Kinh nghiệm chọn việc của tôi

Tôi đọc trên này nhiều bạn than thở về công việc hiện tại. Bản thân tôi lại khá hài lòng với công việc làm hiện tại nên xin phép chia sẻ với các bạn còn đang băn khoăn về việc làm trước lúc ra trường, hay không hài lòng với việc hiện tại muốn nhảy việc.

Trước khi lựa chọn
  • Bao giờ thì việc có nhiều đối tượng để lựa chọn cũng tốt hơn là chỉ có ít chọn lựa. Dù công việc bạn nghĩ là đáng mơ ước thế nào thì khoan hãy nhận việc vội mà hãy cố gắng pv nhiều chỗ để có nhiều lựa chọn khác nhau
  • Được có sự lựa chọn là việc không phải ai cũng có được. Đầu tiên bạn phải xác định khả năng của bạn đến đâu, có nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển và bạn có thời gian để thử hết hay không? Nếu bạn đang kẹt về tài chính thì việc đâm đầu đại vào một công việc nào đó để trang trải kinh tế, nuôi cái bụng trước khi bạn có nhiều lựa chọn tiếp theo là tính toán không tệ chút nào.
  • Nếu bạn không kẹt về kinh tế thì nên có sẵn tính toán dành ra 6-9 tháng cho việc tìm kiếm công việc ưng ý: bạn nên bắt đầu từ khâu đánh giá thị trường việc làm, tìm kiếm các cty tiềm năng, tạo dựng network việc làm của bạn và tìm hiểu xem kĩ năng bạn còn thiếu gì so với mặt bằng chung của thị trường việc làm để chuẩn bị.
Phỏng vấn
  • Sau phần tìm hiểu thị trường việc làm, các cty có tuyển người, bạn có thể lập ra danh sách tầm 20-30 cty tiềm năng để rải resume.
  • Trong số 20-30 cty đó, bạn nên cố gắng ghi chép lại độ khó, và độ hài lòng của bạn với cty. Thường thì cty bạn càng ao ước thì độ khó sẽ càng cao.
  • Khi đi pv, bạn nên bắt đầu với các cty bạn ít ao ước và dễ nhất: nguyên nhân là vài ba cty đầu tiên bạn chỉ xem như tập dược kĩ năng xin việc, pv, xác định tạch cũng không tiếc. Thế nên nếu bạn pv ngay với cty bạn ao ước nhất đầu tiên và mất cơ hội đó thì rất đáng tiếc.
Lựa chọn công việc
  • Đến được bước này, giả sử bạn đã trầy da tróc vẩy qua hết các cty và có offer từ 2, 3 cty
  • Sai lầm cơ bản của nhiều bạn trẻ là chọn cty dựa trên lương bổng. Theo tôi chỉ nên chọn dựa trên lương bổng nếu lương chênh lệch từ 30% trở lên. Nếu chênh lệch lương bổng dưới 30% thì bạn nên xem xét các yếu tố khác.
  • Các yếu tố để chọn công việc khác ngoài lương: giờ làm việc/áp lực công việc (work-life balance); chính sách đãi ngộ; chính sách phát triển nhân lực của nhân viên (cty có muốn phát triển nhân viên về lâu dài hay chỉ là vắt chanh bỏ vỏ, thải người liên tục);...
  • Để có những thông tin chính sách về văn hoá và môi trường làm việc của công ty, bạn nên cố gắng bắt chuyện và làm quen với các nhân viên cùng cấp bậc của bạn trong công ty bạn đang apply vào để hỏi thêm. Nếu bạn chỉ nói chuyện với HR hoặc hiring manager thì tất nhiên bạn chỉ nghe được những lời hoa hồng của họ.
  • Ngoài ra bạn nên có buổi nói chuyện lâu dài với mentor của bạn (có thể là direct manager hoặc technical lead); nếu qua buổi nói chuyện bạn cảm thấy người này không có gì đáng để bạn học hỏi thì đó là một điểm trừ. Nếu họ từ chối không muốn nói chuyện với bạn thì đó cũng là điềm trừ, chứng tỏ nhân viên đối với họ chỉ là con tốt trên bàn cờ chứ họ không muốn bỏ tâm trí ra để hướng dẫn bạn phát triển về lâu dài. Chú ý là tip này tuỳ vào ngành nghề và thị trường công việc, có thể 3 offers bạn nhận ko có offer nào có người sẵn sàng nói chuyện thêm với bạn thì bạn cũng phải chấp nhận điều này. Riêng tôi thì nếu có bạn trẻ nào xin việc muốn gặp tôi để hỏi về viễn kiến (vision) của tôi hay đường hướng phát triển về lâu dài, tôi sẽ sẵn sàng bỏ thời gian ra tiếp chuyện với bạn đấy

 
Tôi đọc trên này nhiều bạn than thở về công việc hiện tại. Bản thân tôi lại khá hài lòng với công việc làm hiện tại nên xin phép chia sẻ với các bạn còn đang băn khoăn về việc làm trước lúc ra trường, hay không hài lòng với việc hiện tại muốn nhảy việc.

