[LBVT] Thuyết quả trứng và luân hồi, tái sinh.

Dst0808

Member
Xin chào các thím !
Đến hẹn lại lên mỗi dịp cuối tuần vozer chúng ta tiếp tục sứ mệnh kẻ bảng :haha:
Ngoài những chủ đề đã block thì duy chỉ còn cánh cửa vũ trụ là luận bàn duy nhất của ae nên hôm nay mình xin són tiếp vài dòng mong rằng nó có ích, tạo ra giá trị thảo luận trên diễn đàn. Vì yếu tố chất cấm nên mình phải dùng nhiều từ ngữ thay thế tránh vi phạm nội quy nên câu văn có thể không trọn vẹn. Vì thế mình xin phép up bản full trong spoiler và cảnh xin cảnh báo đây rõ ràng sẽ là 1 wall text nên bạn nào ngại đọc hoặc không có chứng chỉ đọc - hiểu xin vui lòng lướt qua :shame:

Trong suốt chiều dài lịch sử con người luôn nỗ lực cố gắng giải thích tất cả mọi thứ, từ những quy luật tự nhiên cho đến sự phát triển, hình thành và vận mệnh của muôn loài bằng nhiều phương pháp - niềm tin khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu đó hóc búa chưa có câu trả lời ví như nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của vũ trụ ? Con người được "tạo" ra với mục đích gì ? Còn gì sau cái chết ? Liệu có một vị thần sáng tạo với tình thương bao la hay không ?,...

Thuyết quả trứng bắt nguồn từ một cuộc đối thoại trong truyện ngắn "Quả trứng" (The Egg) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Andy Weir.

Tóm tắt thuyết :

Một người đàn ông bị chết do tai nạn giao thông anh ta gặp lại đấng sáng tạo và được khai sáng tâm hồn về cái chết, về mục đích sống mình. Trong thế giới hàng tỉ con người chỉ là những phiên bản khác nhau của chính anh ta. Trong thuyết quả trứng không có cái chết vĩnh viễn chỉ có vòng lặp luân hồi vượt ra khỏi không - thời gian. Và đấng sáng tạo luôn hằng hữu hiện diện để giúp "nhân vật chính" hoàn thiện bản thân qua những lần tái sinh bởi vì anh ta được đấng sáng tạo này mang đến từ một thế giới khác - Một thế giới tuyển chọn của các vị thần.

Tại sao tác giả lại chọn hình tượng quả trứng ?

Trong tự nhiên hình cầu có lẽ là hình dạng hoàn hảo nhất, đẹp nhất, trọn vẹn và cân bằng nhất. Điều này cũng phù hợp với mong muốn, khát khao của con người - luôn luôn hướng tới sự hoàn mỹ nhất có thể. Khối cầu trở thành một biểu tượng cho sự hoàn hảo nhưng quả trứng thì chỉ mới mang dáng dấp của một khối cầu. Hay nói cách khác vũ trụ này vốn dĩ chưa thực sự hoàn thiện.

"Nếu vũ trụ này là một giả lập thì nó là sản phẩm của một học sinh trung học của một vũ trụ khác - Gregory benford"

Triết học phân loại con người thành hai nhóm chính: duy tâm và duy vật. Tuy nhiên trong thực tế đời sống chúng ta không một ai duy vật hoàn toàn và ngược lại cũng không một ai hoàn toàn duy tâm. Bằng chứng là những người làm ra nhiều của cải thì cũng quan trọng hình thức tín ngưỡng còn người chuyên tu cũng cần vật chất để đảm bảo đời sống của mình.

Ảnh hưởng tín ngưỡng.

Khi con người đã quá mệt mỏi, gặp khổ đau, thất bại,... cách cửa cuối cùng mà con người muốn bấu víu chính là cánh cửa của tâm linh. Vì thế, các tín ngưỡng cũng phát triển song song bên cạch đời sống vật chất. Tất cả tín ngưỡng lớn đều lấy cái chết - nỗi sợ lớn nhất của mỗi người để nhắc nhở về một lối sống đạo đức, yêu thương, hoà hợp, mục vụ lẫn nhau.

