thảo luận La Dalat - chiếc xe hơi đầu tiên do Việt Nam sản xuất

DOIKHONNAN

Senior Member
https://zingnews.vn/la-dalat-chiec-xe-hoi-dau-tien-do-viet-nam-san-xuat-post1194273.html
Chiếc xe ngộ nghĩnh, nửa giống xe Jeep, nửa giống các xe khác. Giống xe Jeep vì phần trên là tấm bạt, không có cửa kính xe. Giống xe hơi vì xe không có màu xanh lá cây đậm.

Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 thế kỷ XX, Sài Gòn khá phổ biến và dân Sài Gòn rất tự hào về một loại xe hơi, động cơ từ xe Citroen của Pháp nhưng hơn 70% phụ tùng xe là của Việt Nam.
Xem như bước đầu người Việt tập tành sản xuất xe hơi ấy mà. Đó là xe hơi La Dalat. Bài viết này tôi không nói về tính kinh tế hay kỹ thuật của chiếc La Dalat. Mà chỉ kể câu chuyện về hai người bạn học ngồi cạnh tôi năm tôi học lớp đệ ngũ (lớp 8).
Cẩm Vân ngồi bên trái tôi. Vân có vẻ giàu hơn chúng tôi, được tài xế đưa rước đi học bằng xe hơi sang trọng hiệu Toyota. Vĩnh Phước ngồi bên phải tôi, được mẹ đưa rước bằng xe Mobilet.
Học trò ngày xưa phần lớn đi bộ trên những con đường đầy bóng mát. Và hình ảnh những nàng học trò mặc áo dài trắng, tay cầm cặp hoặc theo thời trang bấy giờ là cầm vài quyển vở, hộp bút trên tay, thong thả bước những bước chân học trò “đến nhà hay vào lớp*” tạo nhiều cảm hứng cho bao nhạc sĩ và nhà thơ.
Nổi tiếng nhất là Con đường tình ta điNgày xưa Hoàng Thị của Phạm Duy. Tôi nằm trong phần lớn lớp học trò đó. Tôi chẳng ganh tị chút nào với mấy đứa bạn được đưa rước bằng xe gắn máy hoặc xe hơi.
Hai người bạn khá giả hơn tôi đó cũng chẳng vì sự vượt trội của họ mà xa cách tôi hay có vẻ xem thường hoặc ra dáng kẻ cả với tôi. Chúng tôi kết bạn với nhau một cách vô tư và bình đẳng.
Một ngày, Vĩnh Phước vào khoe ba nó vừa mua một chiếc xe hơi hiệu La Dalat. Bạn có vẻ hiểu biết:
- Chiếc xe này của Việt Nam sản xuất đó. Và một ngày nào đó người Việt sẽ sản xuất được xe hơi sang trọng như người Nhật, người Mỹ.
Cẩm Vân vô cùng thích thú. Vĩnh Phước rủ chúng tôi chiều hôm đó đến nhà nó chơi để tận mắt “chiêm ngưỡng” chiếc xe đầu tiên do Việt Nam sản xuất.
Cẩm Vân không đi được. Một “tiểu thư con nhà giàu” như bạn làm sao “bụi đời” như tôi được. Nhà tôi và nhà Vĩnh Phước cùng quận 5. Tôi ở trên đường Phan Văn Trị, còn Vĩnh Phước trên đường Trần Bình Trọng. Chúng tôi có thể đi bộ đến nhà nhau được.
La Dalat anh 1
Hình ảnh chiếc xe La Dalat trên đường phố Sài Gòn những năm 1960. Nguồn: Sách Chuyện kể từ Sài Gòn.
Chiều hôm đó tôi đi bộ đến nhà Vĩnh Phước. Và thật thích thú trước chiếc xe ngộ nghĩnh, nửa giống xe Jeep, nửa giống xe hơi bình thường. Giống xe Jeep vì phần trên là tấm bạt, không có cửa kính xe, cửa xe đóng mở bằng một chốt đơn sơ nhưng rất an toàn, không dễ bị bật ra dù xe có phải thắng gấp.
Giống xe hơi vì xe không có màu xanh lá cây đậm đặc trưng của xe Jeep. Ba của Vĩnh Phước bảo chúng tôi lên xe để ông chở dạo một vòng Sài Gòn. Xe hơi không xa lạ gì với tôi nhưng tôi rất phấn khích được đi trên một chiếc xe dễ thương như thế. Trên đường, chúng tôi gặp một chiếc La Dalat khác có nóc và cửa kính xe hẳn hoi. Ba của Vĩnh Phước giải thích:
- Xe của bác mui bằng bạt nên rẻ nhất, chỉ 50 ngàn đồng, vừa với túi tiền đa số công chức. Còn xe có mui, cửa kính đắt hơn xe bác đến 30 ngàn.
Ông còn tự hào nói chiếc xe có 70% phụ tùng do người Việt sản xuất. Và một ngày nào đó công chức, nhân viên, thầy cô giáo Việt Nam sẽ đi làm bằng xe hơi do chính Việt Nam chế tạo. Nghe những lời đầy lạc quan của ba Vĩnh Phước, trong tôi dội lên bao mơ mộng và toan tính.
Về nhà tôi hỏi lương chị tôi, một công chức bậc trung bao nhiêu, chị nói 18 ngàn. Tôi nhẩm tính mình sẽ có bằng đại học, ra làm việc lương có thể là 40 ngàn. Vậy, chỉ hai tháng lương có thể mua được chiếc La Dalat, có thể chở ba mẹ đi Cấp (Vũng Tàu) mỗi tuần, đưa ba mẹ đi lễ nhà thờ Đức Bà mỗi sáng chủ nhật.
Theo lời ba của Vĩnh Phước, xe nhập khẩu của Nhật, Mỹ, giá trên một triệu. Ngay chiếc xe lỗi thời Dauphine của Pháp giá trên một trăm ngàn. Thôi thì giấc mơ “lên đời” bằng xe La Dalat cho thực tế, trong tầm tay và cũng là cách ủng hộ hàng Việt Nam vậy.
Cuối năm học đó, ba biến cố xảy đến cho cả ba chúng tôi. Ba tôi qua đời. Ba Cẩm Vân buộc mẹ con nó về quê ngoại Cần Thơ để nhà cửa tại Sài Gòn ông sống cùng vợ... bé, theo lời mẹ nó nói với nó. Vân khóc rất nhiều trong buổi chia tay chúng tôi. Một sáng Vĩnh Phước báo tin ba nó đổ tiền của, cả chiếc La Dalat vào cờ bạc.
Căn nhà cũng bị chủ nợ đến xiết. Vĩnh Phước phải cùng ba mẹ dọn đi nơi khác, xa trung tâm thành phố để thuê nhà, lánh mặt bà con, bạn bè. Bạn phải chuyển trường khác. Chỉ còn tôi cô đơn trên chiếc ghế trống trải đến ngày nghỉ hè.
Tuy vậy trong tôi vẫn còn động lực học tập mạnh mẽ để có bằng đại học và mua cho mẹ chiếc La Dalat chở mẹ đi chơi, đi lễ hàng tuần. Năm 1980, tôi tốt nghiệp đại học.
Với đồng lương thời bao cấp, tôi không đủ sống thư thả suốt tháng. [...] Điều quan trọng La Dalat đã biến mất trong đời sống người Việt thuở đó. Hình ảnh chiếc xe còn không thấy, lấy đâu mua với bán nếu có tiền đi nữa.
Giấc mơ theo ba Vĩnh Phước ngày xưa nói với tôi thật đơn giản, chỉ cần tôi học giỏi là được, xem ra đã vượt quá xa tầm tay với của tôi để trở thành một giấc mơ hão huyền!
Đất nước mở cửa. Hàng hóa, cả xe hơi nhập khẩu hoặc xe hơi lắp ráp ê hề. Số tiền tích lũy trong mấy chục năm làm việc của tôi có thể mua một chiếc xe hơi lắp ráp tại Việt Nam với 100% phụ tùng, động cơ của nước ngoài. Thế nhưng tôi đã qua tuổi “tri thiên mệnh” để học lái xe, và mua cho mình chiếc xe để chở mẹ đi chơi, đi lễ cuối tuần như giấc mơ ngày xưa.
Thi thoảng, xem ảnh Sài Gòn xưa bắt gặp chiếc xe La Dalat, tôi bỗng thấy buồn buồn nhưng không hiểu sao lại cười... một mình. Giấc mơ đơn giản ngày xưa xem ra chẳng giản đơn chút nào dù trong tay có đủ tiền…
 