Trước khi lựa chọn
  • Bao giờ thì việc có nhiều đối tượng để lựa chọn cũng tốt hơn là chỉ có ít chọn lựa. Dù công việc bạn nghĩ là đáng mơ ước thế nào thì khoan hãy nhận việc vội mà hãy cố gắng pv nhiều chỗ để có nhiều lựa chọn khác nhau
  • Được có sự lựa chọn là việc không phải ai cũng có được. Đầu tiên bạn phải xác định khả năng của bạn đến đâu, có nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển và bạn có thời gian để thử hết hay không? Nếu bạn đang kẹt về tài chính thì việc đâm đầu đại vào một công việc nào đó để trang trải kinh tế, nuôi cái bụng trước khi bạn có nhiều lựa chọn tiếp theo là tính toán không tệ chút nào.
  • Nếu bạn không kẹt về kinh tế thì nên có sẵn tính toán dành ra 6-9 tháng cho việc tìm kiếm công việc ưng ý: bạn nên bắt đầu từ khâu đánh giá thị trường việc làm, tìm kiếm các cty tiềm năng, tạo dựng network việc làm của bạn và tìm hiểu xem kĩ năng bạn còn thiếu gì so với mặt bằng chung của thị trường việc làm để chuẩn bị.
Phỏng vấn
  • Sau phần tìm hiểu thị trường việc làm, các cty có tuyển người, bạn có thể lập ra danh sách tầm 20-30 cty tiềm năng để rải resume.
  • Trong số 20-30 cty đó, bạn nên cố gắng ghi chép lại độ khó, và độ hài lòng của bạn với cty. Thường thì cty bạn càng ao ước thì độ khó sẽ càng cao.
  • Khi đi pv, bạn nên bắt đầu với các cty bạn ít ao ước và dễ nhất: nguyên nhân là vài ba cty đầu tiên bạn chỉ xem như tập dược kĩ năng xin việc, pv, xác định tạch cũng không tiếc. Thế nên nếu bạn pv ngay với cty bạn ao ước nhất đầu tiên và mất cơ hội đó thì rất đáng tiếc.
Lựa chọn công việc
  • Đến được bước này, giả sử bạn đã trầy da tróc vẩy qua hết các cty và có offer từ 2, 3 cty
  • Sai lầm cơ bản của nhiều bạn trẻ là chọn cty dựa trên lương bổng. Theo tôi chỉ nên chọn dựa trên lương bổng nếu lương chênh lệch từ 30% trở lên. Nếu chênh lệch lương bổng dưới 30% thì bạn nên xem xét các yếu tố khác.
  • Các yếu tố để chọn công việc khác ngoài lương: giờ làm việc/áp lực công việc (work-life balance); chính sách đãi ngộ; chính sách phát triển nhân lực của nhân viên (cty có muốn phát triển nhân viên về lâu dài hay chỉ là vắt chanh bỏ vỏ, thải người liên tục);...
  • Để có những thông tin chính sách về văn hoá và môi trường làm việc của công ty, bạn nên cố gắng bắt chuyện và làm quen với các nhân viên cùng cấp bậc của bạn trong công ty bạn đang apply vào để hỏi thêm. Nếu bạn chỉ nói chuyện với HR hoặc hiring manager thì tất nhiên bạn chỉ nghe được những lời hoa hồng của họ.
  • Ngoài ra bạn nên có buổi nói chuyện lâu dài với mentor của bạn (có thể là direct manager hoặc technical lead); nếu qua buổi nói chuyện bạn cảm thấy người này không có gì đáng để bạn học hỏi thì đó là một điểm trừ. Nếu họ từ chối không muốn nói chuyện với bạn thì đó cũng là điềm trừ, chứng tỏ nhân viên đối với họ chỉ là con tốt trên bàn cờ chứ họ không muốn bỏ tâm trí ra để hướng dẫn bạn phát triển về lâu dài. Chú ý là tip này tuỳ vào ngành nghề và thị trường công việc, có thể 3 offers bạn nhận ko có offer nào có người sẵn sàng nói chuyện thêm với bạn thì bạn cũng phải chấp nhận điều này. Riêng tôi thì nếu có bạn trẻ nào xin việc muốn gặp tôi để hỏi về viễn kiến (vision) của tôi hay đường hướng phát triển về lâu dài, tôi sẽ sẵn sàng bỏ thời gian ra tiếp chuyện với bạn đấy
ví dụ ngành của t hết thời.ko có 1 chỗ nào rải resume hoặc chỉ có 1 cty để nộp cv thì có nên qua ko fen vì chỗ cũ quá chán?
 
ví dụ ngành của t hết thời.ko có 1 chỗ nào rải resume hoặc chỉ có 1 cty để nộp cv thì có nên qua ko fen vì chỗ cũ quá chán?
Ngành như vậy thì theo tôi nên suy nghĩ học thêm đổi tay nghề. Chuyện ngành của bạn hết thời không có chỗ rải resume đồng nghĩa với việc chỗ làm hiện tại của bạn cũng có thể bị thị trường đào thải ngay bất cứ lúc nào
 
Ngành như vậy thì theo tôi nên suy nghĩ học thêm đổi tay nghề. Chuyện ngành của bạn hết thời không có chỗ rải resume đồng nghĩa với việc chỗ làm hiện tại của bạn cũng có thể bị thị trường đào thải ngay bất cứ lúc nào
có lí fen
 
Back
Top