kiến thức Lộ diện cổ đông lớn thâu tóm, cổ phiếu CVT liên tiếp tăng trần trong tháng 11

anhvem

Junior Member
Lộ diện cổ đông lớn thâu tóm, cổ phiếu CVT liên tiếp tăng trần trong tháng 11
23-11-2020 - 17:02 PM |


Lộ diện cổ đông lớn thâu tóm, cổ phiếu CVT liên tiếp tăng trần trong tháng 11

Sự bứt phá ngoạn mục của CVT thời gian gần đây có nguyên nhân chính từ câu chuyện M&A doanh nghiệp. Mới đây, CTCP Gạch ốp lát Hòa Bình Minh công bố đã sở hữu 6,3 triệu cổ phiếu CVT, tương ứng tỷ lệ 17,06% và trở thành cổ đông lớn của CVT.


Từ đầu tháng 10 tới nay, CVT trở thành một trong những cổ phiếu "nóng" nhất sàn chưng khoán với chuỗi phiên bứt phá ấn tượng. Thậm chí từ ngày 17/11 tới nay, CVT đã có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp và chưa biết khi nào sẽ dừng lại. Kết thúc phiên giao dịch 23/11, thị giá CVT đạt 39.350 đồng/cp, tăng gấp đôi so với đầu năm.
Đà tăng của CVT diễn ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh không quá thuận lợi. Trong những năm gần đây, lợi nhuận CVT gần như đi ngang, xoay quanh 160 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, CVT chỉ đạt 84,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.
Lộ diện cổ đông lớn thâu tóm, cổ phiếu CVT liên tiếp tăng trần trong tháng 11 - Ảnh 1.
Hòa Bình Minh thâu tóm, chất xúc tác giúp CVT bứt phá
Sự bứt phá ngoạn mục của CVT thời gian gần đây có nguyên nhân chính từ câu chuyện M&A doanh nghiệp. Mới đây, CTCP Gạch ốp lát Hòa Bình Minh công bố đã sở hữu 6,3 triệu cổ phiếu CVT, tương ứng tỷ lệ 17,06% và trở thành cổ đông lớn của CVT.
Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ đông lớn của CVT như chứng khoán CTS, các thành viên HĐQT, bao gồm chủ tịch Dương Quốc Chính đã bán ra cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn. Điều này đã khiến giới đầu tư tin rằng Hòa Bình Minh đã cơ bản hoàn tất thương vụ thâu tóm CVT.
Lộ diện cổ đông lớn thâu tóm, cổ phiếu CVT liên tiếp tăng trần trong tháng 11 - Ảnh 2.
Biến động cổ phiếu CVT thời gian gần đây
Thống kể từ tháng 10 tới nay cho thấy CVT xuất hiện nhiều lệnh giao dịch thỏa thuận giữa các nhà đầu tư trong nước với tổng khối lượng 7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 192,58 tỷ đồng (bình quân 27.550 đồng/cp). Đây có lẽ là những giao dịch mà các cổ đông CVT "trao tay" cho CVT.