lều báo
Chiếc đầu tiên miền bắc làm, mà làm thật mổ con xem ra xong phục chế
Đây là hãng pháp nó lắp ráp và còn làm sau
 
Xe thời việt nam cộng hòa. Theo lời kể 70% phụ tùng Việt sản xuất còn không biết thực sự thế nào.
 
hồi đấy miền nam có tí CN nặng nhẹ gì đâu mà đòi 70%
Mấy anh sài gòn toàn vỗ ngực xuất khẩu xà bông với dầu gió đi khắp thế giới chứ công nghiệp luyện kim hay chế tạo có cc gì đâu mà đòi làm 70% cái xe. Lại một pha thủ dâm nữa giống cái tên gọi hòn ngọc viễn đông :go:
 
085ED27B-4175-439C-8703-2A12CB165B7F.jpeg
5F9F3804-70EF-4B13-9B8B-C70074CA6315.jpeg
Thời sài gòn xưa nhiều xe cổ,giải phóng xong nó đi đâu hết rồi nhỉ.Không thấy ngoài đường có người chạy nhỉ.Có thằng bạn nó làm nghề trang trí,trước nó kể nó thi công trong Bô Công An Miền Nam quận 1.Có cái kho trong đó nhiều xe cổ lắm,không biết phải mấy loại thời trước 75 ko nhỉ.Bác nào xác nhận cái
 
