Lao động Nepal: Cái giá quá đắt khi làm việc dưới nắng nóng khắc nghiệt

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://laodong.vn/tu-lieu/lao-dong...m-viec-duoi-nang-nong-khac-nghiet-1135922.ldo

Một phần ba số bệnh nhân cấy ghép tại một trung tâm gần Kathmandu, Nepal là những thanh niên làm việc ở nước ngoài trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.

Con số khổng lồ


Y tá trưởng Rani Jha đi vòng quanh khoa thận, với danh sách những bệnh nhân còn quá trẻ, quá ốm yếu và quá nhiều, trong đó có trường hợp điển hình Suraj Thapa Magar - thanh niên 28 tuổi rời Nepal để lắp cửa sổ trên các tòa nhà chọc trời ở Kuwait, thường treo lủng lẳng bằng một sợi dây, làm việc trong cái nóng trên 40 độ C.

Y tá Jha ước tính, khoảng 20% bệnh nhân lọc máu tại Bệnh viện tỉnh Số 2 ở miền nam Nepal là nam thanh niên khỏe mạnh trước khi họ ra nước ngoài làm việc. Kết cục của họ như vậy là bởi nhiệt, cô nói.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học và các tổ chức, trong đó có Tổ chức Lao động Quốc tế, tăng cường cảnh báo về mối liên hệ chết người, nhưng thường bị bỏ qua, giữa việc tiếp xúc với nhiệt độ cực cao và bệnh thận mãn tính.

Khi thế giới ngày càng nóng lên và biến đổi khí hậu dẫn đến những đợt nắng nóng khắc nghiệt và thường xuyên hơn, các chuyên gia y tế công cộng lo ngại số ca mắc bệnh thận sẽ tăng cao ở những người lao động không có lựa chọn nào khác ngoài làm việc ngoài trời.

Hiệp hội các chuyên gia về thận lưu ý, nhiệt độ bề mặt toàn cầu dự kiến tăng 2 độ C vào giữa thế kỷ này và một nhóm dân số đặc biệt cần quan tâm: Người nghèo toàn cầu phải làm việc “trong môi trường ngoài trời ngày càng khắc nghiệt”.

Các nhà nghiên cứu Nepal và quốc tế cho biết, một lát cắt thoáng qua về tương lai đó đang xuất hiện ở Nepal. Ở đây, tại một quốc gia nhỏ bé và nghèo khó, cứ 10 người thì có gần 1 người ra nước ngoài làm việc - thường là đến một số nơi nóng nhất thế giới - có thể thấy rõ căn bệnh thận và hậu quả của nó một cách rõ ràng.

Năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bournemouth đã khảo sát các bác sĩ chuyên khoa thận của Nepal và 3/4 số người được hỏi nói rằng họ thấy mối tương quan giữa nam giới làm việc ở nước ngoài và nguy cơ mắc bệnh thận tăng.

Khi mở trung tâm cấy ghép nội tạng đầu tiên của Nepal ở ngoài thủ đô Kathmandu năm 2013, Pukar Shrestha - bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Nepal, dự kiến đối tượng cấy ghép thận là những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, sau 300 ca phẫu thuật, ông Shrestha nhận thấy 1/3 bệnh nhân của ông là nam thanh niên không có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Họ cần cấy ghép bởi thận bị sẹo nặng, nhỏ lại bằng một nửa kích thước bình thường. “Họ nói với tôi: "Tôi trở về từ Arab, Malaysia, Qatar". Đó là một con số khổng lồ" - ông nói.

Không còn lựa chọn nào khác

Năm 1985, chính phủ Nepal bắt đầu điều phối việc làm ở nước ngoài ra bên ngoài tiểu lục địa và ngành tuyển dụng lao động tư nhân phát triển mạnh mẽ, đưa lao động nam giới đi làm việc trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và nông nghiệp ở Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư. Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2022, kiều hối chiếm 22% nền kinh tế của Nepal.

Trước khi bắt đầu lắp đặt cửa sổ ở Kuwait, năm 2018, Suraj, giống như nhiều người ở quận Dhanusha của Nepal, anh không có lựa chọn nào khác. Tại ngôi làng của anh, Lakhinpur, một nửa trong số 40 hộ gia đình đã gửi đàn ông đến làm việc ở Vịnh Ba Tư. Những người ở lại kiếm được 4 đến 8 kg gạo mỗi ngày, trị giá chưa đến 1 USD bằng cách cắt cỏ và kéo bao cát.

Gia đình của Suraj còn khó khăn hơn: Cha mất khi anh mới 6 tuổi, để lại anh cho người chị duy nhất lớn hơn 14 tuổi của mình, Panmaya, nuôi dưỡng. Chồng của Panmaya, một thợ hồ với mức lương 5 USD/ngày, không thể nuôi đại gia đình 8 người của họ. Suraj phải ra nước ngoài.

Và Suraj có mặt ở các công trường xây dựng, lắp đặt những khung cửa sổ khổng lồ, nặng một tấn trên những tòa nhà chọc trời ở sa mạc của Kuwait. Vì thang máy không hoạt động, anh phải đi bộ vài tầng để lấy nước. Nhưng với lịch làm việc quá gấp, hầu hết công nhân chỉ tập trung quanh bể nước trong một giờ nghỉ giải lao. Nhiều ngày, nước cạn trước khi hết giờ nghỉ. Thường thì Suraj không uống gì cả ngày.

Suraj gửi cho Panmaya 150 USD tiền kiếm được mỗi tháng. Anh gửi cho chị gái những bức ảnh của mình ở tòa nhà cao 60 tầng, hứa rằng sẽ cẩn thận. Suraj đã tránh được mọi mối nguy hiểm, ngoại trừ mối nguy hiểm âm thầm tàn phá thận của anh.

.............

Trung Đông đi dễ khó về
Et1zoGG.png


Khi đi trai tráng khi về thận hư
Et1zoGG.png


Y tá trưởng Rani Jha đi vòng quanh khoa thận, với danh sách những bệnh nhân còn quá trẻ, quá ốm yếu và quá nhiều, trong đó có trường hợp điển hình Suraj Thapa Magar - thanh niên 28 tuổi rời Nepal để lắp cửa sổ trên các tòa nhà chọc trời ở Kuwait, thường treo lủng lẳng bằng một sợi dây, làm việc trong cái nóng trên 40 độ C.

Y tá Jha ước tính, khoảng 20% bệnh nhân lọc máu tại Bệnh viện tỉnh Số 2 ở miền nam Nepal là nam thanh niên khỏe mạnh trước khi họ ra nước ngoài làm việc. Kết cục của họ như vậy là bởi nhiệt, cô nói.
 
móa, đi xkld mà gửi 150 $ 1 tháng về thì bèo quá nhỉ
Dân Nam Á (Ấn **, Bangladesh, Pakistan, Nepal...) hay có trò deal lương siêu thấp để giành job mà. Đủ mọi lĩnh vực từ IT, xây dựng đến dệt may, chế biến nông sản. Đúng nghĩa bán máu giá rẻ luôn :burn_joss_stick:
 
Back
Top