[Kinh dịch] Khoa học hay Mê tín.?

Đúng rồi fen, đọc sách của các cụ nhà bác học của ta như cụ Ngô tất tố, Lê Quý Đôn có nhiều kiến giải phù hợp với nước Nam ta lắm.
Chia sẻ cách bấm quẻ nhanh bằng đốt ngón tay.
20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png
Cái này ngày tháng năm tính theo lịch âm phải không tiên sư

via theNEXTvoz for iPhone
 
:burn_joss_stick: lịch âm chứ còn gì nữa. mở app điện thoại ra là có.
:big_smile: Mà "tiên sư" là từ dùng để chửi nhau mà fen. Khi cần chửi ai đó người ta sẽ nói "tiên sư mày"
Chắc bác cũng bị nhầm tưởng ý nghĩa từ vựng rồi. Giống từ "dễ ghét" với "dễ thương" dù trái nghĩa nhưng vẫn là khen. Dù sao thì cũng cảm ơn bác, cứ cho Tiên sư là bậc thánh nhân đi :D
 
Cho tại hạ hỏi, thông thường những người xem bói thường con cháu bị hao giảm phúc phần, còn người xem bói thường giảm thọ. Điều này có đúng không ?
Thường là vậy, báo trước những điều không nên báo. Nên tốt nhất hãy giữ lại cho mình.

Chắc bác cũng bị nhầm tưởng ý nghĩa từ vựng rồi. Giống từ "dễ ghét" với "dễ thương" dù trái nghĩa nhưng vẫn là khen. Dù sao thì cũng cảm ơn bác, cứ cho Tiên sư là bậc thánh nhân đi :D
Tiên ông sẽ hay hơn :smile:
 
Trước mình có đọc qua qua, môn này quan trọng nhất là đọc quẻ mà dịch đc nghĩa của quẻ đúng ko các bro

via theNEXTvoz for iPhone
mấy bác cho hỏi, em ko biết xem sâu lắm nên gieo quẻ mai hoa xong, đến phần luận chủ yếu luận hào ứng thế sinh khắc, xong đọc hào từ, như thế liệu có phần nào chính xác và đủ để ra quyết định chưa nhỉ
Dịch đại đi, đúng thì tốt mà sai thì dịch lại, cái này nó như dịch thơ lô đề ấy mà, khi nào sự việc xảy ra rồi thì sẽ luận ra được là đã được báo trước. Còn trước khi sự việc xảy ra thì ko đoán được mấy đâu.

Thời giờ nhiều công cụ hiện đại hơn rồi, ko cần thiết dùng cái đồng xu hên xui này, ví dụ nếu bạn có 2 con đường rẽ đều có thể đi tới đích, ngày xưa thì sẽ bấm độn gieo quẻ xem nên đi đường nào, giờ thì có thể bật tin tức vov xem có ngập lụt không, có tắc đường không, có sửa chữa không mà chọn đường cho đúng.
 
Dịch đại đi, đúng thì tốt mà sai thì dịch lại, cái này nó như dịch thơ lô đề ấy mà, khi nào sự việc xảy ra rồi thì sẽ luận ra được là đã được báo trước. Còn trước khi sự việc xảy ra thì ko đoán được mấy đâu.

Thời giờ nhiều công cụ hiện đại hơn rồi, ko cần thiết dùng cái đồng xu hên xui này, ví dụ nếu bạn có 2 con đường rẽ đều có thể đi tới đích, ngày xưa thì sẽ bấm độn gieo quẻ xem nên đi đường nào, giờ thì có thể bật tin tức vov xem có ngập lụt không, có tắc đường không, có sửa chữa không mà chọn đường cho đúng.
Thật sự nghiên cứu cái này để răn mình trước đã chứ không phải bói nhảm. Còn đi sâu vào nó thì tìm hiểu huyền cơ vạn vật, không phải dùng đồng xu vớ vẩn vậy
 
Thật sự nghiên cứu cái này để răn mình trước đã chứ không phải bói nhảm. Còn đi sâu vào nó thì tìm hiểu huyền cơ vạn vật, không phải dùng đồng xu vớ vẩn vậy
Theo mình thì thời gian tìm hiểu mấy món này nên đầu tư vào bản thân, học tiếng anh, học nghề, đọc sách khoa học kĩ thuật, hoặc ko thì học giao tiếp cũng tốt, kinh dịch nó ko có bao nhiêu ứng dụng, trừ việc đi kiếm tiền từ người khác, mà kiếm tiền kiểu này rõ ràng ko ổn, khi nào già cả thời gian rảnh rỗi quá nhiều thì tìm hiểu cũng không muộn.
 
