Kỹ năng chơi facebook thời kỳ mới để tránh cái miệng hại cái thân

capchien

Member
Mình viết bài này mục đích chia sẻ góc nhìn của mình về facebook hiện tại, với tư cách là người dùng fb trên 10 năm.
Mình chuyển từ blog 360 sang facebook khoảng thời điểm 2007-2008, khi đó 360 đã bắt đầu yếu dần và chính thức đóng cửa vào khoảng năm 2009 nếu mình nhớ ko lầm. Có nhiều thím bô lão tuổi cao, sống ở các tp lớn chắc cũng chuyển giao sang fb vào khoảng thời gian này.
Vào lúc đó, mình nhớ bạn bè xung quah mình, chủ yếu ở đô thị, lập fb và bắt đầu post nhảm, chào hỏi lên tường nhau. Tạo poll đặt các câu hỏi củ chuối, chơi các app bói toán, rồi share những clip youtube thời kỳ đầu. Rất vui! mang tính giải trí của một xã hội ảo, vui vẻ và không nghiêm trọng. Trên fb lúc này chỉ thuần là gia đình, bạn bè. Muốn bàn luận, hỏi đáp khi đó thì voz, gamevn, vnsharing, vnzoom... vẫn là những forum quen thuộc.
Sau hơn 10 năm vật đổi sao dời, giá cước internet rẻ dần, băng thông cao, fb update nhiều tính năng xịn hơn, up video, album ảnh, chèn link, share bài, tạo nhóm... thì giờ đây nó đã chính thức thành 1 xã hội thật, phổ cập vào từng hang cùng ngõ hẻm xứ lao đồng: một bà bán rau cũng có thể livestream, anh công nhân xóm trọ cũng có thể lên thể hiện quan điểm về xã hội của mình cho thế giới biết, anh vốt dơ đầu bù mắt cận cũng có fake ạc, phông bạt lương ngìn bi đen, nuôi 10 su gà bé bi / tháng... nói chung là mọi thứ ngon nghẻ lẫn rác rến từ miền quê cho đến phồn hoa phố hội đều xuất hiện trên facebook. Lợi ích mà facebook mang đến thì không cần phải kể, nhưng cái gì cũng có tính 2 mặt, đi kèm cũng là những thiệt hại gián tiếp về vật chất, tinh thần mà chắc ai cũng đã từng trải qua.
Vì những lẽ đó, nếu xét dưới tư cách một tài khoản facebook đơn thuần và không có mục đích rõ ràng như kinh doanh, làm truyền thông, thực hiện hoạt động cho các tổ chức, thì trong 10 năm qua, mình đã đúc kết những kinh nghiệm như sau:
  • Không bao giờ đăng tải những gì mang tính chất tranh cãi (tôn giáo, chính trị...) để dạy đời thiên hạ, cho dù biết thiên hạ ngu, ngú, bị dắt mũi. Việc làm này là khá ấu trĩ, bởi vì hai lý do: Thứ nhất, các trang tâm lý học đã phân tích rằng facebook cũng như các mxh khác trên internet, đóng vai trò cung cấp thông tin thì ít, mà làm chia rẽ con người thì nhiều, nó phân chia con người ra thành các bang hội tùy theo quan điểm, và ai ở bang hội nào sẽ mãi mãi theo bang hội đó, hoàn toàn không có khả năng họ thay đổi bang hội chỉ bằng một vài mẩu tin, thậm chí từ người nổi tiếng chứ đừng nói là từ một tài khoản ất ơ cá nhân đơn lẻ. Thứ hai, sau khi status được đăng lên, những ai theo bang hội ủng hộ thì họ xem xong like, thả react rồi đi ra chứ cũng không cho chúng ta đồng xu nào, chỉ để lại một cảm giác thỏa mãn cho người đăng là đã có người react tốt về status của mình => mình đã đúng, còn lại những người không ủng hộ trong friend list sẽ có một cảm giác rất xấu về chúng ta, họ thấy khó chịu => điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ ngoài đời thực. Từ một status về mèo có thể khiến con người ngoài đời thực tẩy chay sản phẩm, dịch vụ không liên quan của nhau. Cho nên xét tổng thể, việc đăng 1 status như vậy trong xã hội hiện nay là thiệt chứ không hề có lợi ích.
  • Như đã nói ở trên, một khi status được like (và không có nút ghét, dislike) sẽ khiến người đăng phấn khích, nên Facebook có những thuật toán cho phép làm tăng sự hưng phấn đó lên bằng cách chỉ đưa status đó cho những người bạn nào cũng có khuynh hướng thích nội dung đó. Còn những người trái quan điểm (không quan tâm) nó sẽ ẩn đi. Dần dần nó tiếp tục tạo ra 1 cộng đồng có cùng 1 quan điểm và kết chặt lại với nhau, mặc dù quan điểm đó có thể không chính xác, và người đăng dần dần sẽ hình thành tâm lý thỏa mãn, ảo vọng về tư duy, như thể mình lúc nào cũng phát ngôn đúng vì có người like và đồng tình
