Lao động làm việc độc hại không được hưởng ưu đãi BHXH vì... cái tên

youngcra

Senior Member

(Dân trí) - Do tên vị trí công việc tại doanh nghiệp khác tên gọi trên danh mục quy định nên nhiều người lao động (NLĐ) làm công việc nguy hiểm, độc hại chưa được hưởng các ưu đãi bảo hiểm xã hội (BHXH).​

NLĐ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (gọi tắt là nghề NN-ĐH-NH) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư số 11/2020/TT- BLĐTBXH được hưởng các chế độ BHXH tốt hơn NLĐ làm công việc khác, thể hiện rõ nhất ở chế độ ốm đau (thời gian hưởng chế độ dài hơn với mức hưởng cao hơn) và hưu trí (được nghỉ hưu sớm hơn tuổi hưu quy định).
Tuy nhiên, hiện nhiều NLĐ gặp phiền phức khi giải quyết chế độ BHXH vì định danh vị trí công việc của họ tại doanh nghiệp khác với tên gọi trong danh mục nghề NN-ĐH-NH do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
Lao động làm việc độc hại không được hưởng ưu đãi BHXH vì... cái tên - 1

Ngành may có nhiều vị trí công việc độc hại nhưng không trùng tên với tên gọi trong danh mục (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Đại diện công ty TNHH May thêu Thuận Phương (quận 6, TPHCM) phản ánh: "Trong công ty có nhiều công việc được xác định là nặng nhọc, độc hại thuộc ngành da giày, dệt may. Tuy nhiên, tên gọi các vị trí công việc trong công ty không giống hoàn toàn với danh mục mà Bộ LĐ-TB&XH ban hành".
Ví dụ, với công việc cắt vải, tên trong danh mục là "Cắt vải trong công nghệ may". Ở công ty Thuận Phương, công nhân cắt vải được phân chia thành các chức danh: thợ cắt, bỏ hàng, đánh số…
Nhân viên thuộc các chức danh trên làm việc trong cùng một vị trí, có cùng điều kiện môi trường làm việc, chịu chung các yếu tố nặng nhọc độc hại (như đứng suốt ca làm việc, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh, chịu tác động của hơi nóng và bụi bông…).
Đại diện công ty cho biết thêm: "Cơ quan BHXH địa phương có yêu cầu công ty chúng tôi phải ghi đúng theo tên gọi trong danh mục trong thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH nếu muốn áp dụng các chế độ BHXH của NLĐ làm công việc nặng nhọc".
Điều quan trọng là các chức danh nghề nghiệp này tại doanh nghiệp đã có từ lâu, trước khi danh mục nghề độc hại được ban hành. Nay doanh nghiệp đã điều chỉnh cho phù hợp nhưng rắc rối xảy ra ở thời gian đóng BHXH trước đó, khi định danh công việc tại công ty không trùng với tên trong danh mục nghề NN-ĐH-NH.
Nguồn : https://dantri.com.vn/an-sinh/lao-d...-uu-dai-bhxh-vi-cai-ten-20230309133031145.htm
 
Back
Top