Làm gì khi phát hiện được trả lương thấp hơn so với đồng nghiệp

Zidane Tóc Xù

Senior Member

Công khai tiền lương có thể giúp người lao động biết rõ con số họ được trả. Tuy nhiên, nó cũng thúc đẩy sự không hài lòng và từ chức khi các nhân viên phát hiện mức lương chênh lệch.​


pexels_photo_6266283.jpeg
Nghịch lý nén lương là vấn đề thường thấy ở các doanh nghiệp. Ảnh: Tima Miroshnichenko/Pexels.
Luật thanh toán minh bạch của Mỹ - quy định chủ doanh nghiệp phải công khai mức lương trên danh sách việc làm - có một số lợi ích, bao gồm trả lương công bằng và đàm phán thành công hơn trong quá trình tuyển dụng.
Tuy nhiên, quy định này cũng có thể dẫn đến nhiều sự không hài lòng và từ chức khi các nhân viên phát hiện ra sự bất bình đẳng, theo báo cáo mới từ Visier (công ty phân tích lực lượng lao động).
Theo đó, nghịch lý nén lương có thể xảy ra khi các công ty hạn chế việc tăng lương cho nhân viên cũ, thay vào đó, họ lại trả mức lương cao hơn cho nhân viên mới để thu hút nhân tài.
Trao đổi với CNBC, bà Andrea Derler, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của Visier, cho rằng việc nén lương không phải là mới, nhưng nó sẽ được biết đến rộng rãi khi các cuộc trò chuyện cởi mở về lương trở nên phổ biến.
"Việc nén lương luôn tồn tại, nhưng đôi khi, nó bị 'che giấu' khỏi nhân viên bởi họ không biết đến mức lương của đồng nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại, quy định thanh toán minh bạch đang thay đổi điều này", bà Derler nói.

Điều chỉnh lương sẽ làm chậm việc từ chức​

Báo cáo mới của Visier được thực hiện dựa trên việc khảo sát dữ liệu từ 18 triệu hồ sơ nhân sự của 75 quốc gia. Kết quả cho thấy việc doanh nghiệp không xác định và chậm giải quyết các tác động của nén lương có thể dẫn đến số lượng đơn từ chức nhiều và nhanh hơn.
Cũng theo một cuộc khảo sát vào tháng 11/2022 của ResumeBuilder, cứ 20 nhân viên ở Mỹ sẽ có một người nghỉ việc nếu họ phát hiện bản thân có mức lương thấp hơn đồng nghiệp.
Bà Derler nhận định để giải quyết vấn đề đó, các công ty nên thực hiện điều chỉnh lương, khác với việc tăng lương hàng năm theo chu kỳ.
Theo bà Derler, tỷ lệ phần trăm tăng lương của nhân viên được xác định bằng cách xem xét nhiều yếu tố đầu vào, ví dụ việc công ty có đạt được các mục tiêu tài chính hàng năm hay không, đồng thời xem xét hiệu suất làm việc nhóm và làm việc độc lập của nhân viên.
"Tuy nhiên, việc điều chỉnh lương lại thường nhằm vào các cá nhân ở bộ phận nhỏ, dẫn đến nguy cơ thôi việc của người lao động", bà Derler nói.
Báo cáo của Visier cũng chỉ ra khi những nhân viên không được điều chỉnh lương phát hiện người mới được trả lương cao trong vòng 6 tháng, họ sẽ nghỉ việc sớm hơn 1,8 lần so với những người được điều chỉnh trong tháng đầu tiên. Ngoài ra, những nhân viên không nhận được sự điều chỉnh trong vòng 12 tháng đã nghỉ việc sớm hơn 2,3 lần.
Điều này cho thấy quan trọng là công ty cần trấn an nhân viên rằng dù có nhân viên mới, họ vẫn được công ty đánh giá cao
"Bất kỳ hình thức công nhận nào đều có tác dụng. Tuy nhiên, điều chỉnh lương là cách hiệu quả nhất để giữ chân những nhân viên hiện tại sau khi trả lương cao hơn cho những nhân viên mới", bà Derler nhận định.
chi tra luong anh 1
Điều chỉnh lương là cách hiệu quả nhất để giữ chân những nhân viên hiện tại sau khi trả lương cao hơn cho những nhân viên mới. Ảnh minh họa: New York Times.


Lý do của sự không hài lòng​

Visier cho biết có nhiều yếu tố đằng sau sự khác biệt về lương, bao gồm kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm, mức lương trước đây và kỹ năng đàm phán.
Tuy nhiên, các công ty nên xem xét điều chỉnh lương cho những nhân viên đã làm việc tại công ty trong một thời gian dài.
"Khi một thành viên mới gia nhập nhóm, các thành viên hiện tại sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm công việc và trách nhiệm được sắp xếp lại. Bên cạnh đó, nhân viên cũ sẽ mất thêm thời gian và công sức để đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới", bà Derler nói.
Bà nhận định ngay cả khi nhân viên mới có thâm niên cao và được trả nhiều tiền hơn, nhân viên cũ cũng sẽ đặt câu hỏi về vị trí và mức lương của họ.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến hy vọng thăng tiến của các thành viên trong nhóm. Đó là lý do tỷ lệ nghỉ việc cao hơn ở những nhân viên có mức lương không đổi trong một thời gian dài, sau khi các nhân viên mới gia nhập nhóm.
"Nhân viên mới vẫn còn thiếu kinh nghiệm nội bộ cũng như kiến thức tổng thể về tổ chức mà những người khác đã có. Sự gia nhập của họ với cấp bậc và mức lương cao hơn vẫn mang yếu tố cạnh tranh và đe dọa tiềm ẩn”, bà Derler nhận định.

