thảo luận Lấy lý do chống lạm dụng tình dục trẻ em, APPLE ra công cụ quét toàn bộ ảnh trong ICLOUD người dùng

CryWoman

Member
Việc Apple lên kế hoạch ra mắt hệ thống tính năng quét Tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM) trên các nền tảng của mình đã gây ra làn sóng tranh cãi và chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào công ty.

2225840.jpg


Về cơ bản, công ty đang cố gắng tiên phong giải quyết một vấn nạn mà trong những năm gần đây đã khiến các quan chức thực thi pháp luật và các công ty công nghệ đau đầu: đó là cuộc khủng hoảng gia tăng nạn lạm dụng tình dục trẻ em trên các nền tảng internet lớn. Gần đây nhất vào năm 2018, các công ty công nghệ đã báo cáo về sự tồn tại của 45 triệu bức ảnh và video cấu thành tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em - một con số cao đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, trong khi cuộc khủng hoảng này là có thật, các nhà phê bình vẫn lo ngại rằng các tính năng mới của Apple - liên quan đến việc quét thiết bị và tin nhắn của người dùng theo thuật toán - sẽ vi phạm quyền riêng tư và đáng lo ngại hơn là một ngày nào đó, nó có thể bị lợi dụng để tìm kiếm các loại tài liệu khác ngoài CSAM. Điều đó có thể mở ra cánh cửa cho các hình thức giám sát rộng rãi, đồng thời có thể nảy sinh giải pháp tiềm năng mã hóa các liên lạc - một trong những hy vọng tốt nhất, cuối cùng để bảo vệ quyền riêng tư.

Để hiểu những mối quan tâm này, hãy xem lại các chi tiết cụ thể về tính năng mới của Apple. Đầu tiên, công ty sẽ tung ra một công cụ mới để quét ảnh được tải lên iCloud từ các thiết bị của Apple, nhằm tìm kiếm các dấu hiệu tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em. Theo tài liệu kỹ thuật do Apple xuất bản, tính năng mới này sử dụng "chức năng kết hợp thần kinh", được gọi là NeuralHash, để đánh giá xem hình ảnh trên iPhone của người dùng có khớp với "hàm băm" hay dấu vân tay kỹ thuật số duy nhất của CSAM hay không. Hệ thống thực hiện điều này bằng cách so sánh các hình ảnh được chia sẻ với iCloud với cơ sở dữ liệu lớn các hình ảnh CSAM do Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột (NCMEC). Nếu có nhiều hình ảnh được phát hiện, chúng sẽ được gắn cờ và cảnh báo cho NCMEC.

Một số người đã bày tỏ lo ngại rằng điện thoại của họ có thể chứa hình ảnh của chính con họ trong bồn tắm hoặc khỏa thân chạy qua vòi phun nước hoặc một cái gì đó tương tự. Tuy nhiên, theo Apple, bạn không phải lo lắng về điều đó. Công ty nhấn mạnh rằng họ không "tìm hiểu bất cứ hình ảnh nào không khớp với kho hình ảnh trong cơ sở dữ liệu CSAM".

Trong khi đó, Apple cũng sẽ tung ra tính năng iMessage mới được thiết kế để "cảnh báo trẻ em và cha mẹ khi trẻ nhận hoặc gửi những bức ảnh khiêu dâm". Cụ thể, tính năng này được xây dựng để cảnh báo trẻ em khi chúng chuẩn bị gửi hoặc nhận một hình ảnh mà thuật toán của công ty cho là khiêu dâm. Đứa trẻ nhận được thông báo cho biết chúng sắp xem một hình ảnh gợi dục. Hình ảnh sẽ bị làm mờ để trẻ không thể nhìn vào đó, cho đến khi người dùng đồng ý xem. Nếu một đứa trẻ dưới 13 tuổi lướt qua thông báo đó để gửi hoặc nhận hình ảnh, bố mẹ trẻ sau đó sẽ nhận được thông báo.

Cả hai bản cập nhật này sẽ bắt đầu tung ra vào cuối năm nay cùng với việc phát hành iOS 15 và iPadOS 15. Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền tự do dân sự vẫn phản đối. Về bản chất, các nhà phê bình lo ngại việc triển khai công nghệ mới mạnh mẽ như vậy sẽ tạo ra một số mối nguy hiểm về quyền riêng tư.