  • Không bao giờ react lại một bài báo được share chỉ vì cái tựa. Truyền thông hiện nay tận dụng triệt để khả năng tập trung kém của dân chúng, vốn chỉ biết đọc sơ qua tựa, xem video tập trung chỉ trong vài giây đầu, háo hức trước thumbnail lạ, từ đó sinh ra clickbait, đặt title gây tranh cãi. Và đặc biệt là chiêu trò kinh điển: rút một câu nói của một nhân vật ra khỏi ngữ cảnh của nó, sau đó đặt làm tựa để gây tranh cãi. Hiểu đơn giản, ví dụ sau một bài phỏng vấn dài, các thím phát ngôn 100 câu, kể 10 câu chuyện, rồi thở dài: "nhiều lúc làm người vn cũng khổ lắm". Báo chí sẽ lập tức cắt câu nói này, vì nó quá tiềm năng, và chúng ta sẽ có 1 bài share như sau: Diễn giả A nói "Làm người vn khổ lắm". Lúc này giữa 2 ngữ cảnh, các thím sẽ thấy khác biệt cực lớn, một bên là câu nói thở dài bâng quơ, một bên giống như một phát ngôn chính thức, anh A bước lên sân khấu phát ngôn ra câu nói đó. Chiêu trò này cũng được áp dụng với những tỷ phú, người giàu trên thế giới, thật chất không ai đăng đàn đi phát ngôn ra những câu đơn lẻ, mà chính bọn lều báo hằng ngày soi trong những bài phát biểu để trích ra hòng tạo war, traffic cho dân chúng.
  • Không bao giờ tag dạo nhau vào các post public hội nhóm trên facebook. Ví dụ đơn giản nhất là những content về tình dục, chất kích thích được các hội nhóm tạo ra để câu view thường hay được mấy em teen tag nhau vào thể hiện, chỉ cần kéo xuống phần comment có thể biết được đứa nào từng chịch với đứa nào, đứa nào từng nhân trần với đứa nào, đứa nào từng bj, đứa nào chưa... rất dễ tra cứu công khai các mối quan hệ và hành động của nhau
  • Không bao giờ tin vào số lượt like, react của bài post vì mua nó rất dễ, thậm chí có gói tháng, chỉ cần có post là lên tự động
  • Không bao giờ tin vào những thứ content ví dụ như con bé đòi hỏi người yêu trong chương trình hẹn hò, đó là do chính nhà đài tự sắp xếp, có chủ đích tạo ra để gây drama, lâu lâu sẽ chèn vào giữa những content tốt, vì bản chất gameshow là phải thu hút được người quan tâm, gameshow không cần phải tri thức và luôn nói điều đúng đắn, đức hạnh, nó cần lượt xem. Tưởng tượng khán giả giống như những đứa trẻ, khi xem kịch nó phải được kích thích diễn trò liên tục từ diễn viên, tương tự 1 ch trình lúc nào cũng nói điều đúng đắn thì bao lâu sẽ gây nhàm chán cho khán giả?
  • Có những đội nhóm sinh viên, design giá rẻ được các group thuê để chuyên làm content nhảm cho thành phần dân trí thấp xem, vài chục k để lùng sục và cắt ghép 1 video từ phim, gameshow, tạo meme rồi chèn chữ để câu like, view, kể cả từ các nhà đài khi muốn PR cho bộ phim truyền hình của mình, nên cũng đừng xem nhiều quá vì nó nhiều vô số kể và được tạo ra để giết thời gian người xem, xem nhiều thành nghiện.
  • Tóm lại đừng bao giờ tin bất cứ thông tin gì ngay lập tức từ facebook mà không tìm hiểu, theo mình được biết thì kể cả doanh thu của các bộ phim vn, đôi khi cũng được fake lên để tăng độ hot, kéo khán giả đến rạp, ai kiểm chứng đâu?
  • Nên quan tâm đến trải nghiệm của người lạ khi họ vào fb mình nếu bạn làm ngành nghề cần hình ảnh, tưởng tượng các thím đi phỏng vấn hay làm ngành nghề gì cần sự đĩnh đạc, giao tế, lướt fb tự dưng thấy mấy post thể hiện quan điểm, hay hình ảnh gì đó họ không ưa bỗng dưng mất đi hình ảnh không đáng có => fb không trả tiền cho chúng ta nói sự thật thì hãy lợi dụng nó đăng những tin tức cực, share những hình ảnh đẹp để làm lợi bản thân.
Tóm lại trên fb hiện nay, như mình đã chia sẽ trong một số thread, trên fb chỉ có 2 loại người: 1 là biết rõ mình lên đó để làm gì, 2 là thể hiện cảm xúc thật để rồi bị lợi dụng hoặc chuốc vạ vào thân vô nghĩa