Theo mình thì thời gian tìm hiểu mấy món này nên đầu tư vào bản thân, học tiếng anh, học nghề, đọc sách khoa học kĩ thuật, hoặc ko thì học giao tiếp cũng tốt, kinh dịch nó ko có bao nhiêu ứng dụng, trừ việc đi kiếm tiền từ người khác, mà kiếm tiền kiểu này rõ ràng ko ổn, khi nào già cả thời gian rảnh rỗi quá nhiều thì tìm hiểu cũng không muộn.
Các ông tác gia viết sách chả ai muốn đi lụm tiền thiên hạ cả fen à. Chính tác giả Tử vi có đề ngay trên tựa sách, ai học ra mà lấy tiền thiên hạ là thất đức và không bao giờ khá nổi, vì chăm chăm lấy tiền mà quên mất học để rèn luyện đức độ bản thân giúp đời giúp người.
Học gì mình thích, chứ không phải học lan man. Những bộ môn fen học thì ai cũng học hết, nhưng ứng dụng thì tùy người, người an phận thủ thường và thích về quê trồng rau nuôi cá không thích tranh với đời thì học cái gì giúp ích cho bản thân chả được hả fen.
Phần bôi đậm mình đồng ý.
 
Các ông tác gia viết sách chả ai muốn đi lụm tiền thiên hạ cả fen à. Chính tác giả Tử vi có đề ngay trên tựa sách, ai học ra mà lấy tiền thiên hạ là thất đức và không bao giờ khá nổi, vì chăm chăm lấy tiền mà quên mất học để rèn luyện đức độ bản thân giúp đời giúp người.
Học gì mình thích, chứ không phải học lan man. Những bộ môn fen học thì ai cũng học hết, nhưng ứng dụng thì tùy người, người an phận thủ thường và thích về quê trồng rau nuôi cá không thích tranh với đời thì học cái gì giúp ích cho bản thân chả được hả fen.
Phần bôi đậm mình đồng ý.
Thì đấy, thời trẻ dành sức mà kiếm tiền, mà kiếm tiền chân chính thì ko phải là học tử vi đúng không.
Còn nó đúng sai tạm thời mình ko bàn tới, tương lai tuy vô định nhưng vẫn có thể nắm bắt 1 chút, dựa vào kinh nghiệm, dựa vào sự dịch chuyển của thời cuộc, mà có thể dự đoán ra. Chẳng cần tới kinh dịch, mình cũng có thể đoán được là vào tầm nào thì nhà nghỉ mộc châu nó hết phòng, cần đặt sớm, tất nhiên như thế cũng ko phải hoàn toàn chính xác, vì vẫn có những yếu tố bất ngờ, như đợt covid này là ví dụ, đấy là kinh nghiệm, kinh dịch nó cũng chỉ là đúc kết mấy cái kinh nghiệm đấy vào mà thôi, tỉ lệ chính xác thì khó mà nói đc.
 
Thì đấy, thời trẻ dành sức mà kiếm tiền, mà kiếm tiền chân chính thì ko phải là học tử vi đúng không.
Còn nó đúng sai tạm thời mình ko bàn tới, tương lai tuy vô định nhưng vẫn có thể nắm bắt 1 chút, dựa vào kinh nghiệm, dựa vào sự dịch chuyển của thời cuộc, mà có thể dự đoán ra. Chẳng cần tới kinh dịch, mình cũng có thể đoán được là vào tầm nào thì nhà nghỉ mộc châu nó hết phòng, cần đặt sớm, tất nhiên như thế cũng ko phải hoàn toàn chính xác, vì vẫn có những yếu tố bất ngờ, như đợt covid này là ví dụ, đấy là kinh nghiệm, kinh dịch nó cũng chỉ là đúc kết mấy cái kinh nghiệm đấy vào mà thôi, tỉ lệ chính xác thì khó mà nói đc.
Khoa mật huynh nói cũng đạt được chút thần tủy của Dịch, vì đạo lý của dịch vẻn vẹn để xu lợi tránh hại, học dịch chỉ đến như thế mà thôi. Nhưng đoán là việc của đoán, còn hành động thì nhiều khi chần chừ không chắc, cho nên lúc này phải dùng Dịch để chỉ. Như Quân tử tĩnh nhi quan tượng, động nhi chiêm bặc. Khi yên tĩnh thì nhìn cái "Tượng" tức những sự lý nó đang xảy ra và biến đổi, nhưng khi hành động còn do dự không quyết - thì "Quân tử dùng bặc quyết nghi", còn nghi ngờ thì mới bói, không nghi ngờ thì không động vào bói toán. Như việc nhà nghỉ Mộc Châu vắng khách vì covid là chuyện tất nhiên vậy, chẳng cần phải bói!
 
