Kinh ngạc với trọng lượng thực tế của một đám mây

hà kiều anh

Junior Member
https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong...thuc-te-cua-mot-dam-may-20221213134514651.htm
Kinh ngạc với trọng lượng thực tế của một đám mây - 1

Mây có thành phần chủ yếu là không khí và hàng triệu hạt nước nhỏ li ti. Chúng hình thành khi nước ngưng tụ xung quanh một "hạt". Các "hạt" này có thể là bất cứ thứ gì, từ axit nitric đến khí ngưng tụ do cây cối thải ra, nhưng chúng thường rất nhỏ.

Vậy, làm thế nào các nhà khoa học có thể đo trọng lượng của một đám mây khi chúng đang bay lơ lửng trên bầu trời?

Có một số cách để thực hiện điều này. Đầu tiên là cân lượng hơi nước tạo nên nó dựa trên kích thước của đám mây. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải biết mật độ của các giọt nước nhỏ ra sao.

Margaret LeMone, một nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado từng đo lường thành công trọng lượng của một đám mây theo cách như sau:

Đầu tiên, cô đo kích thước bóng của đám mây phản chiếu dưới mặt đất, và ước tính chiều cao của nó. Điều này có thể được thực hiện do các đám mây thường cao bằng chiều rộng của chúng.

Dựa trên nghiên cứu trước đó, LeMone ước tính mật độ của các giọt nước vào khoảng 1/2 gram trên một mét khối. Điều này dẫn đến kết luận rằng trọng lượng thực tế của đám mây có thể nặng khoảng 550 tấn.

Kinh ngạc với trọng lượng thực tế của một đám mây - 2

Vòng tuần hoàn của nước với mây là nhân tố không thể thiếu (Ảnh: OA).
 
Tôi nhớ thì 1 mol hidro tầm 2g, 1 m³ hidro cũng tầm hơn 80 g rồi, không lẽ mây còn nhẹ hơn hidro
1 mol không khí 29 g.
Nhiệt độ trên cao lạnh , xấp xỉ 1 mol 23 lít.
Chia ra được 1 khối không khí nặng 1.2 kg.
Mây thì khác , chắc phải nặng hơn
 
Lũ súc vật lều báo không phân biệt được khối lượng với trọng lượng à?

Gửi bằng vozFApp
 
1 mol không khí 29 g.
Nhiệt độ trên cao lạnh , xấp xỉ 1 mol 23 lít.
Chia ra được 1 khối không khí nặng 1.2 kg.
Mây thì khác , chắc phải nặng hơn
chắc nó không tính phần không khí trong dám mây( dù ở trên nó ghi có cả không khí)
 
là lượng hơi nước trong mây, mà bài báo cũng xl thôi vì 0,5g là quá thấp
0.5 g chắc chỉ tương đương với 1 giọt nước thôi, cỡ này thì trong không khí dưới mặt đất cũng có rồi
 

Công thức tính trọng lượng

Công thức tính trọng lượng theo khối lượng (công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng) đó là:

P = m.g

Trong đó:
  • P là trọng lượng, đơn vị là N (niutơn, Newton (đơn vị))
  • m là khối lượng, đơn vị là kg (kilogram)
  • g: gia tốc trọng trường
 
0.5 g chắc chỉ tương đương với 1 giọt nước thôi, cỡ này thì trong không khí dưới mặt đất cũng có rồi
trên mây nhiệt độ thấp nên lượng nước ít hơn 1 chút nhưng 0,5g thì đúng là quá thấp, ở mặt đất thì tầm 20g( tùy nhiệt độ và độ ẩm tôi nhớ ở vn là tầm 27-28g gì đó)
 
Đm, mấy anh trên kia nói mới nhớ. 9 lý đại học mà bây giờ cũng toàn dùng lẫn lộn trọng lượng, khối lượng. :big_smile:
 
Back
Top