Kỹ thuật giúp ghi nhớ “dai” hơn

Anh@Nguyen

Junior Member
Ghi nhớ tốt không chỉ giúp bạn học mọi thứ tốt hơn, mà còn mở ra nhiều cơ hội trong công việc. Thực tế, sự “học vẹt” chỉ là một phần rất nhỏ để ghi nhớ mọi thứ, bởi nếu bạn không lặp lại liên tục thì sẽ dễ dàng quên ngay. Nếu bạn muốn ghi nhớ thực sự, thì phải “học” một số kỹ thuật ghi nhớ để nắm nhanh dữ liệu, và “khó phai” theo thời gian.

2021-04-15T09:13:44.21378958b2aaa0bfae7acc021b3260e941117b529b2e69de878fd7d45c61a9.jpg

Chọn môi trường phù hợp​

Đầu tiên hãy chú ý đến môi trường bạn chọn. Đối với hầu hết mọi người, một khu vực ít phiền nhiễu thường là sự lựa chọn phổ thông, một số khác lại thích các khu vực công cộng. Gợi ý rằng bạn có thể sử dụng một số loại nước “kích thích” như trà xanh - chất xúc tác tự nhiên để cải thiện trí nhớ, hoặc cốc café tăng cường cảm hứng.

Lưu trữ và phát triển thông tin theo cách phù hợp​

Đối với các dạng thông tin dạng “nói”, bạn có thể sử dụng máy ghi âm để theo dõi tất cả các dữ kiện, tránh thiếu sót. Ví dụ nếu bạn đang cố gắng ghi nhớ một bài phát biểu, thì hãy ghi âm lại, sau đó đọc to bài phát biểu đó và lắng nghe chính mình. Rõ ràng, điều này hữu ích nhất cho những người có “nhạy cảm” về thính giác, và giúp bạn tiếp thu hơn mọi thứ khi phát triển sâu vào ngữ cảnh của bài giảng.
Nếu bạn học về những điều dạng đọc, chẳng hạn như học ngoại ngữ , thì việc ghi chú những từ mới là điều hữu ích. Trước khi bạn bắt đầu cố gắng nhớ lại mọi từ ngữ, thì hãy viết lại thông tin. Điều này cực kì hữu ích nếu bạn là tuýp người dễ ghi nhớ thông qua các từ ngữ dạng đọc-viết.
Nếu bạn là tuýp người thích cảm xúc về thị giác, thì bạn hãy sử dụng mã màu để phân biệt giữa các đối tượng, và thông tin. Ban đầu, bạn viết ra tất cả mọi thứ trong một tập hợp các ghi chú, sau đó hãy tách chúng ra thành các phần, đánh dấu bằng các vạch màu. Điều này lý tưởng cho những người học trực quan bằng mắt.

Sử dụng các phương pháp phổ biến​

Để ghi nhớ tốt thì bạn cần phải áp dụng một vài kỹ thuật phổ biến. Đầu tiên chính là phương pháp lặp lại – một cách “truyền thống” và không được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những phương pháp được xem là ưu tiên, và phổ biến hàng đầu. Ví dụ bạn cần thuộc từ mới, bạn viết ra giấy nhiều lần; bạn cần thuộc một bài thơ thì phải đọc to nhiều lần; bạn cần nhớ thông tin thì cứ nhắc nhiều lần. Tuy nhiên, điểm mấu chốt để tạo sự hiệu quả đó chính phải khiến não bộ tư duy. Ví dụ như áp dụng từ vựng mới tiếng anh vào ngữ cảnh giao tiếp thực tế; thuộc một công thức toán học phức tạp, thì phải áp dụng để giải các bài toán liên quan.