Trong niềm tin của một nhóm tín ngưỡng người ta tin rằng con người có luân hồi. Tuy nhiên với nhóm tín ngưỡng khác người ta chỉ cho rằng mỗi người chỉ có một kiếp sống, chỉ được trao một cơ hội. Sự sống đời sau chỉ xảy ra sau sự kiện phán xét cuối cùng của Đấng tạo hóa. Vì thế xét theo quan điểm của nhóm tín ngưỡng thứ 2 có phần khắt khe hơn, con người cần nỗ lực cố gắng nhiều hơn, sống có trách nhiệm hơn trong đời sống hiện tại. Nhóm tín ngưỡng 1, hiện tại vẫn tin rằng oan nghiệp đời này là do tiền kiếp gây ra và con đường giải thoát để đời sau là tu tập trong đời này. Nói một cách dễ hiểu theo 2 nền tảng tín ngưỡng lớn hiện nay. Với nhóm tín ngưỡng 1, mỗi lần đầu thai vào một kiếp sống mới giống như bạn đang đi thêm một bậc thang để tới đích vĩnh hằng. Bởi vì không một ai trong chúng ta có thể khẳng định hay chứng minh rằng mình hoàn hảo, không lầm lỗi. Khác với Một nhóm tín ngưỡng, Một nhóm tín ngưỡng khác lại chỉ cho bạn một con đường duy nhất để tới đích. Nếu bạn sống một cuộc đời hy sinh, mục vụ vì người khác sẽ được ân sủng trên thiên đàng. Sự sống vĩnh hằng hay phục sinh lần nữa chỉ xảy ra khi bạn chiến thắng bản thân bằng đời sống đạo đức, bác ái và được Đấng tạo hoá ghi nhận khi phán xét lần cuối cùng. Quan điểm của Một nhóm tín ngưỡng không nhắc tới Thượng Đế hay vị thần sáng tạo điều này gây mâu thuẫn và tranh cãi với Một nhóm tín ngưỡng khác. Một nhóm tín ngưỡng được Đức giáo chủ của họ lúc còn tại thế khuyên bảo vệ người đời sống đạo để được tu về cõi của tịnh độ còn nhóm tín ngưỡng khác nhắc đến cuốc sống thiên đàng nơi đấng toàn năng ngự trị. Vì thế có thể nói thuyết quả trứng đã một phần nào đó góp phần trong việc hoà hợp giữa các nền tín ngưỡng lớn khi nói rằng mỗi tín ngưỡng đều đúng một phần và chính thuyết quả trứng cũng một phần nào đó trả lời cho những câu hỏi còn chưa bỏ của các tín ngưỡng. Nhóm tín ngưỡng 1 là một trong những nền tín ngưỡng hưởng ứng thuyết quả trứng. Khi dữ liệu dân số đang chỉ ra lỗ hổng của thuyết luân hồi trong nội tại tín ngưỡng này người ta chuyển sang giải thích luân hồi theo hướng về oán, nghiệp nên một số "linh hồn" sẽ chuyển thể sang động vật. Khi khoa học phát triển, khám phá ra nhiều hành tinh người ta lại "chuyển thể" về sự sống luân hồi trên những hành tinh khác. Và rồi thuyết quả trứng lại phát triển cách giải thích bằng cách : đảo ngược không thời gian. Nhân vật "tôi" trong The eggs vốn là đàn ông lại được đầu thai bằng hình dáng của một thiếu nữ sống Trung Quốc của những thế kỷ trước.

Tồn tại một vị thần sáng tạo ?

Một lần nữa the eggs tái khẳng định về sự xuất hiện của vị thần sáng tạo như cách mà nhóm tín ngưỡng 2 nói về Đấng tạo hoá về cách người ta tin vào đấng Allah hay Thượng Đế trong các tín ngưỡng khác,... trong cuộc đối thoại với nhân vật chính. Nếu là một 'chiên hữu' có lẽ bạn đã từng nhiều lần nghe những lời nguyện ước nên một. Điều này cũng được thể hiện trong the eggs khi nhân vật chính được khai sáng về bản thân về những "phiên bản" khác nhau của mình trong thế giới vật lý thực tại. Trong thế giới của the eggs nhà văn cũng cho rằng không tồn tại thiên đường hay hoả ngục. Có thể hiểu hỏa ngục hay thiên đường không phải ở đâu xa mà ngay trên trái đất này, trong kiếp sống mỗi người. Nếu như bạn sinh ra trong thời kỳ đói kém, loạn lạc, bệnh tật chẳng phải là hỏa ngục hay sao ? Trái lại nếu như được luân hồi vào thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật, y tế giáo dục, đời sống được đảm bảo chẳng phải là bản thân cũng được sung sướng , hạnh phúc, no đủ hơn ? hay hỏa ngục là rào cản của cơ thể vật lí khi bạn phải trải qua sinh, lão, bệnh tử,... còn thiên đường là phần linh hồn sáng trong đẹp đẽ ? Ồ nghe có vẻ hợp lý đấy nhỉ ? Vậy còn những lời sấm truyền Trong nhân gian, những tiên đoán của các nhà tiên tri tại sao lại luôn hướng về thời gian phía trước ?

Mục đích ẩn sâu.

Truyện ngắn: The eggs của nhà văn Andy Weir không phải được tạo ra mới mục đích truyền đạo hay cố gắng giải thích các nền tín ngưỡng. The eggs thực chất chỉ là một dẫn chứng của thuyết nhất thể trong một nhóm tín ngưỡng khác. Một thuyết phát triển bên cạnh trường phái đức tin truyền thống của tín ngưỡng này dựa trên thuyết tam thiên.

The eggs là quan điểm của một cá nhân nhưng ẩn sâu trong đó là ý nghĩa nhân văn gửi đến từng người : Tất cả chúng ta hãy xem nhau là chi thể của một bản thể lớn. Vì cùng một điểm xuất phát và một đích đến cuối cùng cho nên mọi người nên luôn hiệp thông, yêu thương tôn trọng lẫn nhau,... Hướng tới một thế giới không thù hận, oán ghét, đố kỵ, khinh bỉ, giết chóc,... Bởi vì :

"Bất kì khi nào ngươi hãm hại ai," ta nói, "ngươi đều hãm hại chính mình. Bất kì mọi hành động tốt bụng nào ngươi đã thực hiện, ngươi đã thực hiện với chính mình. Tất cả mọi khoảng khắc buồn hay vui đã từng, hoặc sẽ trải qua với bất cứ con người nào, trải qua bởi ngươi."