Khoa mật huynh nói cũng đạt được chút thần tủy của Dịch, vì đạo lý của dịch vẻn vẹn để xu lợi tránh hại, học dịch chỉ đến như thế mà thôi. Nhưng đoán là việc của đoán, còn hành động thì nhiều khi chần chừ không chắc, cho nên lúc này phải dùng Dịch để chỉ. Như Quân tử tĩnh nhi quan tượng, động nhi chiêm bặc. Khi yên tĩnh thì nhìn cái "Tượng" tức những sự lý nó đang xảy ra và biến đổi, nhưng khi hành động còn do dự không quyết - thì "Quân tử dùng bặc quyết nghi", còn nghi ngờ thì mới bói, không nghi ngờ thì không động vào bói toán. Như việc nhà nghỉ Mộc Châu vắng khách vì covid là chuyện tất nhiên vậy, chẳng cần phải bói!
ờ mây zing, gút chóp Nguyên huynh
thế nên mới có quẻ Càn, mọi thứ hanh thông sáng suốt khi ta làm điều chính, không phân tranh với đời.
nhân vô thập toàn, hữu ngôn tắc loạn
 
chủ thớt hiện đang bị ban nên mình xin cập nhật tiếp thay cho chủ thớt.

#DỊCH THUYẾT CƯƠNG LĨNH

Trình Di nói rằng: Việc của đấng thượng thiên, không tiếng không hỏi, cái thể của nó gọi là Dịch, cái lý của nó gọi là Đạo, cái dụng của nó gọi là Thần.

Âm Dương khép ngỏ tức là Dịch, một khép một ngỏ gọi là Biến.

Sự biến đổi của trời đất, âm dương cũng như 2 thớt cối xay, lên xuống, đầy vơi, cứng mềm, không ngừng nghỉ. Dương thường đầy, Âm thường thiếu, cho nên không đều nhau, sinh hàng vạn biến đổi.

Xem Dịch cần phải biết Thời, rồi mới xem đến Tài của từng hào. Trong Hào thường có nhiều ý, lấy chính ý làm ra lời; việc gì Kinh dịch nói đã nhiều, thì lấy những điều chưa từng nói đến, phải việc trọng, đưa ra kiến giải.

Mọi người thường nghĩ rằng Kinh dịch vốn chỉ nói về bói đoán lành dữ, nhưng bên trong có đủ lời răn. Đến khi các Thoán, Tượng, Văn ngôn làm ra, mới nhân cái ý lành dữ dạy răn đó, suy rộng thêm mà nói về nghĩa. Cho nên, hễ đọc quẻ nào hào nào, nên giữ lòng mình trống không, cố tìm nghĩa lời chỉ về gì, quyết định lành dữ; rồi xem đến Tượng nó tại sao như thế, suy ra việc làm.

Kinh Dịch đại khái muốn người ta sợ hãi tu tỉnh. Không phải đợi khi gặp việc mà xem mới có răn sợ. Chỉ những lúc bình cư, ngẫm đạo lý, so với địa vị hiện tại, thì nên thế nào. Cho nên nói rằng, "Lúc ở yên thì xem Tượng mà ngẫm Lời, lúc hành động thì xem biến đổi mà ngẫm lời chiêm". Khổng Tử gọi rằng học Dịch là học những lúc bình cư, thường thường.

Hỏi rằng, "Kinh dịch nên đọc thế nào.?"
Đáp rằng, "Chỉ nên giữ cho lòng mình trống không, thanh thản, để tìm ý nghĩa, không nên chủ quan giữ ý kiến riêng của mình. Đọc các sách khác cũng vậy."
 
#Giải mã bí ẩn trật tự sắp xếp 64 quẻ dịch

Sự sắp xếp của 64 quẻ "Chu Dịch" khởi đầu ở 2 quẻ: Càn (Thuần Càn) và Khôn (Thuần Khôn), tức từ Càn là trời, Khôn là đất, có trời đất sau đó mới có vạn vật. Sách "Từ quái truyện" khi giải thích 64 quẻ, đã chia 64 quẻ thành "Thượng kinh" và "Hạ kinh". "Thượng kinh" bắt đầu từ đạo trời, "Hạ kinh" bắt đầu từ quan hệ giữa con người với nhau.