2021-04-15T09:14:06.694968e25388fde8290dc286a6164fa2d97e551b53498dcbf7bc378eb1f178.jpg

Phương pháp phổ biến thứ hai chính là bản đồ tư duy (Mind map) của Tony Buzan. Phương pháp này giúp bạn sắp xếp theo trật tự một đống thông tin lộn xộn. Bạn triển khai tất cả thông tin theo một bố cục rõ ràng giống như sự phát triển của một cái cây, gồm có thân (chủ đề chính) – cành cây to (chủ đề phụ) – các nhánh (ý giải thích) – lá cây (các ghi chú kèm theo). Cách xây dựng sơ đồ là hoàn toàn sáng tạo, và phụ thuộc vào ý thích của mỗi người, miễn sao đảm bảo hiệu quả.
Phương pháp liên tưởng sử dụng các phép ẩn dụ như hình ảnh, các bài thơ để giúp lượng thông tin được chuyển đổi sang một đối tượng “mềm” hơn. Điều cốt lõi của phương pháp liên tưởng chính là việc phải có các mã hóa thông tin phù hợp từ phức tạp chuyển về dạng đơn giản để dễ ghi nhớ hơn. Ví dụ như dãy hoạt động hóa học của kim loại: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au thì hãy chuyển sang dạng thơ: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Áo Phi Âu”.
Phương pháp Loci (còn được gọi là phương pháp Cicero) và được tạo ra bởi nhà thơ Simonides từ thời Hy Lạp cổ đại. Mấu chốt của phương pháp này chính là sự tưởng tượng về một câu chuyện, nên phù hợp nếu bạn muốn ghi nhớ các dãy số phức tạp như mật khẩu. Ví dụ dãy số 03-1993-01 thì bạn có thể đặt là 3 người bạn cùng sinh năm 1993 ở chung 1 nhà.

Chia sẻ hoặc dạy cho ai đó​


2021-04-15T09:14:28.4603344cfc3a1811fe40afa401b25ef7fa0379f1f7c1930a04f8755d678474.jpg

Dạy và học thường đi đôi với nhau. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạy, chia sẻ thông tin cho ai đó là một sự bổ trợ tuyệt vời giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn. Bởi vì khi bạn dạy hay chia sẻ điều gì đó, thì hành động này “nhắc lại” kiến thức một cách hiệu quả cho não của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách khác nhau, như viết các bài chi tiết về kiến thức, hoặc chủ động chia sẻ những điều hay ho cho bạn bè, người thân của mình. Thậm chí, bạn có tự “diễn thuyết” trước gương, và đây cũng là cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, hùng biện.


#hoovada #hoivadap
Bài viết thuộc bản quyền của Hoovada.
👉 Đón đọc thêm nhiều bài viết chất lượng tại https://hoovada.com/
-------------------------------------------
Khám phá ngay nhiều tính năng tuyệt vời của Hoovada - Nền tảng công nghệ mới với mục đích nâng cao tri thức và chính kiến cộng đồng thông qua chức năng Hỏi và Đáp.
 
thấy đọc sách từ bé và xem bản đồ giúp luyện ghi nhớ khá tốt, nên hồi đi học và bh đều được khen trí nhớ tốt
 
Mình thấy hiệu quả nhất là ghi ra theo ý của mình và nói lại cho người khác
Chứ còn mà chỉ nhìn rồi học thôi thì k nhớ phản xạ được
 
Học tiếng nhật khổ vl, đã áp dụng các kiểu rồi mà vẫn ngơ ngơ =((
em học lên n3 vì công việc mà chưa áp dụng vào thực tế. bỏ hơn 1 năm giờ đến n4 còn quên chữ có chữ không. kaiwa giờ thì chịu. học lại cũng không tới đâu nếu tự học. đang muốn học lại mà vừa hoang mang vừa không có định hướng cụ thể
 
thấy đọc sách từ bé và xem bản đồ giúp luyện ghi nhớ khá tốt, nên hồi đi học và bh đều được khen trí nhớ tốt
Mình thấy ghi chép + đọc to + nhắm mắt viết tưởng tượng cái chữ cần nhớ trong đầu cả theo chiều xuôi và ngược là cách dễ nhớ nhất. Vì khi viết ngược viết xuôi phải dùng cả 2 bán cầu não.
 
Mình thấy ghi chép + đọc to + nhắm mắt viết tưởng tượng cái chữ cần nhớ trong đầu cả theo chiều xuôi và ngược là cách dễ nhớ nhất. Vì khi viết ngược viết xuôi phải dùng cả 2 bán cầu não.
e thì khác thím, e ghi nhớ theo hình ảnh, thường nhìn vào tổng quát và ghi nhớ chi tiết hình ảnh, ví dụ mấy quyển sử địa nhìn vào trang đó là nhớ, còn học thuộc đoạn văn không hình ảnh thì học nhẩm trong đầu cảm giác nhanh hơn.
 
Back
Top