Lavoisier và toán học thời cách mạng Pháp

Than_Dieu_Di_Vinfast

Senior Member
Lavoisier và toán học thời cách mạng Pháp

Huyền thoại và các sự kiện thực tế thường mô tả những người hùng theo cách khác nhau: ‘X là kẻ ăn thịt người’ thường nói về tính cách hơn là nói về chế độ ăn uống.

Trong Viện Hàn lâm Khoa học Pháp có một chuyện truyền miệng về Lavoisier; tôi chưa bao giờ thấy ai viết ra chuyện này, dù có các chuyện kể lại khác của một tay đao phủ thời cách mạng Pháp được viết lại bởi Balzac.

Để đánh thuế người đi buôn tới Paris, vua Louis 16 lập một đội các tướng lĩnh nông dân để họ xây một bức tường bao quanh Paris; tại các cửa ra vào, họ đánh thuế từng con gà mang vào thành phố (một phần trong số này là họ tự đánh thuế gà của mình). Những người này đều bị chặt đầu trong cách mạng Pháp.

Khi có người muốn cứu Lavoisier vì các thành tựu khoa học xuất sắc, câu trả lời đơn giản là: “ Cách mạng không cần nhà khoa học!” (lý lẽ này ở bất kỳ đâu và thời nào cũng được dùng). Người ta kể lại rằng đao phủ nói vài câu với Lavoisier, và Lavoisier hỏi: “Tôi là một nhà khoa học, và tôi thấy là thí nghiệm nào cũng có ích cho khoa học. Chúng ta thử làm một thí nghiệm này với nhau xem sao. Sẽ rất đáng tiếc nếu khoa học sau này không dùng đến kết quả của thí nghiệm này. Tức là tôi muốn kiểm tra xem một cái đầu bị chặt xuống có cảm thấy gì không, ít nhất là sau một vài giây khi mới bị chặt. Để kiểm tra điều này, trước khi giơ đầu tôi ra cho quần chúng xem, ông hãy nhìn vào mắt tôi trước. Nếu tôi cảm thấy gì vào thời điểm ấy, tôi sẽ nháy mắt phải. Nhất định đừng nhìn lầm kết quả, tôi sẽ nháy đúng mắt phải, ông đừng để ý đến mắt bên trái!”.
Người đao phủ nhiệt tình đồng ý, nhưng cũng nói lại rằng: ”Thí nghiệm này thì có tác dụng gì đâu. Nếu mấy cái đầu này không cảm thấy gì nữa thì tôi đâu phải thay rổ đựng đầu hàng tuần: họ cắn nát hết cả mép!”.

Thường thì các cuộc cách mạng có suy nghĩ sai lầm về những nhà khoa học, đặc biệt về các nhà toán học. Ví dụ, Marat có lần nói: ”Các nhà toán học giỏi nhất là Laplace, Monge và Cousin; bọn họ đều là mấy cái máy tự động tuân theo các công thức và dùng chúng một cách mù quáng ...”. Sau này, Napoleon ban đầu bổ nhiệm Laplace làm Bộ trưởng bộ Nội vụ, nhưng sau đó xa thải vì ông ấy ‘có ý đồ mang tinh thần vi phân vào việc quản lý’. Tôi nghĩ Laplace muốn đưa việc đo lường chính xác đến từng phần trăm một.

Nhân tiện thì Balzac mô tả “một hình vuông rất dài và hẹp”; Dumas jr thì tả các ngôi nhà “nửa bằng đá, nửa bằng gỗ, và một nửa bằng vôi vữa”, và vào năm 1912 thì Tổng thống Mỹ Taft phát biểu đầy tin tưởng rằng nước Mỹ hoàn toàn làm chủ một vùng lãnh thổ “gồm toàn bộ nửa bán cầu bao gồm một tam giác cầu có các cạnh bằng nhau, với đỉnh ở Bắc cực và Nam cực và tại kênh Panama”. Trong lời bình về ‘Eugene Onegin’, Nabokov cố gắng giải thích ý nghĩa của câu “đạn rơi vào nòng súng” bằng việc mô tả “mặt cắt ngang của nòng súng là một hình đa giác”, mặc cho sự thật là Nabokov học cấp 3 ở Nga chứ không phải ở Mỹ. Pascal có lần thắc mắc “không hiểu tại sao mọi người lại không hiểu rằng nếu họ trừ đi 0 một số thì kết quả nhận được vẫn là 0”. Pascal cũng khẳng định “cố một số biểu diễn vô cùng vì các số không có tận cùng”.

Mô tả toán học Pháp thời kỳ 1820, Abel viết rằng tất cả mọi người trong đất nước này muốn dạy người khác, nhưng không có ai muốn học gì mới. Nhân tiện thì các nhà toán học Pháp đã làm mất và bỏ qua công trình chính của Abel (được họ mô tả là ‘một công dân của Nauy, một phần đất thuộc Siberia’) - công trình chứng minh tính không giải được của phương trình tổng quát bậc 5 bằng căn thức.

(Yesterday and Long Ago - V.I. Arnold, trang 39-42)
 
Easiest first comment ever
qZV215Z.png
qZV215Z.png
 
Back
Top