Liệu chúng ta tạo ra con cái mà chưa hỏi ý kiến chúng có phải là bất công?

Status
Not open for further replies.
Bởi vì an sinh xã hội thấp, không có gì đảm bảo cho mình về già nên mới có suy nghĩ bắt ép con mình như vậy. Các nước an sinh xã hội tốt thì con cái sẽ được ủng hộ theo đuổi ước mơ hơn.
Thêm nữa suy nghĩ này bắt nguồn từ truyền thống, ở các nước phương Tây con cái sinh ra là đã có phòng riêng, họ đề cao tính tự lập, sau này lớn lên thì con sống cuộc sống của con, cha mẹ sống cuộc sống của cha mẹ. Cha mẹ già cũng không sống cùng con mà sẽ vào viện dưỡng lão hoặc thuê người chăm theo giờ. Mối quan hệ cha mẹ và con cái nó ít có trách nhiệm đi kèm theo nên cha mẹ ít đặt nặng cái tư tưởng bắt ép con phải thế nọ thế chai.
Gia đình khá giả/giàu có Á Đông vẫn ước muốn con mình học hành đàng hoàng, bài bản. Cơ bản ý thức hệ khác nhau và nó không đúng cũng không sai. Quan sát thì có sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa rồi. Văn hóa Á Đông bắt đầu để con tự lập hơn, các gia đình dư dả để đảm bảo cuộc sống của đứa con hơn. Còn các nước Tây Âu/Mỹ do kinh tế bắt đầu khó khăn, lại chuyển giao việc con cái sống chung nhà với bố mẹ để giảm thiểu chi phí sống.
Quan điểm không đúng sai mà nó phụ thuộc vào từng thời kỳ sống.
 
Phàm trên đời này cái gì cũng có quy tắc riêng của nó, anh cướp giật anh đi tù, anh giết người anh đi tù nhưng anh tạo ra con người mà ko hỏi ý kiến của nó thì lại được khuyến khích? Lạ lùng nhỉ? Liệu trong chúng ta đã có ai tự ước 1 lần, ước là mình ko đc sinh ra trên đời này? Ước ko phải chịu những bất công của cuộc đời. Ước mình là 1 thứ vô tri, vô thức để mặc thế giới này vận hành theo cách riêng của nó. Liệu những câu nói mang đậm tính đạo đức như đc sinh ra trên cõi đời này là 1 hạnh phúc có phải là lời nói dối nguỵ biện nhất? Chắc gì đứa bé đc sinh ra đã muốn có mặt trên đời này? Tại sao nhiều ng vô lý đến mức mặc định sinh con ra là xem nó như đặc ân ban cho con cái mà ko nghĩ rằng liệu nó có muốn như thế ko? :nosebleed: Tôi cảm giác nhiều người dc sinh ra trên đời này giống như 1 đám cua trong chậu vậy, con ở dưới ra sức kéo con ở trên xuống để ko 1 con nào bò đc ra khỏi chậu, để chết cùng chết. Con người cũng vậy, tao đã đc sinh ra thì mày cũng phải đc sinh ra, phải nếm đủ đắng cay ngọt bùi như tao, phải phụng dưỡng tao về già, phải abc xyz... Thật ích kỷ :embarrassed:
P/S: Một nhà triết học nổi tiếng đã từng nói: Việc tôi cảm thấy hối hận nhất nếu làm là tạo ra những sinh linh mà ko hỏi ý kiến chúng, bắt chúng phải chịu những đắng cay vô thường của cuộc đời này giống như tôi.

via theNEXTvoz for iPhone

trong Phật giáo nguyên gốc có rất nhiều học giả từng đặt nhiều câu hỏi với Đức phật. Câu nào cũng được giải thích cặn kẽ. Nhưng trong đó có khoảng 13-14 câu Đức phật từ chối không bao giờ trả lời.

ông ví von như thế này: "trước khi theo ta, ta hứa sẽ cho ông con đường gỉai thoát chứ không hứa sẽ trả lời cho ông những câu đó. Nếu ông nhất quyết vẫn muốn biết thì cũng giống những kẻ đã trúng tên độc nguy cấp đến nhờ bác sĩ chữa, nhưng anh ta nói với bác sĩ rằng hãy cho tôi biết tên tuổi kẻ đã bắn mũi tên này, gia phả của nó, nhà nó ở đâu rồi hẵng chữa."