Liệu có tồn tại thượng đế hay vị thần sáng tạo hay không luôn là một câu hỏi khó và câu hỏi vị thượng đế tạo ra muôn loài có thực sự yêu thương chúng ta hay không lại càng khó trả lời hơn. Bởi vì tất cả mọi người trừ trường hợp chết lâm sàng thì không một ai thực sự trở về từ cái chết để cho chúng ta biết bên kia thế giới có những gì. Con người luôn cho hằng mình là loài được chọn, là hình ảnh mô phỏng của đấng tối cao bởi ngoài việc chế ngự được thiên nhiên, nhiều loài động vật hung dữ,... Con người còn ý thức được cái chết, tình mẫu tử thiêng liêng,... Thực tế, nhiều loài động vật như khỉ, gà, chó, heo, bò,... đều có khả năng này. Có một lần để tiếp cận bầy khỉ hoang dã những nhà làm phim đã tạo gắn những chiếc camera trên một hình một hình nộm mang hình dáng của một con khỉ con. Điều thú vị là khi con khỉ giả rơi xuống bất động một con khỉ mẹ tới gần ôm nó lên đặt vào lòng mình. Rồi cả đàn khỉ quây quần xung quanh nó, một không khí đau buồn diễn ra trước mắt đoàn làm phim. Hay bạn có thể bắt gặp sự lảng trốn hoặc những giọt nước mắt của động vật khi chúng biết mình sắp bị giết thịt.

Rõ ràng những loài động vật cũng có cảm xúc, cũng có ý thức không khác chúng ta đấy thôi !

Vậy tại sao sự tái sinh lại diễn ra chỉ với chúng ta ? Đó có phải là những trải nghiệm, những cố gắng, những nỗi khổ cực,... trong cuộc đời này sẽ được đền đáp trong cuộc sống đời sau ?

Sự tiếp nối kế thừa cho đời sau phải chăng là ý thức ?

Bạn có biết rằng chỉ với những mẫu cao su, một ít kim loại, và bán dẫn người ta cũng biến chúng thành những công cụ biết tính toán, lưu trữ thông tin thậm chí còn tự sửa lỗi,... Nếu như là một người bình thường bạn sẽ kinh ngạc tại sao một con Chip máy tính làm từ những nguyên liệu như trên có thể hoạt động những công năng phục vụ con người phi thường như vậy có lẽ khi đủ kiến thức chúng ta cũng có thể hiểu mô thịt có thể lưu trữ thông tin, chứa đựng tâm lý, tình cảm, cảm xúc,...

Kỳ thực con người trong vũ trụ này chỉ như một bào tử vi khuẩn nhỏ bé, yếu ớt. Mọi sinh vật kể cả con người đều bình đẳng trước cái chết, tất cả, đều khát khao được sống và sự sống đời đời. Chính vì sợ mình sẽ tan biến sẽ đi vào hư vô nên con người sợ cái chết, níu giữ vào tâm linh và đó cũng là nguyên nhân để các tín ngưỡng hình thành và phát triển.



Giá trị tâm linh


Việt Nam có thể nói là một đất nước khổ đau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều mất mát và hy sinh. Tuy nhiên cũng sản sinh ra nhiều bậc tài trí hào kiệt có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống vật chất cũng như tâm linh tín ngưỡng dân gian mà nếu chúng ta liệt kê ra là không kể xiết. Trong một quần thể xã hội dù là động vật bậc thấp hay con người đều cần có một người đứng đầu để lãnh đạo, để dẫn lối thì chúng ta cũng có thể chắc chắn trong tâm linh cũng cần có một vị như thế.

"Có thể đấng tạo hóa của chúng ta là một thực thể đặc biệt không mang dáng vẻ giống người phàm và ngài đôi khi cũng thật láu cá. – Peter van inwagen"

Nếu như có đấng tạo hóa vậy ngài ở đâu khi thiên tai, dịch bệnh, khổ đau,..?

Chúng ta hãy nhìn về những trải nghiệm cận tử, mỗi con người với những niềm tin khác nhau lại có những trải nghiệm khác nhau. Mặc dù trong số họ đều trải nghiệm thấy những tác động vật lý của môi trường và những người khác khi họ rời bỏ cơ thể vật lý. Có lẽ đấng tạo hóa sẽ trông giống như bạn khi điều khiển một nhân vật trong trò chơi giả lập mô phỏng mang tên: The sims. Nhân vật của bạn chỉ như con rối và bạn toàn quyền quyết định biến cố trong cuộc đời của nó một cách ẩn danh. Ồ thật rắc rối nhỉ ?



Với con người cuộc sống không chỉ vì miếng ăn nhưng con người cũng cần ăn để sống. Đó cũng là yếu tố sinh tồn bắt buộc của muôn loài từ đó hình thành chuỗi thức ăn khép kíp. Nếu bạn là một đấng tạo hóa, bạn tạo ra muôn loài liệu bạn có "thấy đau lòng" khi thấy loài này ăn thịt loài kia không? Bạn có muốn làm người khi bạn tạo ra con người và đủ khả năng điều khiển sinh mệnh đó ?

Sứ mệnh của bạn là gì ?

Tôi vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm in trong trang sách ngữ văn lớp 12 khi nói về cách con người ta làm ra hạt gạo.

"Gạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

Để làm được hạt gạo thơm ngon cực nhọc, vất vả là thế nhưng để có hạt gạo trong tự nhiên như hiện nay là cả một quá trình lao động của con người. này bạn, không chỉ gạo mà những thực phẩm, nhu yếu phẩm khác như chuối, cam , rau củ, hay thịt các loài động vật,... cũng trải qua hàng trăm năm thuần hóa, nuôi cấy, lai tạo của con người. Nếu không nhờ khả năng lao động, khát khao sáng tạo có lẽ lúa chỉ là một giống cỏ tầm thường. Nếu không có sự nghiên cứu, tìm tòi liệu bạn có thể thấy được những điều tôi viết ra hay không ? Những bài thuyết có thể vang cả khán phòng rộng lớn không ? Nếu như không có nghiên cứu tìm tòi có lẽ người ta vẫn tin trái đất hình phẳng hay mặt trời quay quanh trái đất ? Thật buồn, khi ,một bộ phận giới trẻ hiện tại được những nội dung bẩn trên các trang mạng xã hội nhồi nhét để có cách hiểu sai về thuyết tiến hóa trong quá trình "được dạy" để chấp nhận tín ngưỡng của mình.