Về bản cập nhật iMessage, mọi người lo ngại về cách hoạt động của lớp mã hóa. Mã hóa bảo vệ nội dung tin nhắn của người dùng. Tuy nhiên, do cách thiết lập tính năng mới của Apple, thông tin liên lạc với các tài khoản con sẽ được quét để tìm tài liệu khiêu dâm trước khi mã hóa tin nhắn. Một lần nữa, điều này không có nghĩa là Apple có quyền tự do đọc tin nhắn của trẻ - dù họ chỉ đang tìm kiếm thứ mà thuật toán của họ coi là hình ảnh không phù hợp.

Tuy nhiên, từng có tiền lệ đang lo ngại vì sự thay đổi này. Trong một tuyên bố mới đây, Trung tâm Dân chủ và Công nghệ đã nhắm vào bản cập nhật iMessage, gọi nó là sự xói mòn quyền riêng tư được mã hóa end-to-end của Apple: "Cơ chế cho phép Apple quét hình ảnh trong iMessages không thể là một giải pháp kiểu cửa sau", Trung tâm cho biết. "Việc quét tin nhắn ở một đầu máy người dùng đã "phá vỡ tính bảo mật của quá trình giao tiếp và việc thông báo cho bên thứ ba (bố mẹ) về nội dung của giao tiếp sẽ làm suy yếu quyền riêng tư của trẻ".

Kế hoạch quét các nội dung tải lên iCloud cũng đã gây tranh cãi tương tự. Jennifer Granick, cố vấn giám sát và an ninh mạng cho Dự án Công nghệ, Quyền riêng tư và Ngôn ngữ của ACLU, nói rằng bà lo ngại về những tác động tiềm ẩn của việc quét ảnh.

"Apple đã xây dựng một cơ sở hạ tầng để giám sát rộng rãi các cuộc trò chuyện và thông tin mà chúng tôi lưu giữ trên điện thoại của mình", bà nói. "Vì lý do này hay lý do khác, nó cũng dễ dàng bị lạm dụng bởi những người chuyên quyền ở nước ngoài, bởi các quan chức chính phủ trong nước, hoặc thậm chí bởi chính công ty".

Mọi người lo ngại khả năng quét tài liệu như các công cụ của Apple cuối cùng có thể được lợi dụng để làm các thuật toán tìm kiếm các loại hình ảnh hoặc văn bản khác. Những lo ngại như vậy trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi triển khai các tính năng ở các quốc gia khác. Một số nhà phê bình cảnh báo rằng các công cụ của Apple có thể bị lạm dụng và bị các chính phủ nước ngoài từ chối. Trước những lo ngại này, Apple xác nhận họ có kế hoạch mở rộng các tính năng trên cơ sở từng quốc gia. Khi xem xét việc phân phối ở một quốc gia nhất định, họ sẽ đánh giá vấn đề pháp lý trước.

Ai mà biết được tính năng mới sẽ khiến Apple chịu áp lực của các chính phủ để quét nội dung khủng bố, meme mô tả các nhà lãnh đạo chính trị theo những cách châm biếm không hay ho.

Vì tất cả những lo ngại này, những người ủng hộ quyền riêng tư và các chuyên gia bảo mật đã viết một bức thư ngỏ cho Apple, yêu cầu công ty xem xét lại các tính năng mới của mình. Tính đến ngày hôm qua (8/8), bức thư đã có hơn 5.000 chữ ký.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này có ảnh hưởng đến kế hoạch của gã khổng lồ công nghệ hay không. Trong một bản ghi nhớ nội bộ của công ty bị rò rỉ vào thứ Sáu, Phó chủ tịch phần mềm của Apple Sebastien Marineau-Mes thừa nhận "một số người có sự hiểu lầm và một số người lo lắng về tác động của các tính năng mới, nhưng công ty sẽ" tiếp tục giải thích và trình bày chi tiết để mọi người hiểu những gì chúng tôi đã xây dựng".



theo Gizmodo
 
nửa năm trở lại đây hay post tin tức về Apple mới thấy rằng Apple giờ thối nát rồi đấy, cứ mạnh mồm mà rêu rao bảo mật đi nhiều phốt lắm rồi
 
Dropbox có tính năng tương tự như vậy (lỗi 409 Conflict) bấy lâu nay chẳng thấy ai nhắc đến :D. Ví dụ lưu cái gì dính tới restricted_content nếu mình sử dụng nội bộ thì không sao. Nhưng nếu chia sẻ ra ngoài hay thậm chí truy cập qua API là nó quét mã hash chặn liền. Mà nói cho cùng thì mấy anh cloud phổ biến đều thế cả. Bởi vậy mấy công cụ kiểu như cryptomator mới được sử dụng nhiều.
 
Back
Top