kiến thức Kinh tế có phải là Kinh bang tế thế?

kcx0909

Junior Member
Kinh tế có phải là Kinh bang tế thế?
Quan niệm của Á vs Âu hoàn toàn khác nhau về kinh tế.

Á Đông, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản. Từ Kinh tế có nghĩa jingji (經濟) có nguồn gốc từ "jingbang jishi" - "kinh bang tế thế" (經邦濟世). Do đó, kinh tế mang mục đích cao cả là phụng sự đất nước và giúp đời hay "trị quốc, bình thiên hạ", mang ý nghĩa về việc Quốc gia đại sự.

Âu Mỹ, từ Kinh tế - Economics bắt nguồn từ "Oikonomia" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "quản lý hộ gia đình". Mang ý nghĩa xác thực về 1 trong những thành phần cơ bản (nhỏ) của xã hội là hộ gia đình. Như vậy, góc nhìn ban đầu về Kinh tế của 2 nền văn hóa hoàn toàn khác nhau.

Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau giữa 2 hệ tư tưởng là Mơ mộng (thiếu thực tế, thích bề ngoài) của người Á Đông và thực dụng của Âu Mỹ. Tư tưởng sát thực tế, có thể là trần trụi của Âu Mỹ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc họ phát triển và áp dụng thành công về lý thuyết kinh tế hiện đại.

Trong lý thuyết kinh tế hiện đại, Kinh tế là cách thức sử dụng nguồn lực giới hạn hiệu quả nhất. Bởi vì các nguồn lực quanh chúng ta luôn bị giới hạn (tài nguyên, tiền, công nghệ, tri thức...). Như bài cầm trên tay có thể ngang nhau, nhưng ai binh tốt hơn sẽ chiến thắng. Đó là cách làm kinh tế và cách mà nó vận hành.

"Household management" trong văn hóa Âu Mỹ là một mô hình cơ bản và xác thực nhất đối với một người có thể điều hành tốt về kinh tế.

Còn đối ý nghĩ đao to búa lớn "Kinh bang tế thế" trong văn hóa Á Đông là phi thực tế đối với người làm kinh tế. Nó chỉ mang tính khẩu hiệu không hơn không kém. Tương tự như lý tưởng của mô hình Xã hội chủ nghĩa. Người Trung Quốc và Việt Nam dùng xảo ngữ "Kinh bang tế thế" trong kinh doanh để làm Marketing là chính. Trong kinh doanh, mọi sự giúp đời đều bắt nguồn từ động cơ đánh bóng tên tuổi, quảng cáo hoặc thu lợi do sự trao đổi âm thầm. Do đó, ý nghĩa Kinh tế tại Trung Quốc, Việt Nam bị làm méo mó và sai lạc từ "sử dụng hiệu quả nguồn lực giới hạn" sang "sử dụng hiệu quả các mối quan hệ" để làm kinh tế.

Hãy dỡ bỏ tất cả các vỏ bọc bên ngoài để ta thấy được giá trị cốt lõi và đúng đắn chính là chìa khóa để thành công trong mọi việc.
 
Kinh tế có phải là Kinh bang tế thế?
Quan niệm của Á vs Âu hoàn toàn khác nhau về kinh tế.

Á Đông, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản. Từ Kinh tế có nghĩa jingji (經濟) có nguồn gốc từ "jingbang jishi" - "kinh bang tế thế" (經邦濟世). Do đó, kinh tế mang mục đích cao cả là phụng sự đất nước và giúp đời hay "trị quốc, bình thiên hạ", mang ý nghĩa về việc Quốc gia đại sự.

Âu Mỹ, từ Kinh tế - Economics bắt nguồn từ "Oikonomia" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "quản lý hộ gia đình". Mang ý nghĩa xác thực về 1 trong những thành phần cơ bản (nhỏ) của xã hội là hộ gia đình. Như vậy, góc nhìn ban đầu về Kinh tế của 2 nền văn hóa hoàn toàn khác nhau.

Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau giữa 2 hệ tư tưởng là Mơ mộng (thiếu thực tế, thích bề ngoài) của người Á Đông và thực dụng của Âu Mỹ. Tư tưởng sát thực tế, có thể là trần trụi của Âu Mỹ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc họ phát triển và áp dụng thành công về lý thuyết kinh tế hiện đại.

Trong lý thuyết kinh tế hiện đại, Kinh tế là cách thức sử dụng nguồn lực giới hạn hiệu quả nhất. Bởi vì các nguồn lực quanh chúng ta luôn bị giới hạn (tài nguyên, tiền, công nghệ, tri thức...). Như bài cầm trên tay có thể ngang nhau, nhưng ai binh tốt hơn sẽ chiến thắng. Đó là cách làm kinh tế và cách mà nó vận hành.

"Household management" trong văn hóa Âu Mỹ là một mô hình cơ bản và xác thực nhất đối với một người có thể điều hành tốt về kinh tế.

Còn đối ý nghĩ đao to búa lớn "Kinh bang tế thế" trong văn hóa Á Đông là phi thực tế đối với người làm kinh tế. Nó chỉ mang tính khẩu hiệu không hơn không kém. Tương tự như lý tưởng của mô hình Xã hội chủ nghĩa. Người Trung Quốc và Việt Nam dùng xảo ngữ "Kinh bang tế thế" trong kinh doanh để làm Marketing là chính. Trong kinh doanh, mọi sự giúp đời đều bắt nguồn từ động cơ đánh bóng tên tuổi, quảng cáo hoặc thu lợi do sự trao đổi âm thầm. Do đó, ý nghĩa Kinh tế tại Trung Quốc, Việt Nam bị làm méo mó và sai lạc từ "sử dụng hiệu quả nguồn lực giới hạn" sang "sử dụng hiệu quả các mối quan hệ" để làm kinh tế.

Hãy dỡ bỏ tất cả các vỏ bọc bên ngoài để ta thấy được giá trị cốt lõi và đúng đắn chính là chìa khóa để thành công trong mọi việc.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đọc sách "nhân văn và kinh tế - tình và tiền trong quản trị kinh doanh" của GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm sẽ rõ bạn nhé. Có thời gian thì đoc thêm "lãnh đạo và nhân đạo - dẫn đường và mở hướng" của cùng tác giả luôn.
 
Back
Top