Lời nguyền của Ma Vương

Từng là người cai quản thế giới này nên Ma Vương dùng đủ mọi hình thức để chống phá không cho Đức Phật thành đạo nhưng cuối cùng lại nhận về sự thất bại. Đức Phật nhờ sử dụng “Cây cung thiền định thanh tịnh” và “Cây kiếm trí tuệ bát nhã” để biết những việc Ma Vương dẫn con người luẩn quẩn đi trong luân hồi, hầu hạ nó. Từ đó mà giúp loài người giải thoát được những mê lầm này.

Trước khi bỏ đi trong trận thua với Đức Phật, Ma Vương có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.

  • Ma Vương nói: “Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai thanh tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được. Ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông phụ giúp ta triệt phá người này.
  • Ma Vương nhấn mạnh: Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật lý (vật chất) do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý (vật chất) được!”.

Xưa kia, Thái tử Trần Anh Tông hỏi cha mình:
  • Kính thưa Phụ vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo dạy Giác ngộ và Giải thoát, cớ sao các chùa ở kinh thành Thăng Long này chùa nào cũng cúng, vậy cúng Đức Phật Thích Ca có ăn không? Kính xin Phụ vương dạy con?
  • Đức vua Trần Nhân Tông dạy: “Này Thái tử Trần Anh Tông: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lập ra đạo là giúp cho ai muốn Giải thoát ra ngoài súc hút luân hồi tạo ra nhân quả nơi trái đất này, chớ Đức Phật không phải lập ra đạo để ăn thức cúng của loài Người. Người nào lập chùa ra mà không biết lời của Đức Phật dạy, nên tưởng tượng cúng cho Phật ăn. Đức Phật đâu có ở Thế giới này mà ăn”.

Võ Đế hỏi Bồ đề Đạt Ma: “Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạc tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?”.
  • Bồ đề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: “Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!”.
  • Vua lại hỏi: “Tại sao không công đức?”.
  • Ngài Đạt Ma đáp: “Bởi vì những việc vua làm là ‘hữu lậu’, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật”.
  • Vua lại hỏi: “Vậy công đức chân thật là gì?”.
  • Ngài Đạt Ma đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn, thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được”.
Những thuyết giảng của Phật Thích Ca sau 2500 năm đã sai lệch đi ít nhiều, người học thời nay đã không tiếp cận được nguyên văn lời giảng của Ngài qua nhiều lần biên dịch, phiên dịch, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, và qua lời giải thích kinh sách của những người ở các tầng thứ, nhận thức khác nhau, khiến nghĩa lý ban đầu đã không còn mấy.

Những người khoác áo cà sa suốt ngày rao giảng cúng dường nhiều cho chùa sẽ được phước báo là những kẻ đi ngược lại với giáo lý nhà phật. Phật không nhìn vào lễ vật cúng nhiều hay ít để ban phát ơn huệ cho chúng sinh. Đức Phật cũng không dùng phép nhiệm màu để ban phát tiền tài, của cải, địa vị, danh lợi như ông bụt trong truyện cổ tích. Đức Phật không hề dạy chúng sinh cúng sao giải hạn, đốt vàng mã, cúng dường, phóng sanh làm màu, xem quẻ bói toán, xem ngày tốt xấu, tiền kiếp - hậu kiếp, cắt duyên âm, mê tín dị đoan. Tất cả những thứ kể trên sau khi du nhập qua TQ theo con đường tơ lụa, bị hoà lẫn với đạo giáo của trung hoa mà ra