Mời các thím chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân
 
Hôm qua đọc đc cái này trên fb khá hay:
Mặc dù không phải lúc nào cũng đồng ý với quan điểm giáo sư Châu, nhưng tôi lại rất đồng ý với việc anh ấy từ bỏ fb, hoặc ít nhất là sau này sẽ dùng nó với một phong cách khác.

Mạng xã hội tạo một sự bình đẳng giả tạo, nơi mà những người cực kỳ thông minh và hiểu biết, dù là trong một lĩnh vực hẹp, lại phải ngồi cùng chiếu với bọn trẻ con trường làng hai bằng lớp 4; nơi mà những người có tài sản hàng ngàn tỷ phải cãi nhau với bọn lương chưa đầy chục triệu; nơi mà một tổng giám đốc doanh nghiệp lớn cũng bị một bà bán cà phê coi như bằng vai phải lứa.

Tôi cũng còn một anh bạn nữa, một tên tuổi lớn trong ngành marketing và hàng hóa tiêu dùng, nhưng lên fb toàn bị trẻ trâu và bọn nhà quê chửi chẳng ra gì, được cái sau này ông anh rút kinh nghiệm, toàn viết tút chỉ cho bạn bè đọc.

Còn vài ông anh nữa, tôi biết chắc chắn là có vài ngàn tỷ, ngoài đời muốn gặp phải xin qua mấy tầng thư ký, nhưng lên mạng suốt ngày bị chửi là ngu dốt, vô học, éo biết mẹ gì, thế mới kinh.

Được cái facebook dạo này bắt đầu cho thêm nhiều chức năng để hạn chế các tương tác. Nếu ai không muốn bị làm phiền thì có thể cắt bớt các tương tác trên trang của mình. Thậm chí nếu thích có thể không cho ai còm gì vào một tút nhất định.

Cái thế giới phẳng của fb là một đầm lầy, nơi mà mọi sinh vật cố gắng kéo nhau xuống chứ không chỉ bị hút xuống, và, tiếc thay, nó cũng là nơi cóc nhái có thể nhảy lên đầu người!
 
Hôm qua đọc đc cái này trên fb khá hay:
Mặc dù không phải lúc nào cũng đồng ý với quan điểm giáo sư Châu, nhưng tôi lại rất đồng ý với việc anh ấy từ bỏ fb, hoặc ít nhất là sau này sẽ dùng nó với một phong cách khác.

Mạng xã hội tạo một sự bình đẳng giả tạo, nơi mà những người cực kỳ thông minh và hiểu biết, dù là trong một lĩnh vực hẹp, lại phải ngồi cùng chiếu với bọn trẻ con trường làng hai bằng lớp 4; nơi mà những người có tài sản hàng ngàn tỷ phải cãi nhau với bọn lương chưa đầy chục triệu; nơi mà một tổng giám đốc doanh nghiệp lớn cũng bị một bà bán cà phê coi như bằng vai phải lứa.

Tôi cũng còn một anh bạn nữa, một tên tuổi lớn trong ngành marketing và hàng hóa tiêu dùng, nhưng lên fb toàn bị trẻ trâu và bọn nhà quê chửi chẳng ra gì, được cái sau này ông anh rút kinh nghiệm, toàn viết tút chỉ cho bạn bè đọc.

Còn vài ông anh nữa, tôi biết chắc chắn là có vài ngàn tỷ, ngoài đời muốn gặp phải xin qua mấy tầng thư ký, nhưng lên mạng suốt ngày bị chửi là ngu dốt, vô học, éo biết mẹ gì, thế mới kinh.