Mức giá thỏa thuận bình quân kể trên thấp hơn khá nhiều thị giá CVT trên sàn chứng khoán hiện nay, điều này có thể xuất phát từ kỳ vọng của giới đầu tư về việc hoạt đông CVT sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực khi đổi chủ, bởi Hòa Bình Minh cũng là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối gạch ốp lát tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng không loại trừ việc Hòa Bình Minh đã phải chi ra lượng tiền lớn hơn nhiều mức giá thỏa thuận nêu trên để mua cổ phiếu CVT.
Theo tìm hiểu, Gạch ốp lát Hòa Bình Minh là thành viên của Tổng Công ty Hòa Bình Minh, một tập đoàn hoạt động kinh doanh đa ngành, bao gồm vật liệu xây dựng.
Hòa Bình Minh chính thức tham gia phân phối các sản phẩm Gạch ốp lát từ năm 2015 với các thương hiệu CMC (của CVT), Viglacera, Prime, Vitto, Hoàng Gia…Đồng thời cho ra mắt bộ sưu tập Sunrise, Vision mang thương hiệu độc quyền Hòa Bình Minh. Bên cạnh đó, Hòa Bình Minh cũng là nhà phân phối thép Hòa Phát. Hòa Bình Minh cho biết sẽ hướng tới mở rộng và phát triển thành chuỗi trung tâm vật liệu xây dựng trong cả nước, phấn đấu trở thành đơn vị phân phối và dịch vụ dẫn đầu tại Việt Nam. Với mục tiêu như vậy, không bất ngờ khi CVT là "đối tượng" được Hòa Bình Minh lựa chọn để thâu tóm.
Trong lĩnh vực phân phối xe máy, Hòa Bình Minh cũng sở hữu Hệ thống gần 20 cửa hàng Bán xe & Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD). Ngoài ra, công ty cũng phân phối ô tô Hyundai với việc sở hữu Hyundai Việt Trì và Hyundai Hà Đông.
Chuyển đổi mục đích sử dụng nhà máy CMC 1
Bên cạnh câu chuyện M&A, một yếu tố giúp cổ phiếu CVT bứt phá có thể đến từ kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng nhà máy CMC 1.
Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ gạch ốp lát kích thước nhỏ (30x30 cm, 40x40 cm) của nhà máy CMC 1 đang có dấu hiệu chậm lại. Điều này đến từ nhu cầu xây dựng tăng trưởng chậm của ngành xây dựng cùng xu hướng sử dụng các sản phẩm cỡ lớn khiến việc tiêu thụ các dòng sản phẩm cỡ nhỏ với công nghệ cũ tại CMC1 gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh sản phẩm nhà máy CMC 1 không quá thuận lợi, tại ĐHCĐ thường niên năm 2020, CVT đã thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại CMC 1 hoặc bán chuyển nhượng. Được biết khu đất CMC 1 có diện tích hơn 7,5 ha tại phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Khu đất này CVT được giao với thời hạn 50 năm.
Một điểm đáng chú ý, hoạt động kinh doanh của cổ đông lớn Hòa Bình Minh bên cạnh vật liệu xây dựng, ô tô, xe máy còn có khách sạn, Bất động sản. Do đó, không loại trừ yếu tố lô đất CMC 1 đã khiến CVT trở nên hấp dẫn với Hòa Bình Minh, bên cạnh hoạt động sản xuất gạch ốp lát.

https://cafef.vn/lo-dien-co-dong-lo...tang-tran-trong-thang-11-2020112316115069.chn
 
Sóng ngầm cổ phiếu thoái vốn Nhà nước

Động lực tăng điểm của thị trường chứng khoán khựng lại trong hai tháng trở lại đây, chỉ những cổ phiếu sở hữu câu chuyện riêng mới có thể thu hút dòng tiền. Giữa bối cảnh đó, hoạt động thoái vốn Nhà nước đang nổi lên là một “game” hấp dẫn.


Nửa đầu tháng 8, một loạt các cổ phiếu UPCoM đột ngột bật tăng kịch trần liên tiếp nhiều phiên, bao gồm cổ phiếu của Nhựa Việt Nam (VNP), Điện tử và Tin học Việt Nam (VEC), Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX) và Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (SEA).

Ngoài việc được mua bán trong cùng một sàn giao dịch, thêm một điểm chung của nhóm cổ phiếu kể trên là đều nằm trong danh sách bán vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Nhóm cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn SCIC bật tăng mạnh mẽ
thoai-von-nha-nuoc-co-phieu-tang-manh.png

Số liệu tính đến kết phiên giao dịch 14/08/2020. Nguồn: VietstockFinance
Sức nóng của “game” thoái vốn lấn át cả kết quả kinh doanh èo uột, khi giá cổ phiếu VEC tăng phi mã mặc cho doanh nghiệp sụt giảm 42% doanh thu và báo lỗ ròng trong quý 2/2020.