Nhiều người chắc sẽ cười khẩy khi lũ trẻ thời nay không chăm lo đời sống hiện tại mà luôn thắc mắc về tạo hóa, về tự nhiên nhưng với cá nhân tôi mà nói điều thực sự tốt và chẳng có điều gì phải cười chê bởi có thắc mắc mới có tìm tòi, có hiểu biết mới có thể sáng tạo. Nếu như chúng ta tiếp cận được những nền văn minh tiên tiến hòa đồng bên ngoài trái đất có lẽ câu hỏi lý thú nhất với họ là đấng tạo hoá có tồn tại hay không? Vũ trụ được tạo ra với mục đích gì ? Nó chắc chắn là không phải là câu hỏi lớn nhưng không dễ để trả lời. Hành trình tìm đấng sáng tạo là khát khao của nhiều người trong thực tại lẫn tâm linh. Ngay cả thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng:

"Nhiều người sẽ không hiểu mình tới trái đất để làm gì, đơn giản là làm một người tử tế và hạnh phúc"

Thật vậy, với tôi công bằng mà nói với bản thân tôi luôn khát khao đi tìm đấng sáng tạo với tất cả những gì tôi có thể tiếp cận : khoa học hay tâm linh nhưng thay vì cứ cố gắng đi tìm thì tôi có thể trải nghiệm những gì tạo hóa, những gì dân tộc tôi mang lại. Đó là vẻ đẹp của tự nhiên hoa lá, sông núi, biển hồ,... đó là truyền thống yêu nước, thương người, đạo hiếu,... Bạn có có thấy vui trước sự nhộn nhịp của phố xá về đêm ? Bạn có thấy bình yên nơi miền quê trong ký ức tuổi thơ xa nhà? Bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của các loài hoa, sự trung thành của động vật, nụ cười của mẹ, hạnh phúc của cha,... Bạn đã từng thấy niềm vui, sự thảnh thơi trong tâm hồn khi giúp đỡ những người khó khăn xung quanh bạn? Cuộc sống luôn biến đổi nhưng dù thế nào đi nữa bạn có quyền hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp với bản thân, hãy hài lòng với những gì mình có và hãy nói không với những điều không tốt. Hãy tin tưởng nhưng đừng mù quáng trong thực tế và cả tâm linh. Hãy sống có ích, bình tâm, an lạc trong chính cuộc sống hiện tại để có thể một ngày nào đó bạn có thể được diện kiến chính đấng sáng tạo của mình khi đó bạn có thể hài lòng và nói lời cảm ơn đến Ngài.
 
Last edited:
Xin chào các thím !
Đến hẹn lại lên mỗi dịp cuối tuần vozer chúng ta tiếp tục sứ mệnh kẻ bảng :haha:
Ngoài những chủ đề đã block thì duy chỉ còn cách cửa vũ trụ là luận bàn duy nhất của ae nên hôm nay mình xin són tiếp vài dòng mong rằng nó có ích, tạo ra giá trị thảo luận trên diễn đàn. Vì yếu tố chất cấm nên mình phải dùng nhiều từ ngữ thay thế tránh vi phạm nội quy nên câu văn có thể không trọn vẹn. Vì thế mình xin phép up bản full trong spoiler và cảnh xin cảnh báo đây rõ ràng sẽ là là 1 wall text nên bạn nào ngại đọc hoặc không có chứng chỉ đọc - hiểu xin vui lòng lướt qua :shame:

Trong suốt chiều dài lịch sử con người luôn nỗ lực cố gắng giải thích tất cả mọi thứ, từ những quy luật tự nhiên cho đến sự phát triển, hình thành và vận mệnh của muôn loài bằng nhiều phương pháp - niềm tin khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu đó hóc búa chưa có câu trả lời ví như nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của vũ trụ ? Con người được "tạo" ra với mục đích gì ? Còn gì sau cái chết ? Liệu có một vị thần sáng tạo với tình thương bao la hay không ?,...

Thuyết quả trứng bắt nguồn từ một cuộc đối thoại trong truyện ngắn "Quả trứng" (The Egg) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Andy Weir.

Tóm tắt thuyết :

Một người đàn ông bị chết do tai nạn giao thông anh ta gặp lại đấng sáng tạo và được khai sáng tâm hồn về cái chết, về mục đích sống mình. Trong thế giới hàng tỉ con người chỉ là những phiên bản khác nhau của chính anh ta. Trong thuyết quả trứng không có cái chết vĩnh viễn chỉ có vòng lặp luân hồi vượt ra khỏi không - thời gian. Và đấng sáng tạo luôn hằng hữu hiện diện để giúp "nhân vật chính" hoàn thiện bản thân qua những lần tái sinh bởi vì anh ta được đấng sáng tạo này mang đến từ một thế giới khác - Một thế giới tuyển chọn của các vị thần.

Tại sao tác giả lại chọn hình tượng quả trứng ?

Trong tự nhiên hình cầu có lẽ là hình dạng hoàn hảo nhất, đẹp nhất, trọn vẹn và cân bằng nhất. Điều này cũng phù hợp với mong muốn, khát khao của con người - luôn luôn hướng tới sự hoàn mỹ nhất có thể. Khối cầu trở thành một biểu tượng cho sự hoàn hảo nhưng quả trứng thì chỉ mới mang dáng dấp của một khối cầu. Hay nói cách khác vũ trụ này vốn dĩ chưa thực sự hoàn thiện.