Bởi vì nó không giúp ích gì được trên con đường người đó đi, thứ hai là càng đi tìm cách để trả lời nó lại càng đẻ ra tiếp những lý luận tiếp theo trở thành một vòng xoáy vô tận. Vì những câu hỏi này không ai có thể trả lời chỉ trong vài câu nói được. Thậm chí lời nói là không đủ để diễn tả. Đơn cử như ông thớt, trước khi ông hỏi với sau khi ông hỏi, những gì xảy ra bây giờ có làm thoả mãn ông không? nếu ông không thoả mãn thì ông làm gì tiêp theo? giả sử ông thoả mãn rồi thì để làm gì? để nghĩ ra tiếp một vấn đề khác để tiếp tục thoả mãn?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Rất nhiều bạn ở đây viện dẫn và đề cập đến vấn đề ý thức.

Nhưng quả thực là cho đến giờ, vẫn chưa ai định nghĩ được ý thức là gì.

Anh nào quote câu này rồi quăng cho tôi một định nghĩa cho ý thức thì tôi xin phép ko reply.
 
Rất nhiều bạn ở đây viện dẫn và đề cập đến vấn đề ý thức.

Nhưng quả thực là cho đến giờ, vẫn chưa ai định nghĩ được ý thức là gì.

Anh nào quote câu này rồi quăng cho tôi một định nghĩa cho ý thức thì tôi xin phép ko reply.
Có nhiều trường phái định nghĩa theo nhiều cách khác nhau rồi fen, fen muốn xem định nghĩa theo trường phái nào. Không thì fen tự định nghĩa cho mình cũng được, không cần đi hỏi :beauty:
 
Ý thằng thớt là cha mẹ đẻ con ra thì phải có trách nhiệm với đứa con mình sinh ra, mấy thằng sinh con để mong sau này nó báo hiếu thì đi thắt ống dẫn tinh đi chúng mày
Nhắc cho các anh nhớ, cha mẹ có quyền quyết định con sinh ra chứ con không có quyền chọn cha mẹ.
Khi các anh quyết định phịch con vện để đẻ ra một hài nhi thì các anh phải có trách nhiệm với hành động của mình.
Trách nhiệm như thế nào, là lo cho đứa con đó đủ ăn đủ mặc, được đến trường đến lớp. Đéo lo được như thế đẻ ra ăn l.. hả mấy anh?
Đẻ lằm đẻ lốn, đẻ ra để làm gánh nặng cho xã hội thì đẻ làm gì cho thêm tội?
 
Phát huy nhé thớt! Khi nào có câu trả lời của trứng và tinh trùng hẵn thực hiện bản năng duy trì nòi giống. Chưa có đáp án thì đừng đẻ nhé!
 
K đọc ông kia viết gì. Nhưng ở 1 số nc tư bẩn bần nông theo tôi đc biết là họ có quyền tước bỏ quyền làm bố mẹ và tiếp xúc hạn chế với chính con họ sinh ra vì họ nghiện hút abc xyz... Nói chung k tốt. Chính bọn tư bẩn bần nông hiểu rằng nếu cho 1 đứa trẻ tiếp xúc bố mẹ khuynh hướng bạo lực n. Chung là k tốt nó cũng sẽ bạo lực và k tốt theo.

tư bẩn bần nông lam méo gì có chữ hiểu. Cs là tự do. Chữ hiếu mấy ông theo nho giáo tự thẩm du ra ấy thôi. Mà topic nào nói về vấn đề này kiêu gì chửi nhau đến vài page cho mà xem.
 
Thực ra chia sẻ của thread không phải không có lý
Nhiều người nhảy vào chửi, chê phê cần phê cỏ :LOL: rồi thì bất mãn các kiểu

Phàm là con người, ai cũng sẽ có lúc ngồi lại suy nghĩ về cuộc sống, cuộc đời, bản thân, vạn vật. Đơn giản cái lúc viết ra thớt này thì chủ thớt trong tâm trạng đấy, Ngồi nghĩ kỹ lại cũng thấy đúng. Nhưng đúng ở 1 góc độ khác.

Bởi, luận ra cái tiêu đề thì cũng phải luận con gà vs quả trứng, K thể hỏi được hàng triệu con tinh trùng để hỏi mày có muốn thành người không. Mà sinh con ra dạy dỗ, uốn nắn, định hướng theo nhu cầu, mong muốn, sở thích tích cực tiến bộ của nó, tôn trọng đứa con.

