kiến thức Kinh doanh sữa bột trẻ em cần điều kiện gì?

monkey11178

Senior Member
2020e1a6721c-6036-404a-a60a-8b1cd1441042.jpg

Nguồn ảnh: internet
Chi tiết câu hỏi:
Xin trường hợp một công ty muốn mở các điểm kinh doanh tại một số khu vực và muốn bán một số loại sữa bột cho trẻ dưới 10 tuổi thì ngoài hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà cung cấp cần kèm các giấy tờ gì của nhà cung cấp, công ty cần phải tuân thủ các quy định hay giấy phép gì? Ngoài ra, trường hợp một công ty muốn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe của một nhà cung cấp qua website/app thương mại điện tử thì ngoài hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà cung cấp, cần kèm các giấy tờ gì của nhà cung cấp và công ty cần phải tuân thủ các quy định hay giấy phép gì?

Trả lời:

1/ Trường hợp nhập khẩu trực tiếp và phân phối sữa


Trong trường hợp Công ty là đơn vị nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về và phân phối tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm, Công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều 4. Tự công bố sản phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Điều 5. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
- Thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: tham khảo QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU

- Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
-> Tải Nghị định 77/2016/NĐ-CP.
-> Tải Nghị định 08/2018/NĐ-CP.

Điều 24. Các yêu cầu chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định này.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm;
b) Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:
Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
c) Đối tượng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:
Thực hiện việc gửi bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.”
Mục 3. ĐIỀU KIỆN CHUNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 30. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh

- Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
- Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn, dễ thấy.
Điều 31. Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
Điều 33. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm
Khu vực bảo quản thực phẩm phải có đủ giá, kệ làm bằng các vật liệu chắc chắn, hợp vệ sinh; thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 15 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm: Thiết bị chứa đựng thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng; phù hợp với kích thước vận chuyển.

Có thể tham khảo tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT ngày 9/2/2018 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Đáp ứng các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 10; khoản 4, khoản 5 Điều 11; Điều 12; Điều 13 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Thực hiện đăng ký giá, kê khai giá sữa theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BCT ngày 26/6/2017 của Bộ Công Thương về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

2/ Trường hợp phân phối lại các sản phẩm sữa bột

Trong trường hợp Công ty là đơn vị phân phối lại các sản phẩm sữa bột, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm, Công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều 24 Mục 1, Mục 3 Nghị định Nghị định 77/2016/NĐ-CP; khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Để tiện tra cứu, có thể tham khảo tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT ngày 9/2/2018.

- Đáp ứng các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 10; khoản 4, khoản 5 Điều 11; Điều 12; Điều 13 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

3/ Bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua website, ứng dụng thương mại điện tử

Về nguyên tắc, doanh nghiệp khi kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần tuân thủ các quy định pháp luật về quảng cáo, thuế, khuyến mãi và các quy định pháp luật chuyên ngành như Thông tư 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo về thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế…

Nếu doanh nghiệp thiết lập website/ứng dụng thương mại điện tử để bán hàng hóa của mình thì cần tuân thủ theo các quy định của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Nếu doanh nghiệp bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử thì cần tuân thủ các quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP./.
 
Back
Top