Hiện nay có quá nhiều sự biến tướng về chùa chiền với những người đứng đầu đã lợi dụng niềm tin của người dân nhằm thu lợi về mình, họ sẵn sàng dùng lời Phật chỉ dạy và biến tướng chúng đi theo cách của mình bất chấp hậu quả. Rất nhiều THỢ TU đang dẫn dắt sai đường, hướng chúng sinh theo hướng mê tín dị đoan, rao giảng cúng dường lễ lạt nhiều để được phước báo nhằm tư lợi cá nhân, xây chùa to lớn để kinh doanh tín ngưỡng
Đức Phật dạy ta cần phải giữ tâm thanh tịnh, và dùng trí tuệ bát nhã, chứ đâu có dạy xây chùa to lớn, thắp hương lễ bái, cầu khấn, cúng dường cho “THỢ TU”, đốt vàng mã, phóng sinh ồ ạt. Việc cúng chùa, thờ phật chỉ là để khơi gợi tâm Phật trong mỗi chúng ta.
Với những sai lầm của "người dẫn đường" tưởng là đệ tử của Phật nhưng họ đang xa rời các giá trị cao quý, từ đó chúng ta cũng bị mê lầm theo.

Để thắng Ma Vương, Đức Phật đã phải sử dụng:
  • Cây cung thiền định thanh tịnh: tức là sự thanh tịnh tận sâu trong tâm hồn (thường có được sau quá trình thiền định) nhờ đó mà không bị những ham muốn thế gian như danh vọng, vinh hoa, tiền tài, tình cảm thế nhân dẫn động lôi kéo.
  • Cây kiếm trí tuệ bát nhã: tức là phải dùng trí tuệ của Phật Pháp để soi sáng nhằm phân biệt thật giả, chính tà, thiện ác. Bám chắc vào Pháp, chứ không chạy theo số đông, không nghe theo danh tiếng người thầy nào đó, hay danh tiếng môn phái nào đó.
Ma Vương thực ra không phải là một thế lực hắc ám nào đó, mà Ma Vương chính là tâm ma trong mỗi người chúng ta, những người tu hành ma tâm không tịnh, tu sai cách sẽ khiến tâm hồn bị méo mó, tư tưởng lệch lạc.

Phật Thích Ca đã dự báo về thời kỳ mạt pháp sau khi Ngài nhập niết bàn: sau khi trải qua năm cái 500 năm, cũng chính là sau 2.500 năm, khi mà các tăng nhân trong Pháp của Ngài, tuy cạo trừ râu tóc, thân mặc cà sa, nhưng họ “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp”, đều đã là những ‘Tì Kheo giả’.
Trong “Pháp diệt tận kinh” có nói, vào thời Pháp diệt tận, “Ma tác sa môn hoại loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa tu hành, phá hoại Pháp của Ngài. Chùa chiền thành nơi của con buôn, chúng sinh chỉ tham tiền tài vật chất, tích lũy để giàu có, không tu cho có phúc đức chân chính. Đến thời đại này, chúng sinh trở thành nô lệ cho danh lợi, lại xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô, không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu. Có kẻ trở thành thầy tu nhưng không thể giữ được giới luật, tuy bề ngoài vẫn tụng niệm giới luật nhưng trong lòng chán ngán, buông thả, cơ bản là không muốn nghe Phật Pháp, hoặc lược bớt nội dung, không dám nói hết. Thêm nữa họ không thể học thuộc kinh điển, cho dù thỉnh thoảng có người đọc được nhưng lại không thể hiểu chữ nghĩa và câu cú, lại tự cao tự đại, ham danh tiếng mà làm ra những trò hư ngụy, cố ra vẻ tao nhã, tự cho mình vinh quang, hy vọng người khác đến phụng dưỡng mình.

Điển hình là những người hay tụng kinh gõ mõ, đi chùa lễ phật, cúng dường, ăn chay và hay mở miệng nói chuyện đạo lý nhưng tâm không tịnh thì họ thường là những người sân si, bẩn bựa và sống lỗi nhất xóm.
Còn những người tâm tịnh nhưng tu sai cách thì tâm hồn cũng sẽ méo mó, họ tự thu mình trong vỏ ốc, sống như người cõi trên, tách biệt với xã hội, như con mọt sách, không lo tu chí làm ăn, không mục tiêu, không chí hướng, tự làm khổ bản thân, làm khổ luôn cả đấng sinh thành
 
Tưởng lời nguyền của Đại ma vương chứ
0CAx49d.png
 
Back
Top