Như đối với trường hợp AFX, SCIC dự kiến đấu giá 17.85 triệu cp (51% vốn điều lệ) với giá mỗi cổ phần khởi điểm lên đến 18.9 ngàn đồng, gấp hơn 3 lần so với thị giá tại thời điểm ra thông báo (10/08).
Kỳ vọng đẩy các mức thị giá bật cao bởi giá đấu đối với cổ phần thoái vốn Nhà nước thường cao hơn đáng kể so với thị giá, mặc dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thật sự nổi bật. Điều này một phần do các đơn vị Nhà nước có thể sở hữu và quản lý các tài sản ngầm giá trị, thông thường là đất đai, nhưng chưa được khai thác hiệu quả nên không thể hiện tại báo cáo kết quả kinh doanh.

Với việc tổng giá trị vốn hóa và thanh khoản các cổ phiếu này cũng ở mức thấp, giá của chúng được đẩy lên rất nhanh khi các nhà đầu cơ và đầu tư bắt đầu bắt sóng.

Tuy nhiên, các “game” trên thị trường chẳng phải là cuộc chơi thắng lợi dành cho tất cả. Người đến sau thường phải nhận lấy kết cục không mấy vui vẻ.

Trong giai đoạn thoái vốn, những niềm tin tích cực vẽ nên tương lai màu hồng cho doanh nghiệp cũng thường xuất hiện. Chẳng hạn như kỳ vọng rằng thương vụ đấu giá sẽ thành công tại mức giá chốt cao, và doanh nghiệp có thể sang trang trong tay những ông chủ mới, đội ngũ mới.

Sau giai đoạn cơn sốt đầu cơ đẩy thị giá lên cao, sự háo hức của người mua dần nguội lạnh bất kể thương vụ thoái vốn thành công hay không. Cổ phiếu bắt đầu giảm dần đều và có khi là… rơi thẳng đứng như một hòn sỏi (TV4).

Diễn biến thị giá các cổ phiếu Nhà nước đấu giá cổ phần
giai đoạn cuối năm 2019 đến nay
A.png

Thanh khoản thấp - yếu tố giúp cổ phiếu được đẩy lên nhanh chóng cũng góp phần khiến nhà đầu tư “mắc cạn” trong giai đoạn sau đó. Nguồn: VietstockFinance
Thực tế, không phải giới đầu tư không ý thức được mức độ rủi ro đằng sau những cơn sốt trên thị trường chứng khoán, mà “game” thoái vốn chỉ là một trong số đó. Trọng điểm là niềm tin rằng họ sẽ nằm trong số những người nhanh tay nhất, thông minh nhất và thoát ra trước khi mọi người bắt đầu đặt lệnh bán. Hoặc đơn giản có thể chỉ là họ chấp nhận khả năng phải chịu lỗ lớn để đổi lấy cơ hội kiếm lời nhanh chóng.

Sau các thương vụ, cổ phiếu của những doanh nghiệp mục tiêu cũng thường bị bỏ bê. Nhà đầu tư nhỏ lẻ kiếm lời từ sự tăng giá của cổ phiếu. Trong khi đó, những “tay to” bung tiền mua tài sản tại các thương vụ thoái vốn Nhà nước sẽ trở thành cổ đông có tiếng nói và có thể đóng vai trò kiểm soát tại doanh nghiệp. Họ nắm quyền quyết định cách sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp, kiếm lời từ những hoạt động đó chứ không hề phụ thuộc vào sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Nương theo các ông lớn, chờ đợi người mua trả mức giá cao để khẳng định giá trị doanh nghiệp là phương pháp mà không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ chạy theo để tìm kiếm lợi nhuận. Một số được tưởng thưởng cho sự nhanh nhạy, một số chỉ nhận lại các khoản lỗ nặng nề.

Ở một góc nhìn khác, chưa hẳn các nhà đầu tư cá nhân đã muốn một thương vụ thoái vốn Nhà nước thành công. Bởi vì nếu cổ phiếu được thoái vốn thành công thì cuộc chơi sẽ kết thúc, nhưng nếu không… thì năm sau sóng ngầm có lẽ lại được thêm một lần nổi dậy.

https://vietstock.vn/2020/08/song-ngam-co-phieu-thoai-von-nha-nuoc-3355-786102.htm
 
Back
Top