"Nếu vũ trụ này là một giả lập thì nó là sản phẩm của một học sinh trung học của một vũ trụ khác - Gregory benford"

Triết học phân loại con người thành hai nhóm chính: duy tâm và duy vật. Tuy nhiên trong thực tế đời sống chúng ta không một ai duy vật hoàn toàn và ngược lại cũng không một ai hoàn toàn duy tâm. Bằng chứng là những người làm ra nhiều của cải thì cũng quan trọng hình thức tín ngưỡng còn người chuyên tu cũng cần vật chất để đảm bảo đời sống của mình.

Ảnh hưởng tín ngưỡng.

Khi con người đã quá mệt mỏi, gặp khổ đau, thất bại,... cách cửa cuối cùng mà con người muốn bấu víu chính là cánh cửa của tâm linh. Vì thế, các tín ngưỡng cũng phát triển song song bên cạch đời sống vật chất. Tất cả tín ngưỡng lớn đều lấy cái chết - nỗi sợ lớn nhất của mỗi người để nhắc nhở về một lối sống đạo đức, yêu thương, hoà hợp, mục vụ lẫn nhau.

Trong niềm tin của một nhóm tín ngưỡng người ta tin rằng con người có luân hồi. Tuy nhiên với nhóm tín ngưỡng khác người ta chỉ cho rằng mỗi người chỉ có một kiếp sống, chỉ được trao một cơ hội. Sự sống đời sau chỉ xảy ra sau sự kiện phán xét cuối cùng của Đấng tạo hóa. Vì thế xét theo quan điểm của nhóm tín ngưỡng thứ 2 có phần khắt khe hơn, con người cần nỗ lực cố gắng nhiều hơn, sống có trách nhiệm hơn trong đời sống hiện tại. Một nhóm tín ngưỡng hiện đại vẫn tin rằng oan nghiệp đời này là do tiền kiếp gây ra và con đường giải thoát để đời sau là tu tập trong đời này. Nói một cách dễ hiểu theo 2 nền tảng tín ngưỡng lớn hiện nay. Với Một nhóm tín ngưỡng mỗi lần đầu thai vào một kiếp sống mới giống như bạn đang đi thêm một bậc thang để tới đích vĩnh hằng. Bởi vì không một ai trong chúng ta có thể khẳng định hay chứng minh rằng mình hoàn hảo, không lầm lỗi. Khác với Một nhóm tín ngưỡng, Một nhóm tín ngưỡng khác lại chỉ cho bạn một con đường duy nhất để tới đích. Nếu bạn sống một cuộc đời hy sinh, mục vụ vì người khác sẽ được ân sủng trên thiên đàng. Sự sống vĩnh hằng hay phục sinh lần nữa chỉ xảy ra khi bạn chiến thắng bản thân bằng đời sống đạo đức, bác ái và được Đấng tạo hoá ghi nhận khi phán xét lần cuối cùng. Quan điểm của Một nhóm tín ngưỡng không nhắc tới Thượng Đế hay vị thần sáng tạo điều này gây mâu thuẫn và tranh cãi với Một nhóm tín ngưỡng khác. Một nhóm tín ngưỡng được Đức giáo chủ của họ lúc còn tại thế khuyên bảo vệ người đời sống đạo để được tu về cõi của tịnh độ còn nhóm tín ngưỡng khác nhắc đến cuốc sống thiên đàng nơi đấng toàn năng ngự trị. Vì thế có thể nói thuyết quả trứng đã một phần nào đó góp phần trong việc hoà hợp giữa các nền tín ngưỡng lớn khi nói rằng mỗi tín ngưỡng đều đúng một phần và chính thuyết quả trứng cũng một phần nào đó trả lời cho những câu hỏi còn chưa bỏ của các tín ngưỡng. Nhóm tín ngưỡng 1 là một trong những nền tín ngưỡng hưởng ứng thuyết quả trứng. Khi dữ liệu dân số đang chỉ ra lỗ hổng của thuyết luân hồi trong nội tại tín ngưỡng này người ta chuyển sang giải thích luân hồi theo hướng về oán, nghiệp nên một số "linh hồn" sẽ chuyển thể sang động vật. Khi khoa học phát triển, khám phá ra nhiều hành tinh người ta lại "chuyển thể" về sự sống luân hồi trên những hành tinh khác. Và rồi thuyết quả trứng lại phát triển cách giải thích bằng cách : đảo ngược không thời gian. Nhân vật "tôi" trong The eggs vốn là đàn ông lại được đầu thai bằng hình dáng của một thiếu nữ sống Trung Quốc của những thế kỷ trước.

Tồn tại một vị thần sáng tạo ?

Một lần nữa the eggs tái khẳng định về sự xuất hiện của vị thần sáng tạo như cách mà nhóm tín ngưỡng 2 nói về Đấng tạo hoá về cách người ta tin vào đấng Allah hay Thượng Đế trong các tín ngưỡng khác,... trong cuộc đối thoại với nhân vật chính. Nếu là một 'chiên hữu' có lẽ bạn đã từng nhiều lần nghe những lời nguyện ước nên một. Điều này cũng được thể hiện trong the eggs khi nhân vật chính được khai sáng về bản thân về những "phiên bản" khác nhau của mình trong thế giới vật lý thực tại. Trong thế giới của the eggs nhà văn cũng cho rằng không tồn tại thiên đường hay hoả ngục. Có thể hiểu hỏa ngục hay thiên đường không phải ở đâu xa mà ngay trên trái đất này, trong kiếp sống mỗi người. Nếu như bạn sinh ra trong thời kỳ đói kém, loạn lạc, bệnh tật chẳng phải là hỏa ngục hay sao ? Trái lại nếu như được luân hồi vào thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật, y tế giáo dục, đời sống được đảm bảo chẳng phải là bản thân cũng được sung sướng , hạnh phúc, no đủ hơn ? hay hỏa ngục là rào cản của cơ thể vật lí khi bạn phải trải qua sinh, lão, bệnh tử,... còn thiên đường là phần linh hồn sáng trong đẹp đẽ ? Ồ nghe có vẻ hợp lý đấy nhỉ ? Vậy còn những lời sấm truyền Trong nhân gian, những tiên đoán của các nhà tiên tri tại sao lại luôn hướng về thời gian phía trước ?