Nên làm gì?​

Khi phát hiện ra sự chênh lệch về mức lương với đồng nghiệp, nhiều nhân viên có thể thất vọng. Tuy nhiên, bà Derler khuyên nhân sự cũ đừng nghĩ rằng công ty có sự phân biệt. Thay vào đó, họ nên làm những điều sau trước khi yêu cầu người sử dụng lao động điều chỉnh lương.
So sánh mức lương của bản thân với thị trường lao động
Thông qua các nền tảng như Glassdoor và LinkedIn, bạn có thể thu thập thông tin về thị trường lao động, bao gồm cả mức lương trung bình đối với vị trí việc làm hiện tại. Điều này giúp bạn đánh giá được giá trị của bản thân ở công ty hiện tại và các tổ chức tương tự.
https://giaoducthudo.giaoducthoidai...-luong-thap-hon-so-voi-dong-nghiep-57494.html
 
Cứ như tôi có barem chấm điểm mức độ hoàn thành công việc, các tasks phải làm tương ứng với số lương nhận được mỗi mùng 5 đầu tháng, chả ghen tị được với ai chả so sánh được với ai cứ đúng ko sai 1 ly.

À lương tôi hơn chục củ/tháng được bao nhiêu về đưa vợ lo nhà cửa với học hành của 3 đứa hết nhé, tôi ko tiêu gì đến lương, tiền trong ví để dăm ba đồng hết vợ lại bỏ vào tôi cũng ko phải xin vợ.
 
Cứ như tôi có barem chấm điểm mức độ hoàn thành công việc, các tasks phải làm tương ứng với số lương nhận được mỗi mùng 5 đầu tháng, chả ghen tị được với ai chả so sánh được với ai cứ đúng ko sai 1 ly.
Lương lên 20 chưa anh kĩ sư phần cứng? :byebye:
 
Công ty thì giấu như mèo giấu shit, nhưng nhân viên với nhau thì nên share nhau, nếu cảm thấy không được trả tương xứng thì liệu mà kiếm chỗ khác chứ
 
Tôi đâu có nói là phải share, tôi nói là nên share mà. Chia sẻ lương của nhau, giữa đồng nghiệp với nhau chẳng có gì là xấu cả
ai bảo ko xấu
thứ nhất nếu trong hd có quy định ko share thì làm vậy sai luật là rõ
thứ hai nếu share sẽ rất có khả năng tạo ra cảm xúc tiêu cực vì cảm thấy ko dc trả tương xứng=> mất động lực làm việc hoặc nhảy việc
 
Care làm đéo, so sánh mình vs những người khác là 1 trong những thói quen nên bỏ nếu muốn bản thân tiến xa hơn
 
Lương có vài củ bọ cuối ko cẩn thận có khi còn ăn mì tôm nên share chẳng xoắn gì. Khi nào vượt hẳn thì may ra giấu
 
ai bảo ko xấu
thứ nhất nếu trong hd có quy định ko share thì làm vậy sai luật là rõ
thứ hai nếu share sẽ rất có khả năng tạo ra cảm xúc tiêu cực vì cảm thấy ko dc trả tương xứng=> mất động lực làm việc hoặc nhảy việc

Nếu trong hđ đã nói không được tiết lộ lương thì lại là chuyện khác. Còn nếu cảm thấy không được trả lương tương xứng thì 1 là thay vì tiêu cực hãy phát triển kỹ năng bản thân, deal lại mức lương mong muốn. 2 là nhảy việc tìm chỗ khác xứng đáng hơn. Chứ anh biết thằng khác làm bằng mình mà lương cao hơn mình vẫn tiếp tục ở lại làm là do anh thôi
 
Nếu trong hđ đã nói không được tiết lộ lương thì lại là chuyện khác. Còn nếu cảm thấy không được trả lương tương xứng thì 1 là thay vì tiêu cực hãy phát triển kỹ năng bản thân, deal lại mức lương mong muốn. 2 là nhảy việc tìm chỗ khác xứng đáng hơn. Chứ anh biết thằng khác làm bằng mình mà lương cao hơn mình vẫn tiếp tục ở lại làm là do anh thôi
thế rốt cục a có thấy rằng share lương rất có hại cho doanh nghiệp ko? Vừa có khả năng tốn thêm tiền vừa có khả năng mất ng
 
Công khai lương chỉ làm người lương thấp bực bội thôi, khoa học chứng minh bằng thí nghiệm với động vật rồi:

Nên lương cao thì không nên khoe, lúc nào cũng nên có câu cửa miệng: 3 cọc 3 đồng

Gửi từ Xiaomi M2007J3SG bằng vozFApp
 
thế rốt cục a có thấy rằng share lương rất có hại cho doanh nghiệp ko? Vừa có khả năng tốn thêm tiền vừa có khả năng mất ng

Không muốn mất người thì trả lương tương xứng cho họ thôi :confident: thế nên mời anh đọc lại comment trên của tôi, tôi có phủ nhận việc doanh nghiệp giấu lương như mèo giấu shit đâu
 
đầu tiên: xem lại nặng lực mình
- Nếu năng lực mình lớn hơn or bằng thằng đồng nghiệp thì nói thẳng với sép tăng lương theo mức mình mong muốn. Éo chấp nhận thì nhảy việc thôi
- Nếu năng lực mình kém hơn đồng nghiệp nhưng muốn lương như đồng nghiệp thì nhảy cty khác
 
Back
Top