Lạ đời chuyện gen Z bỏ công chăm sóc da mặt nhưng lại… thức khuya

Cryolite.

Senior Member
https://thanhnien.vn/la-doi-chuyen-...t-nhung-lai-thuc-khuya-185230606182228597.htm

Nhiều gen Z thường thực hiện các bước chăm sóc da mặt rất sớm rồi lên giường nằm xem điện thoại, “chạy deadline”… và đi ngủ muộn vào lúc 1 - 2 giờ sáng.

Chăm sóc da xong yên tâm thức đến 1 - 2 giờ sáng

‏Vì muốn có một làn da đẹp nên đều đặn mỗi buổi tối, Đào Uyên Phương, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đều thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da mặt cơ bản như tẩy trang, rửa mặt, dùng kem dưỡng và các sản phẩm cấp ẩm cho da. Cô nàng gen Z này mất gần 1 giờ đồng hồ cho các bước nêu trên. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành vào lúc 22 giờ 30, Uyên Phương bắt đầu lên giường và nằm xem điện thoại đến 1 giờ sáng mới đi ngủ. "Mình xem hết các trang mạng xã hội, nhắn tin trò chuyện với bạn bè, đến khi nhìn lại thì thấy đã tối muộn rồi. Nhiều lần tự nhủ xem điện thoại thêm tí không sao, vậy là thêm tí… tới 1 giờ sáng", Uyên Phương nói.‏

‏Đó đã trở thành thói quen hàng ngày của Uyên Phương. Hôm nào cũng quyết tâm đi ngủ sớm sau các bước chăm sóc da, dự định xem điện thoại một chút trước khi ngủ nhưng lại bị cuốn vào điện thoại, làm cô quên việc phải ngủ sớm.

Lạ đời chuyện gen Z bỏ công chăm sóc da mặt nhưng lại… thức khuya - Ảnh 1.

Nhiều gen Z có thói quen chăm sóc da mặt lúc 22 giờ, nhưng 2 giờ sáng chưa ngủ
TUYẾT CẨM

‏Trương Thị Đạo Linh ‏‏(23 tuổi), ngụ tại 60 đường Thành Thái, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng, cũng thường xuyên ngủ muộn vì công việc. "Các bước chăm sóc da mặt buổi tối của mình rất đơn giản, thường là‏ tẩy trang, rửa mặt và chấm mụn. Dù bận rộn nhưng vì muốn có một làn da khỏe nên ngày nào mình cũng thực hiện các bước đó. Mình thường chăm sóc da lúc 21 giờ nhưng mãi đến 2 giờ sáng mới đi ngủ vì phải thức khuya "chạy deadline", hoàn thành công việc", Linh kể.

‏Tương tự, Phạm Thị Mỹ Loan (23 tuổi), ngụ tại 164/2/10 Nguyễn Thị Nhuần, P.An Phú Đông, Q.12, TP.HCM, cho biết bản thân sẽ tẩy trang, rửa mặt, đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng vào lúc khoảng 22 giờ - 22 giờ 30 sau khi vệ sinh cá nhân xong. Thế nhưng đến hơn 2 giờ sáng mới đi ngủ vì phải "chạy deadline", có hôm thì thức để sử dụng điện thoại vì không quen đi ngủ quá sớm. "Hành động này cứ kéo dài trong một thời gian nên hình thành cho mình thói quen đi ngủ muộn", Loan cho biết. ‏

Để các bước chăm sóc da mặt không trở nên công cốc

‏Chia sẻ về thói quen chăm sóc da, ‏‏BS CKI. ‏‏Nguyễn Thị Cẩm Phụng, công tác tại phòng khám ‏‏Hasaki Beauty & Clinic ở TP.HCM ‏‏cho biết việc chăm sóc da mặt vào ban đêm là rất cần thiết, vì đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, cũng là thời gian mà da hấp thu các dưỡng chất tốt nhất. "Ban đêm là khoảng thời gian tốt nhất mà da tái tạo lại các tế bào, các tế bào tổn thương sẽ được phục hồi, collagen có trong da sản sinh nhanh hơn và các chất độc hại cho da cũng sẽ được đào thải. Khoảng thời gian tốt nhất để da phục hồi là từ 22 giờ tối đến 5 giờ sáng. Vậy nên đây là lý do vì sao chúng ta cần ngủ đủ giấc để có được làn da tươi trẻ và không bị lão hóa", bác sĩ Phụng chia sẻ.

Lạ đời chuyện gen Z bỏ công chăm sóc da mặt nhưng lại… thức khuya - Ảnh 2.

BS CKI. ‏‏Nguyễn Thị Cẩm Phụng, công tác tại phòng khám ‏‏Hasaki Beauty & Clinic
NVCC

‏Bác sĩ Phụng thông tin theo nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính tác động rất nhiều đến chu trình phát triển của các tế bào biểu bì, đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến cho làn da bị chảy xệ, mất độ đàn hồi và xỉn màu, làm xuất hiện nám, tàn nhang, đốm nâu. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó vào giấc ngủ hơn và ngủ rất muộn. Điều này khiến cho cơ thể bị stress, hệ bài tiết cũng như nội tiết tố bên trong cơ thể bị rối loạn, làm tăng sinh bã nhờn nhiều hơn, tăng các phản ứng viêm và độ nhạy cảm của da. Đặc biệt là khi đã thực hiện các bước chăm sóc da đầy đủ trước đó, thì bây giờ nó lại vô tình trở thành một lớp gây bít tắc thêm khiến cho làn da dễ nổi mụn hơn.‏

...
 
Back
Top