kỳ, Hào Trên là cuối kỳ, các Hào giữa là giữa kỳ.

Ngôi: thứ tự của các hào. Mỗi quẻ 6 hào, tức 6 ngôi, bao gồm:

  • Hào Đầu là thứ dân
  • Hào Hai là tư mục, chưởng lý ở làng nhỏ
  • Hào Ba là ngôi quan khanh, đại phu
  • Hào Bốn là ngôi đại thần
  • Hào Nam là ngôi vua
  • Hào Trên là các lão thành

Ứng: Hào Âm-Dương mới ứng, Âm-Âm hay Dương Dương không ứng. Có thể xem như nam châm, hút nhau thì ứng mà đẩy nhau thì không ứng.
  • Hào 1 ứng với Hào 4
  • Hào 2 ứng với Hào 5
  • Hào 3 ứng với Hào 6

Người:
  • Hào Dương: quân tử hay đàn ông
  • Hào Âm: tiểu nhân hay đàn bà

Tượng và Chiêm
  • Tượng là hình tượng
  • Chiêm là lời đoán
 
Cho tại hạ hỏi, thông thường những người xem bói thường con cháu bị hao giảm phúc phần, còn người xem bói thường giảm thọ. Điều này có đúng không ?
 
Back
Top