Được cái facebook dạo này bắt đầu cho thêm nhiều chức năng để hạn chế các tương tác. Nếu ai không muốn bị làm phiền thì có thể cắt bớt các tương tác trên trang của mình. Thậm chí nếu thích có thể không cho ai còm gì vào một tút nhất định.

Cái thế giới phẳng của fb là một đầm lầy, nơi mà mọi sinh vật cố gắng kéo nhau xuống chứ không chỉ bị hút xuống, và, tiếc thay, nó cũng là nơi cóc nhái có thể nhảy lên đầu người!
thanks thím đã chia sẻ
 
Nếu Internet là một thế giới ảo, thì fb là game trong thế giới ảo đó
 
Sợ vãi, mới lướt một bài trên fb, các còm thì trái chiều và đột nhiên phe chiếm số ít bỗng dưng thành 3 que :amazed:
 
Mình viết bài này mục đích chia sẻ góc nhìn của mình về facebook hiện tại, với tư cách là người dùng fb trên 10 năm.
Mình chuyển từ blog 360 sang facebook khoảng thời điểm 2007-2008, khi đó 360 đã bắt đầu yếu dần và chính thức đóng cửa vào khoảng năm 2009 nếu mình nhớ ko lầm. Có nhiều thím bô lão tuổi cao, sống ở các tp lớn chắc cũng chuyển giao sang fb vào khoảng thời gian này.
Vào lúc đó, mình nhớ bạn bè xung quah mình, chủ yếu ở đô thị, lập fb và bắt đầu post nhảm, chào hỏi lên tường nhau. Tạo poll đặt các câu hỏi củ chuối, chơi các app bói toán, rồi share những clip youtube thời kỳ đầu. Rất vui! mang tính giải trí của một xã hội ảo, vui vẻ và không nghiêm trọng. Trên fb lúc này chỉ thuần là gia đình, bạn bè. Muốn bàn luận, hỏi đáp khi đó thì voz, gamevn, vnsharing, vnzoom... vẫn là những forum quen thuộc.
Sau hơn 10 năm vật đổi sao dời, giá cước internet rẻ dần, băng thông cao, fb update nhiều tính năng xịn hơn, up video, album ảnh, chèn link, share bài, tạo nhóm... thì giờ đây nó đã chính thức thành 1 xã hội thật, phổ cập vào từng hang cùng ngõ hẻm xứ lao đồng: một bà bán rau cũng có thể livestream, anh công nhân xóm trọ cũng có thể lên thể hiện quan điểm về xã hội của mình cho thế giới biết, anh vốt dơ đầu bù mắt cận cũng có fake ạc, phông bạt lương ngìn bi đen, nuôi 10 su gà bé bi / tháng... nói chung là mọi thứ ngon nghẻ lẫn rác rến từ miền quê cho đến phồn hoa phố hội đều xuất hiện trên facebook. Lợi ích mà facebook mang đến thì không cần phải kể, nhưng cái gì cũng có tính 2 mặt, đi kèm cũng là những thiệt hại gián tiếp về vật chất, tinh thần mà chắc ai cũng đã từng trải qua.
Vì những lẽ đó, nếu xét dưới tư cách một tài khoản facebook đơn thuần và không có mục đích rõ ràng như kinh doanh, làm truyền thông, thực hiện hoạt động cho các tổ chức, thì trong 10 năm qua, mình đã đúc kết những kinh nghiệm như sau:
  • Không bao giờ đăng tải những gì mang tính chất tranh cãi (tôn giáo, chính trị...) để dạy đời thiên hạ, cho dù biết thiên hạ ngu, ngú, bị dắt mũi. Việc làm này là khá ấu trĩ, bởi vì hai lý do: Thứ nhất, các trang tâm lý học đã phân tích rằng facebook cũng như các mxh khác trên internet, đóng vai trò cung cấp thông tin thì ít, mà làm chia rẽ con người thì nhiều, nó phân chia con người ra thành các bang hội tùy theo quan điểm, và ai ở bang hội nào sẽ mãi mãi theo bang hội đó, hoàn toàn không có khả năng họ thay đổi bang hội chỉ bằng một vài mẩu tin, thậm chí từ người nổi tiếng chứ đừng nói là từ một tài khoản ất ơ cá nhân đơn lẻ. Thứ hai, sau khi status được đăng lên, những ai theo bang hội ủng hộ thì họ xem xong like, thả react rồi đi ra chứ cũng không cho chúng ta đồng xu nào, chỉ để lại một cảm giác thỏa mãn cho người đăng là đã có người react tốt về status của mình => mình đã đúng, còn lại những người không ủng hộ trong friend list sẽ có một cảm giác rất xấu về chúng ta, họ thấy khó chịu => điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ ngoài đời thực. Từ một status về mèo có thể khiến con người ngoài đời thực tẩy chay sản phẩm, dịch vụ không liên quan của nhau. Cho nên xét tổng thể, việc đăng 1 status như vậy trong xã hội hiện nay là thiệt chứ không hề có lợi ích.