Mục đích ẩn sâu.

Truyện ngắn: The eggs của nhà văn Andy Weir không phải được tạo ra mới mục đích truyền đạo hay cố gắng giải thích các nền tín ngưỡng. The eggs thực chất chỉ là một dẫn chứng của thuyết nhất thể trong một nhóm tín ngưỡng khác. Một thuyết phát triển bên cạnh trường phái đức tin truyền thống của tín ngưỡng này dựa trên thuyết tam thiên.

The eggs là quan điểm của một cá nhân nhưng ẩn sâu trong đó là ý nghĩa nhân văn gửi đến từng người : Tất cả chúng ta hãy xem nhau là chi thể của một bản thể lớn. Vì cùng một điểm xuất phát và một đích đến cuối cùng cho nên mọi người nên luôn hiệp thông, yêu thương tôn trọng lẫn nhau,... Hướng tới một thế giới không thù hận, oán ghét, đố kỵ, khinh bỉ, giết chóc,... Bởi vì :

"Bất kì khi nào ngươi hãm hại ai," ta nói, "ngươi đều hãm hại chính mình. Bất kì mọi hành động tốt bụng nào ngươi đã thực hiện, ngươi đã thực hiện với chính mình. Tất cả mọi khoảng khắc buồn hay vui đã từng, hoặc sẽ trải qua với bất cứ con người nào, trải qua bởi ngươi."

Liệu có tồn tại thượng đế hay vị thần sáng tạo hay không luôn là một câu hỏi khó và câu hỏi vị thượng đế tạo ra muôn loài có thực sự yêu thương chúng ta hay không lại càng khó trả lời hơn. Bởi vì tất cả mọi người trừ trường hợp chết lâm sàng thì không một ai thực sự trở về từ cái chết để cho chúng ta biết bên kia thế giới có những gì. Con người luôn cho hằng mình là loài được chọn, là hình ảnh mô phỏng của đấng tối cao bởi ngoài việc chế ngự được thiên nhiên, nhiều loài động vật hung dữ,... Con người còn ý thức được cái chết, tình mẫu tử thiêng liêng,... Thực tế, nhiều loài động vật như khỉ, gà, chó, heo, bò,... đều có khả năng này. Có một lần để tiếp cận bầy khỉ hoang dã những nhà làm phim đã tạo gắn những chiếc camera trên một hình một hình nộm mang hình dáng của một con khỉ con. Điều thú vị là khi con khỉ giả rơi xuống bất động một con khỉ mẹ tới gần ôm nó lên đặt vào lòng mình. Rồi cả đàn khỉ quây quần xung quanh nó, một không khí đau buồn diễn ra trước mắt đoàn làm phim. Hay bạn có thể bắt gặp sự lảng trốn hoặc những giọt nước mắt của động vật khi chúng biết mình sắp bị giết thịt.

Rõ ràng những loài động vật cũng có cảm xúc, cũng có ý thức không khác chúng ta đấy thôi !

Vậy tại sao sự tái sinh lại diễn ra chỉ với chúng ta ? Đó có phải là những trải nghiệm, những cố gắng, những nỗi khổ cực,... trong cuộc đời này sẽ được đền đáp trong cuộc sống đời sau ?

Sự tiếp nối kế thừa cho đời sau phải chăng là ý thức ?

Bạn có biết rằng chỉ với những mẫu cao su, một ít kim loại, và bán dẫn người ta cũng biến chúng thành những công cụ biết tính toán, lưu trữ thông tin thậm chí còn tự sửa lỗi,... Nếu như là một người bình thường bạn sẽ kinh ngạc tại sao một con Chip máy tính làm từ những nguyên liệu như trên có thể hoạt động những công năng phục vụ con người phi thường như vậy có lẽ khi đủ kiến thứ chúng ta cũng có thể hiểu mô thịt có thể lưu trữ thông tin, chứa đựng tâm lý, tình cảm, cảm xúc,...

Kỳ thực con người trong vũ trụ này chỉ như một bào tử vi khuẩn nhỏ bé, yếu ớt. Mọi sinh vật kể cả con người đều bình đẳng trước cái chết, tất cả, đều khát khao được sống và sự sống đời đời. Chính vì sợ mình sẽ tan biến sẽ đi vào hư vô nên con người sợ cái chết, níu giữ vào tâm linh và đó cũng là nguyên nhân để các tín ngưỡng hình thành và phát triển.



Giá trị tâm linh


Việt Nam có thể nói là một đất nước khổ đau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều mất mát và hy sinh. Tuy nhiên cũng sản sinh ra nhiều bậc tài trí hào kiệt có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống vật chất cũng như tâm linh tín ngưỡng dân gian mà nếu chúng ta liệt kê ra là không kể xiết. Trong một quần thể xã hội dù là động vật bậc thấp hay con người đều cần có một người đứng đầu để lãnh đạo, để dẫn lối thì chúng ta cũng có thể chắc chắn trong tâm linh cũng cần có một vị như thế.