Thượng kinh nói:
  • Tượng quẻ Càn tượng trưng cho trời là quẻ mở đầu trong kinh dịch có ý nghĩa là, trời là gốc rễ vĩ đại sáng tạo ra vạn vật, thông hành không có trở ngại gì, cát tường thuận hòa, ngay thẳng chính trực và kiên định không thay đổi.
  • Tiếp theo là tượng quẻ Khôn tượng trưng cho đất.
  • Trời (Càn), có Đất (Khôn) rồi vạn vật mới sinh và lúc mới sinh là lúc khó khăn nhất nên là quẻ Truân (Thủy Lôi Truân). Truân là muôn vật mới sinh, tất nhiên vạn vật còn non nớt, mờ tối.
  • Quẻ Mông (Sơn Thủy Mông). Mông là còn trong bóng tôi, trong manh nha. Vạn vật manh nha thì không thể không nuôi dưỡng.
  • Quẻ Nhu (Thủy Thiên Nhu). Nhu có nghĩa là phải được ăn uống, ăn uống tất sẽ có sự tranh giành.
  • Quẻ Tụng (Thiên Thủy Tụng). Cá nhân bất hòa sẽ sinh kiện tụng. Quốc gia bất hòa sẽ sinh chinh chiến. Tranh giành tất sẽ kết thành bầy.
  • Quẻ (Địa Thủy Sư). Sư có nghĩa là theo nhau. Bầy đông tất sẽ dựa vào nhau.
  • Quẻ Tỷ (Thủy Địa Tỷ). Tỷ có nghĩa là thân cận với nhau. Thân ái giúp đỡ nhau tất sẽ có sự xúm tụ lại.
  • Quẻ Tiểu Súc (Phong Thiên Tiểu Súc). Súc có nghĩa là tích tụ lại, khi vạn vật đã có sự tích tụ thì phải có lễ nghĩa tiết chế.
  • Quẻ (Thiên Trạch Lý). Lý có nghĩa là lễ nghĩa âm nhạc. Có lễ nghĩa rồi sẽ yên bình.
  • Quẻ Thái (Địa Thiên Thái). Thái có nghĩa là thông thương. Nhưng vạn vật không thể thông thương từ đầu đến cuối.
  • Quẻ (Thiên Địa Bĩ). Bĩ có nghĩa là hỏng, là trắc trở. Vạn vật lại không thể trắc trở từ đầu chí cuối.
  • Quẻ Đồng Nhân (Thiên Hỏa Đồng Nhân). Có thể chung sống hài hòa với con người, nên vạn vật phải quy thuận.
  • Quẻ Đại Hữu (Hỏa Thiên Đại Hữu). Người có sự nghiệp lớn thì không được tự mãn,.
  • Quẻ Khiêm (Địa Sơn Khiêm). Người có sự nghiệp lớn mà còn khiêm tốn thì việc gì cũng làm được, do đó rất yên vui
  • Quẻ Dự (Lôi Địa Dự). Người có thể khiên dân yên vui, tất nhiên là ai cũng tìm đến.
  • Quẻ Tùy (Trạch Lôi Tùy). Niềm vui cũng làm lung lạc con người làm cho họ chìm đắm trong yên vui, tất nhiên sẽ phát sinh sự chia rẽ.
  • Quẻ Cổ (Sơn Phong Cổ). Cổ có nghĩa là hủ bại, phát sinh sự chia rẽ. Phát sinh chia rẽ, sau đó lại mới có thể sáng tạo sự nghiệp lớn.
  • Quẻ Lâm (Địa Trạch Lâm). Lâm có nghĩa là lấy lớn thống trị nhỏ, ý là lớn. Sau khi lớn, có đầy đủ điều kiên để so sánh, trao đổi với nhau.
  • Quẻ Quan (Phong Địa Quan). Đủ điều kiện để trao đổi học tập lẫn nhau nên khiến cho mọi người ngưỡng mộ.
  • Quẻ Phệ Hạp (Hỏa Lôi Phệ Hạp). Hạp có nghĩa là hợp nhưng vạn vật không thể tùy tiện kết hợp với nhau.
  • Quẻ (Sơn Hỏa Bí). Bí có nghĩa là văn vẻ, trau chuốt. Nhưng văn vẻ, trau chuốt quá sẽ mất tính chân thực, gây ra tổn hại cho cái chung, tức sự hanh thông đã đến tận cùng.
  • Quẻ Bác (Sơn Địa Bác). Bác có nghĩa là tróc rụng từng mảng. Rụng đến tận cùng lại trở thành từ trên quay về xuống tận dưới.
  • Quẻ Phục (Địa Lôi Phục). Lần nữa trở lại cái thực tức không phải là điều hư vong.
  • Quẻ Vô Vọng (Thiên Lôi Vô Vọng). Cảm giác vô vọng bên trong thể xác.
  • Quẻ Súc (Sơn Thiên Đại Súc). Vật chất sau khi tích tụ lại có thể nuôi dưỡng.
  • Quẻ Di (Sơn Lôi Di). Di có nghĩa là nuôi. Không nuôi dưỡng thì không thể lớn lên, nhưng ngược lại có thể bị nuôi dưỡng quá mức.
  • Quẻ Đại Quá (Trạch Phong Đại Quá). Vạn vật không thể lúc nào cũng bị nuôi dưỡng quá.
  • Quẻ Khảm (Thuần Khảm). Khảm có nghĩa là trũng vào, rơi vào. Vật bị trũng lõm tất nhiên phải được bồi đắp.
  • Quẻ Ly (Thuần Ly). Ly có nghĩa là đẹp, là bồi đắp vào cho đẹp đẽ vươn lên.