  • Như đã nói ở trên, một khi status được like (và không có nút ghét, dislike) sẽ khiến người đăng phấn khích, nên Facebook có những thuật toán cho phép làm tăng sự hưng phấn đó lên bằng cách chỉ đưa status đó cho những người bạn nào cũng có khuynh hướng thích nội dung đó. Còn những người trái quan điểm (không quan tâm) nó sẽ ẩn đi. Dần dần nó tiếp tục tạo ra 1 cộng đồng có cùng 1 quan điểm và kết chặt lại với nhau, mặc dù quan điểm đó có thể không chính xác, và người đăng dần dần sẽ hình thành tâm lý thỏa mãn, ảo vọng về tư duy, như thể mình lúc nào cũng phát ngôn đúng vì có người like và đồng tình
  • Không bao giờ react lại một bài báo được share chỉ vì cái tựa. Truyền thông hiện nay tận dụng triệt để khả năng tập trung kém của dân chúng, vốn chỉ biết đọc sơ qua tựa, xem video tập trung chỉ trong vài giây đầu, háo hức trước thumbnail lạ, từ đó sinh ra clickbait, đặt title gây tranh cãi. Và đặc biệt là chiêu trò kinh điển: rút một câu nói của một nhân vật ra khỏi ngữ cảnh của nó, sau đó đặt làm tựa để gây tranh cãi. Hiểu đơn giản, ví dụ sau một bài phỏng vấn dài, các thím phát ngôn 100 câu, kể 10 câu chuyện, rồi thở dài: "nhiều lúc làm người vn cũng khổ lắm". Báo chí sẽ lập tức cắt câu nói này, vì nó quá tiềm năng, và chúng ta sẽ có 1 bài share như sau: Diễn giả A nói "Làm người vn khổ lắm". Lúc này giữa 2 ngữ cảnh, các thím sẽ thấy khác biệt cực lớn, một bên là câu nói thở dài bâng quơ, một bên giống như một phát ngôn chính thức, anh A bước lên sân khấu phát ngôn ra câu nói đó. Chiêu trò này cũng được áp dụng với những tỷ phú, người giàu trên thế giới, thật chất không ai đăng đàn đi phát ngôn ra những câu đơn lẻ, mà chính bọn lều báo hằng ngày soi trong những bài phát biểu để trích ra hòng tạo war, traffic cho dân chúng.
  • Không bao giờ tag dạo nhau vào các post public hội nhóm trên facebook. Ví dụ đơn giản nhất là những content về tình dục, chất kích thích được các hội nhóm tạo ra để câu view thường hay được mấy em teen tag nhau vào thể hiện, chỉ cần kéo xuống phần comment có thể biết được đứa nào từng chịch với đứa nào, đứa nào từng nhân trần với đứa nào, đứa nào từng bj, đứa nào chưa... rất dễ tra cứu công khai các mối quan hệ và hành động của nhau
  • Không bao giờ tin vào số lượt like, react của bài post vì mua nó rất dễ, thậm chí có gói tháng, chỉ cần có post là lên tự động
  • Không bao giờ tin vào những thứ content ví dụ như con bé đòi hỏi người yêu trong chương trình hẹn hò, đó là do chính nhà đài tự sắp xếp, có chủ đích tạo ra để gây drama, lâu lâu sẽ chèn vào giữa những content tốt, vì bản chất gameshow là phải thu hút được người quan tâm, gameshow không cần phải tri thức và luôn nói điều đúng đắn, đức hạnh, nó cần lượt xem. Tưởng tượng khán giả giống như những đứa trẻ, khi xem kịch nó phải được kích thích diễn trò liên tục từ diễn viên, tương tự 1 ch trình lúc nào cũng nói điều đúng đắn thì bao lâu sẽ gây nhàm chán cho khán giả?
  • Có những đội nhóm sinh viên, design giá rẻ được các group thuê để chuyên làm content nhảm cho thành phần dân trí thấp xem, vài chục k để lùng sục và cắt ghép 1 video từ phim, gameshow, tạo meme rồi chèn chữ để câu like, view, kể cả từ các nhà đài khi muốn PR cho bộ phim truyền hình của mình, nên cũng đừng xem nhiều quá vì nó nhiều vô số kể và được tạo ra để giết thời gian người xem, xem nhiều thành nghiện.
  • Tóm lại đừng bao giờ tin bất cứ thông tin gì ngay lập tức từ facebook mà không tìm hiểu, theo mình được biết thì kể cả doanh thu của các bộ phim vn, đôi khi cũng được fake lên để tăng độ hot, kéo khán giả đến rạp, ai kiểm chứng đâu?
  • Nên quan tâm đến trải nghiệm của người lạ khi họ vào fb mình nếu bạn làm ngành nghề cần hình ảnh, tưởng tượng các thím đi phỏng vấn hay làm ngành nghề gì cần sự đĩnh đạc, giao tế, lướt fb tự dưng thấy mấy post thể hiện quan điểm, hay hình ảnh gì đó họ không ưa bỗng dưng mất đi hình ảnh không đáng có => fb không trả tiền cho chúng ta nói sự thật thì hãy lợi dụng nó đăng những tin tức cực, share những hình ảnh đẹp để làm lợi bản thân.
Tóm lại trên fb hiện nay, như mình đã chia sẽ trong một số thread, trên fb chỉ có 2 loại người: 1 là biết rõ mình lên đó để làm gì, 2 là thể hiện cảm xúc thật để rồi bị lợi dụng hoặc chuốc vạ vào thân vô nghĩa