"Có thể đấng tạo hóa của chúng ta là một thực thể đặc biệt không mang dáng vẻ giống người phàm và ngài đôi khi cũng thật láu cá. – Peter van inwagen"

Nếu như có đấng tạo hóa vậy ngài ở đâu khi thiên tai, dịch bệnh, khổ đau,..?

Chúng ta hãy nhìn về những trải nghiệm cận tử, mỗi con người với những niềm tin khác nhau lại có những trải nghiệm khác nhau. Mặc dù trong số họ đều trải nghiệm thấy những tác động vật lý của môi trường và những người khác khi họ rời bỏ cơ thể vật lý. Có lẽ đấng tạo hóa sẽ trông giống như bạn khi điều khiển một nhân vật trong trò chơi giả lập mô phỏng mang tên: The sims. Nhân vật của bạn chỉ như con rối và bạn toàn quyền quyết định biến cố trong cuộc đời của nó một cách ẩn danh. Ồ thật rắc rối nhỉ ?



Với con người cuộc sống không chỉ vì miếng ăn nhưng con người cũng cần ăn để sống. Đó cũng là yếu tố sinh tồn bắt buộc của muôn loài từ đó hình thành chuỗi thức ăn khép kíp. Nếu bạn là một đấng tạo hóa, bạn tạo ra muôn loài liệu bạn có "thấy đau lòng" khi thấy loài này ăn thịt loài kia không? Bạn có muốn làm người khi bạn tạo ra con người và đủ khả năng điều khiển sinh mệnh đó ?

Sứ mệnh của bạn là gì ?

Tôi vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm in trong ntrang sách ngữ văn lớp 12 khi nói về cách con người ta làm ra hạt gạo.

"Gạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

Để làm được hạt gạo thơm ngon cực nhọc, vất vả là thế nhưng để có hạt gạo trong tự nhiên như hiện nay là cả một quá trình lao động của con người. này bạn, không chỉ gạo mà những thực phẩm, nhu yếu phẩm khác như chuối, cam , rau củ, hay thịt các loài động vật,... cũng trải qua hàng trăm năm thuần hóa, nuôi cấy, lai tạo của con người. Nếu không nhờ khả năng lao động, khát khao sáng tạo có lẽ lúa chỉ là một giống cỏ tầm thường. Nếu không có sự nghiên cứu, tìm tòi liệu bạn có thể thấy được những điều tôi viết ra hay không ? Những bài thuyết có thể vang cả khán phòng rộng lớn không ? Nếu như không có nghiên cứu tìm tòi có lẽ người ta vẫn tin trái đất hình phẳng hay mặt trời quay quanh trái đất ? Thật buồn, khi ,một bộ phận giới trẻ hiện tại được những nội dung bẩn trên các trang mạng xã hội nhồi nhét để có cách hiểu sai về thuyết tiến hóa trong quá trình "được dạy" để chấp nhận tín ngưỡng của mình.

Nhiều người chắc sẽ cười khẩy khi lũ trẻ thời nay không chăm lo đời sống hiện tại mà luôn thắc mắc về tạo hóa, về tự nhiên nhưng với cá nhân tôi mà nói điều thực sự tốt và chẳng có điều gì phải cười chê bởi có thắc mắc mới có tìm tòi, có hiểu biết mới có thể sáng tạo. Nếu như chúng ta tiếp cận được những nền văn minh tiên tiến hòa đồng bên ngoài trái đất có lẽ câu hỏi lý thú nhất với họ là đấng tạo hoá có tồn tại hay không? Vũ trụ được tạo ra với mục đích gì ? Nó chắc chắn là không phải là câu hỏi lớn nhưng không dễ để trả lời. Hành trình tìm đấng sáng tạo là khát khao của nhiều người trong thực tại lẫn tâm linh. Ngay cả thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng:

"Nhiều người sẽ không hiểu mình tới trái đất để làm gì, đơn giản là làm một người tử tế và hạnh phúc"

Thật vậy, với tôi công bằng mà nói với bản thân tôi luôn khát khao đi tìm đấng sáng tạo với tất cả những gì tôi có thể tiếp cận : khoa học hay tâm linh nhưng thay vì cứ cố gắng đi tìm thì tôi có thể trải nghiệm những gì tạo hóa, những gì dân tộc tôi mang lại. Đó là vẻ đẹp của tự nhiên hoa lá, sông núi, biển hồ,... đó là truyền thống yêu nước, thương người, đạo hiếu,... Bạn có có thấy vui trước sự nhộn nhịp của phố xá về đêm ? Bạn có thấy bình yên nơi miền quê trong ký ức tuổi thơ xa nhà? Bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của các loài hoa, sự trung thành của động vật, nụ cười của mẹ, hạnh phúc của cha,... Bạn đã từng thấy niềm vui, sự thảnh thơi trong tâm hồn khi giúp đỡ những người khó khăn xung quanh bạn? Cuộc sống luôn biến đổi nhưng dù thế nào đi nữa bạn có quyền hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp với bản thân, hãy hài lòng với những gì mình có và hãy nói không với những điều không tốt. Hãy tin tưởng nhưng đừng mù quáng trong thực tế và cả tâm linh. Hãy bình tâm, an lạc trong chính cuộc sống hiện tại để có thể một ngày nào đó bạn có thể được diện kiến chính đấng sáng tạo của mình khi đó bạn có thể hài lòng và nói lời cảm ơn đến Ngài.