Đã có ai từng nghĩ: tại sao mình xuất hiện lại là mình, là cái thể xác đang ngồi đây lúc này, không phải là thằng A con B, không phải cái cây ngọn cỏ, chim muông hoa lá, con gà con lợn.

Duy tâm, duy vật, duy mỹ luôn là chủ đề muôn thuở, còn tranh cãi nhiều. Ai thẩm thấu được ít nhiều thì còn nói chuyện, ai vô thần vô đạo, duy vật thì xỉ vả nhổ toẹt, chê bai, không bình luận.

=> Tóm lại: cái tiêu đề của thớt cũng đúng ở 1 góc độ, sinh con đẻ cái gắn liền với việc chăm sóc, bảo vệ, dưỡng dục, dạy dỗ, yêu thương, bao bọc, sẻ chia. Tình cảm mới gắn kết, lớn lên. Còn không phải cứ sinh ra rồi nói rằng ta ban cho nhà ngươi cái sinh mạng để xuất hiện trên cõi đời này. Nếu vậy Đơn giản nó chỉ là 1 sự truy hoan thể xác của phần con, việc mang bầu lúc đó sẽ chỉ là cơ chế sinh học của vạn sinh vật trên cõi đời này phải trải qua để có thế hệ sau.
Cái này nên hiểu kỹ kẻo tránh tranh luận vô ích !
không phải vô duyên vô cớ mà ta được sinh trên cõi đời đâu mà ngược lại là hữu duyên và nhân quả. Ta được sinh ra trong gia đình đó, con của vợ chồng đó là có lý do cả. Tương tự cho chiếc lá, cọng cỏ, hạt bụi tồn tại trên cõi đời cũng là hữu duyên và có lý do. Ta được sinh ra thì phải biết trân trọng, và cố gắng sống cho tốt vì loài người, đừng coi bản thân ta là trung tâm, mà hãy coi bản thân ta là một tế bào của thực thể to lớn hơn là loài người, mỗi tế bào khoẻ mạnh thì thực thể mới khoẻ mạnh để mà tiếp tục tồn tại và tiến hoá (phát triển). Điều đó lý giải tại sao chúng ta từ khi mới sinh đã có bản năng sinh tồn mãnh liệt, chúng ta khóc oe oe để khí lưu thông, để tăng cơ hội sống sót chứ ko phải khóc cho vui. Khi lớn thì bản năng duy trì nòi giống bùng phát dữ dội. Trái đất 7 tỷ người khiến mỗi người cảm thấy duy trì nòi giống ko còn mãnh liệt hay cần thiết. Nhưng chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi cảm giác như thế nào nếu biết được chắc chắn thiên thạch sẽ tận diệt nhân loại trước khi con người kịp di chuyển đến hành tinh khác. Hay ta biết ta sẽ chết trước khi để lại hậu duệ khi ta là một trong 2 người khác giới duy nhất tồn tại trên trái đất. Cảm giác chắc chắn là rất hụt hẫng. Bản năng là những thông tin được mã hoá trong gen và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi mỗi người chết, là chỉ một tế bào chết đi, nhưng thực thể là loài người vẫn sống, nhờ cơ chế di truyền đó. Ta được sinh ra là có lý do, nhưng ta cố chọn cách reset để chống lại lý do đó, ta không muốn tồn tại dưới dạng sống đại diện cho thực thể loài người. Ok,dĩ nhiên là được, nhưng khi đã ra quyết định ta đã tạo ra một NHÂN rồi đó, và QUẢ có thể là mãi mãi ta không đc siêu thoát hay kiếp sau chỉ là loại dòi bọ côn trùng hay bị đày đoạ dưới địa ngục mãi mãi. Khi ta reset, thân phụ ta đau lòng, nhưng có phải vì họ mất đi người chăm nom lúc tuổi già hay ko? Chắc chắn là ko, mà là vì họ sắp chết nhưng hậu duệ họ lại chết trước họ, họ ko còn thời gian thay đổi tình thế. Sự tiếc thương đứa con có căn nguyên chính là bản năng duy trì nòi giống, chứ ko đơn thuần là mất đi một người ruột thịt

via theNEXTvoz for iPhone
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top