Mời các thím chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân
Hóng dạy cách chơi Voz
 
lên fb đọc tin và làm vậy cho có ích
20211144eaff-6c08-425e-ba42-187cc7feea70.jpg
 
Chi cho khổ vậy thớt?

Chơi fb - voz - mxh nói chung để làm gì?

Câu trả lời đơn thuần chỉ để giải trí, thể hiện bản thân, cập nhật thông tin (bạn bè, đồng nghiệp, xã hội). Hết!

Vậy thì hà cớ gì phải tự gánh thêm cho mình 1 khuôn khổ (thứ vốn đã có quá nhiều ngoài xã hội: trường lớp, công ty, gia đình)?

Cứ thoải mái đi, thích thì chơi, không thích thì nghỉ. Thích thì share, không thích - "un-care".

Có mỗi cái tài khoản fb cỏn con để giải trí mà cũng phải cân nhắc xem có nên bấm reaction hay không, có nên share hay không,... rõ mệt :go: .
 
Chi cho khổ vậy thớt?

Chơi fb - voz - mxh nói chung để làm gì?

Câu trả lời đơn thuần chỉ để giải trí, thể hiện bản thân, cập nhật thông tin (bạn bè, đồng nghiệp, xã hội). Hết!

Vậy thì hà cớ gì phải tự gánh thêm cho mình 1 khuôn khổ (thứ vốn đã có quá nhiều ngoài xã hội: trường lớp, công ty, gia đình)?

Cứ thoải mái đi, thích thì chơi, không thích thì nghỉ. Thích thì share, không thích - "un-care".

Có mỗi cái tài khoản fb cỏn con để giải trí mà cũng phải cân nhắc xem có nên bấm reaction hay không, có nên share hay không,... rõ mệt :go: .
anh nói vậy là ko hiểu vấn đề, khi anh tham gia 1 nơi nào đó, đến một lúc nhất định nơi đó đông người, tồn tại nhiều điều hiểm ác, anh phải có kỹ năng, fb hiện giờ không còn là nơi anh chơi nữa, như các vấn đề tôi đã phân tích ở trên, ví dụ ở đoạn các em teen, nếu anh nghĩ đơn giản, ờ tôi thích tôi tag vào cho vui, anh nghĩ sao nếu sau này nó có thằng bạn trai khác, nó nhìn ra comment con này public đã từng chịch thằng khác? hay như tôi đã nói, anh thể hiện quan điểm do não anh quá bức xúc, xong thằng đồng nghiệp hoặc đối tác nào đó nó vô tình đọc được và nó ngứa mắt trước comment của anh. Như tôi đã nói rồi, fb ko còn đơn giản nữa, anh chơi nhưng bọn nó không chơi, nó làm thật, nó đâm sau lưng thật, nó buộc anh phải có kỹ năng, hoặc anh lên ngáo ngơ và vướng vào sự lợi dụng, thế thôi. Ngoài ra nó còn là kiến thức để anh dạy thế hệ sau tự bảo vệ mình nữa
 
Back
Top