Hóng tóm tắt

Gửi từ :big_smile: bằng vozFApp
 
với động vật có vú thì con mái có trước hay con trống có trước nhỉ mn
 
Bài viết khá dài, đọc lâu phết.
Về ý tưởng mình chưa thấy toát lên ý gì, mặc dù thông tin khá nhiều.
Về lập luận cũng ko thấy toát lên ý đồ gì.
Có lẽ tác giả có thâm ý gì mà mình không dễ tìm ra chỉ bằng 1 lần đọc, hoặc tác giả cũng không có ý gì hết thật, chỉ là show bày ra để chúng ta suy nghĩ, ứng nghiệm thôi.
 
Bài viết khá dài, đọc lâu phết.
Về ý tưởng mình chưa thấy toát lên ý gì, mặc dù thông tin khá nhiều.
Về lập luận cũng ko thấy toát lên ý đồ gì.
Có lẽ tác giả có thâm ý gì mà mình không dễ tìm ra chỉ bằng 1 lần đọc, hoặc tác giả cũng không có ý gì hết thật, chỉ là show bày ra để chúng ta suy nghĩ, ứng nghiệm thôi.
#1. Thuyết quả trứng ko phải là thuyết mới nó chỉ là một tác phẩm văn chương. Tác giả của nó là 1 "chiên hữu" theo hướng "nhất thể" .
(Nhất thể là all in one, chỉ có 1 vị sáng tạo, 3 ngôi là 1. Thuyết tam thiên cho rằng ngoài thể xác, linh hồn con người cần đạo đức để hoàn thiện bản thân.)
#2. Luân hồi, tái sinh hiện tại cả khoa học và tâm linh đều chưa chứng minh được.
#3. Vì sợ biến thành hư vô nên người ta đặt niềm tin vào các hệ thống tín ngưỡng và cũng vì thế mà có luân hồi, tái sinh và tín ngưỡng có cơ hội hình thành và phát triển. Vì thế đừng quá mù quáng tâm linh tuy nhiên cũng ko nên chế nhạo niềm tin.
#3. Lao động là chìa khoá để phát triển xã hội, đừng lười biếng
#4. Thay vì đi tìm kiếm đấng sáng tạo quá rắc rối thì hãy thì hãy sống có đạo đức và tận hưởng hạnh phúc và vui vẻ của cuộc sống.
Tín ngưỡng ở đây là chất cấm của voz :shame:
 
Về tâm linh, ma, kiếp sau... thì mình biết là hiện vẫn không được coi là 1 giả thuyết khoa học, bởi vì khoa học thì phải kiểm chứng được, còn ma quỷ thì thậm chí không thể kiểm sai được, không chứng minh được nó sai thì cũng chưa chắc là nó đúng.
Tín ngưỡng thì gần như là có trong bản chất của từng người rồi, kể cả những kẻ cứng đầu không tin vào tín ngưỡng thì chính sự thiên kiến, cứng đầu đó là tín ngưỡng của người đó.
Lao động là chìa khóa để phát triển, đồng ý. Nhưng lao động ở đây là gì? Phát triển là gì? có phải khai thác được nhiều tài nguyên đó là phát triển? có phải lao động chân tay là tốt, phân lô bán nền là xấu,...
Thế nào là hạnh phúc, vui vẻ; chuyên nấm chuyên cần cũng làm cho tâm trạng vui vẻ phê pha. Rồi các chuẩn mực đạo đức mổ xẻ ra nó cũng đủ cách nhìn nhận, anh muốn em sống sao.
Lạm bàn lan man tí, chủ nhật rảnh mà
 
con gà có trước rồi tiến hóa để trứng chứ trước nó là để con

Sai rồi nhé, nếu a theo thuyết tiến hoá của darwin thì quả trứng có trước.
Theo thuyết tiến hoá thì con gà là loài tiến hoá của 1 loài chim cổ đại nào đó. Mà con chim này ko thể 1 đêm ngủ dậy đột biến thành con gà đc, nó đẻ ra cái trứng, đột biến trong trứng nên trứng nở ra con gà có trước.

Gửi từ Samsung SM-A530F bằng vozFApp
 
Về tâm linh, ma, kiếp sau... thì mình biết là hiện vẫn không được coi là 1 giả thuyết khoa học, bởi vì khoa học thì phải kiểm chứng được, còn ma quỷ thì thậm chí không thể kiểm sai được, không chứng minh được nó sai thì cũng chưa chắc là nó đúng.
Tín ngưỡng thì gần như là có trong bản chất của từng người rồi, kể cả những kẻ cứng đầu không tin vào tín ngưỡng thì chính sự thiên kiến, cứng đầu đó là tín ngưỡng của người đó.
Lao động là chìa khóa để phát triển, đồng ý. Nhưng lao động ở đây là gì? Phát triển là gì? có phải khai thác được nhiều tài nguyên đó là phát triển? có phải lao động chân tay là tốt, phân lô bán nền là xấu,...
Thế nào là hạnh phúc, vui vẻ; chuyên nấm chuyên cần cũng làm cho tâm trạng vui vẻ phê pha. Rồi các chuẩn mực đạo đức mổ xẻ ra nó cũng đủ cách nhìn nhận, anh muốn em sống sao.
Lạm bàn lan man tí, chủ nhật rảnh mà
Lao động ở đây tùy theo năng lực bản thân. Người trưởng thành ko lao động thì sẽ nhanh sợ chết hơn người lao động. Lao động có thể là trí óc hoặc chân tay. Nếu ko suy nghĩ, sáng tạo đột phá thì tương lai con người cũng bị tuyệt chủng thôi :shame:
 
Back
Top