 
Tiện topic đang vui, Phương mỗ chia sẻ về chữ ĐẠO gây tranh cãi lâu nay.

Chữ Đạo (道) có 4 nghĩa nội hàm khác nhau.

Thứ nhất, đạo trong đạo lộ (tức là con đường). Sách cổ viết "Đạo giả, kính lộ dã" (Đạo, là con đường vậy).

Thứ hai, đạo bao hàm một nguyên lý quy tắc, hoặc là danh từ của những quy luật, phương pháp. Ví dụ Dịch Kinh - Hệ truyện nói "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" (Một âm một dương mới gọi là đạo), ở trên định lý y học gọi là "Y đạo", ở trên nguyên tắc chính trị gọi là "Chính đạo", ở trên lĩnh vực quân sự gọi là "Binh đạo". Thiên thứ 13 trong Binh pháp Tôn Tử có viết "Binh giả, quỷ đạo dã" (Dùng binh, chính là âm mưu vậy). Hoặc là "Thiên đạo", "Địa đạo", "Nhân đạo" đến cả "Trộm cũng có đạo". Như vậy, tất cả chữ "Đạo" ở đây, đều nhằm chỉ một thứ quy luật đặc biệt nào đó.

Thứ ba, đạo là danh hiệu của triết học hình nhi thượng (bản thể luận). Ví dụ Dịch Kinh - Hệ truyện nói "Hình nhi hạ giả vị chi khí", "Hình nhi thượng học giả vị chi đạo". Hình nhi hạ, tức là chỉ thế giới vật lý, những vật có hình có tướng, chữ "Khí" ở đây cũng chỉ những vật có hình tướng. Như vậy, nếu vượt qua vật chất/ vật lý có hình có tướng, chính là "Tính bản thể", là "Chủ của vạn tượng". Nó không phải duy vật, cũng không phải duy tâm, hai thứ "Tâm" và "Vật" đều chỉ là hiện tượng tác dụng của nó mà thôi. Cho nên điều này không thể biết "Danh" của nó, cho nên miễn cưỡng gọi nó là "Đạo". Đạo ở đây, giống như Đạo Đức Kinh, Lão Tử có viết- "Đạo khả đạo, phi thường đạo" hay trong sách Đại học của Tăng Tử cũng viết "Đại học chi đạo", đó chính là hình nhi thượng (bản thể của vũ trụ).

Thứ tư, Đạo biến thành danh hiệu, tiêu chí hay ý nghĩa tối cao của một tông, một phái hay một tổ chức học thuật. Ví dụ, như "Hiệp Nghĩa đạo", "Phật đạo" tức Phật giáo, "Nho đạo" hay "Đạo học" (Tân truyền tâm pháp của Khổng Mạnh), còn Đạo gia (Đạo giáo) càng không cần phải nói, dùng chữ "Đạo" chiếm làm của riêng mình.

Phương Nguyên cẩn bút!
Hay đấy bro...

Chỉ có góp ý nhỏ 1 tí tất cả chữ "vị" ở trên thì là "vi" mới đúng, có nghĩa là "là"
 
có nghiên cứu kinh dịch, đã từng thử bói mai hoa và thấy khá đúng. Đấy là mình luận quẻ theo sách, không hiểu sao lại trùng hợp là khá đúng với vấn đề người hỏi
 
Back
Top