Last edited:
View attachment 464457View attachment 464458Thời sài gòn xưa nhiều xe cổ,giải phóng xong nó đi đâu hết rồi nhỉ.Không thấy ngoài đường có người chạy nhỉ.Có thằng bạn nó làm nghề trang trí,trước nó kể nó thi công trong Bô Công An Miền Nam quận 1.Có cái kho trong đó nhiều xe cổ lắm,không biết phải mấy loại thời trước 75 ko nhỉ.Bác nào xác nhận cái
giải phóng xong tiến vào nền kinh tế tinh hoa bao cấp thì nhiên liệu đâu ra mà chạy lại chả vứt xó hết cả đống
 
"Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, giám đốc nhà máy Z157 và ông Vũ Văn Đôn - Cục trưởng cục quản lý xe, máy là người trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo. Quá trình sản xuất chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam huy động tới hơn 500 nhân lực lúc bấy giờ.

Với điều kiện sản xuất khó khăn và yêu cầu hoàn thành trong thời gian ngắn, ban chỉ đạo quyết định lựa chọn một mẫu ô tô nào đó rồi tháo ra và làm theo mẫu đó, kết hợp giữa làm bằng máy và bằng tay. Phần thiết kế kiểu dáng và màu sắc được họa sĩ Diệp Minh Châu đảm nhiệm.

Chiếc xe được chọn khi đó là một chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Các bộ phận như thân máy, băm xăng, bơm dầu, chế hòa khí ... được những người thợ Chiến Thắng tự mày mò tìm mẫu, tạo khuôn và sau đó đúc bằng gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí"

Là dân Cơ khí, tôi thấy phương pháp để chế tạo 1 chiếc xe con thành phẩm hoàn thiện mới hoàn toàn bằng phương pháp này quá ảo. Các chi tiết của động cơ, bộ truyền động không chỉ là đúc Gang, đúc Thép rồi gia công cắt gọt là có thể ráp vào rồi chạy được đâu ạ.
Đến tận bây giờ với điều kiện cung ứng tốt, máy gia công tốt hơn thì việc tự sản xuất động cơ & hộp tốc độ mới đã vô cùng khó rồi, Vin & Trường Hải còn phải nhập về ráp nữa đấy Anh ạ!
Cái xe đó đưa ra, có lẽ thứ mọi người vẫn nghĩ là Ô tô thực chất là 1 chiếc xe độ lại hoặc là thông tin chỉ để chúng ta ngạo nghễ: "Bọn bố hơn năm mươi năm trước đã sản xuất ô tô rồi" cho vui thôi.
 
Last edited:
Các bộ phận như thân máy, băm xăng, bơm dầu, chế hòa khí ... được những người thợ Chiến Thắng tự mày mò tìm mẫu, tạo khuôn và sau đó đúc bằng gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí"
thân máy là cái gì k biết, nhưng đúc kiểu thủ công ngày xưa chạy dc cũng ảo, vì chất lượng đúc k tốt, vật liệu thì thép tạp nham vứt vào lo nấu chảy ra. Nói là độ lại logo xe thì có vẻ đúng hơn
 
Thực sự VN hay có cái kiểu sản xuất one-off để kỷ niệm cái gì đó hay để lãnh đạo tham quan, bây giờ vẫn vậy. Mà kiểu này thì ảo lắm. :LOL:

Nói bảo sản xuất cho sang chứ tôi nghĩ chỉ là độ đẽo lại con Chaika của anh lô xiên. Mà anh lô xiên thì cũng copy/có license từ âu mẽo, kể cả con Lada huyền thoại. Con Vịt làm gì đến tuổi tự đúc xe con.
chiec-o-to-dau-tien-cua-viet-nam-jpg.85835

gaz_chaika_img_88300.jpg
 
thân máy là cái gì k biết, nhưng đúc kiểu thủ công ngày xưa chạy dc cũng ảo, vì chất lượng đúc k tốt, vật liệu thì thép tạp nham vứt vào lo nấu chảy ra. Nói là độ lại logo xe thì có vẻ đúng hơn
Body xe kiểu như xe Renault mà bài báo dẫn là dạng Uniform, dập bằng tấm. Làm tay hoàn toàn như thời đó & không có kinh nghiệm về sản xuất thì tính lòi mắt về công nghệ dập, sức bền & thợ hàn tay nghề cao để hoàn thiện nhưng vẫn có thể làm được. Vấn đề lớn đối với việc chỉ có công nghệ gia công kém mà hoàn thiện được phần động cơ, hệ thống truyền động, hệ thống điện thì ảo lòi, Anh ạ!
 
Back
Top