Lời nói của phụ huynh có thể ảnh hưởng như thế nào đến con cái

Thế thì chi chít sẹo

Tình cảm thì nhất định phải nói ra những lời ngọt ngào à? Đôi khi nó thể hiện ở hành động thầm lặng nhiều hơn, nói chung là qua vài lời nói thì cũng chưa đánh giá được gì nhiều đâu, hên xui tTâm bat
 
Có bạn à. Mình gần 30 tuổi, sau 1 khoảng thời gian làm thuê có 1 số vốn, mình nghỉ việc kinh doanh vào cuối năm 2019. Thế rồi gặp đúng Covid, lao đao mất 1 năm nợ 2.3 tỷ. Khoản nợ mình giấu gần 1 năm, trả gần hết còn khoảng 200 triệu thì gia đình phát hiện. Một người phải đứng điều trần giữa toàn thể gia đình, từ già trẻ gái trai đến bọn con nít đều biết mình vỡ nợ, và hơn thế nữa, chính họ lại là người đem câu chuyện của mình rêu rao với cả họ hàng, xóm làng. Đó là một trải nghiệm kinh khủng. 200 triệu không quá lớn, vài tháng là mình trả được nhưng giờ thì mất hết tinh thần và nhiệt huyết
Nghĩ mặt tích cực thì cứ giả vờ vậy sau này k bị kiểu họ hàng, hàng xóm hay người nhà ép cho mượn tiền đi thím :v
 
Nghĩ mặt tích cực thì cứ giả vờ vậy sau này k bị kiểu họ hàng, hàng xóm hay người nhà ép cho mượn tiền đi thím :v
Có 1 time bị trầm uất, t vẫn phải chịu trách nhiệm vs việc làm của mình mà, có ai chịu giúp tý nào mà lại được đè đầu t ra. Sau thì t cứ lì ra đấy, làm gì làm, k có tiền sẽ chết ngay chứ bao lực ngôn ngữ là chết từ từ
 
Có 1 time bị trầm uất, t vẫn phải chịu trách nhiệm vs việc làm của mình mà, có ai chịu giúp tý nào mà lại được đè đầu t ra. Sau thì t cứ lì ra đấy, làm gì làm, k có tiền sẽ chết ngay chứ bao lực ngôn ngữ là chết từ từ
tôi bị cái này rồi, giống y như thả bail ở voz vậy, mình là bait cho ng ta cắn :sweat: còn vấn đề thì vẫn y nguyên và dĩ nhiên là 1 mình tự giải quyết.
nói chung là hạn chế tiếp xúc
 
Ông giống tôi đấy. Tôi cũng bị áp lực từ nhỏ từ bme mình. Lúc nào cũng phải thế này phải thế kia & ko đc 1 lời động viên.
Thực ra cũng biết bme muốn tốt cho mình là chính nhưng về cơ bản thì tôi ko còn cảm xúc với 2 người nữa. Khi đi làm có cơ hội là trốn vào TPHCM (nhà ngoài bắc) dù chỉ làm công ăn lương. 1 năm về nhà 1 lần dịp tết mà cũng cãi nhau vài chặp.
Tết rồi dẫn ny ra Bắc ra mắt, bị gia đình lẫn họ hàng chê ỏng chê eo, nói nên suy nghĩ lại.
Tôi thì chả quan tâm vì tìm đc người hợp tính thương mình. Nhưng tầm này chắc khó cưới, cưới về bên nội cũng sẽ ko ưng, thấy tội nghiệp con bé :go:
 
Ông giống tôi đấy. Tôi cũng bị áp lực từ nhỏ từ bme mình. Lúc nào cũng phải thế này phải thế kia & ko đc 1 lời động viên.
Thực ra cũng biết bme muốn tốt cho mình là chính nhưng về cơ bản thì tôi ko còn cảm xúc với 2 người nữa. Khi đi làm có cơ hội là trốn vào TPHCM (nhà ngoài bắc) dù chỉ làm công ăn lương. 1 năm về nhà 1 lần dịp tết mà cũng cãi nhau vài chặp.
Tết rồi dẫn ny ra Bắc ra mắt, bị gia đình lẫn họ hàng chê ỏng chê eo, nói nên suy nghĩ lại.
Tôi thì chả quan tâm vì tìm đc người hợp tính thương mình. Nhưng tầm này chắc khó cưới, cưới về bên nội cũng sẽ ko ưng, thấy tội nghiệp con bé :go:
Kiểu bị họ hàng đàm tiếu sợ con bé k chịu được ý, nếu xác định lâu dài ông nên bảo vẹ con bé, hai người sống đời ở kiếp với nhau mà
 
Kiểu bị họ hàng đàm tiếu sợ con bé k chịu được ý, nếu xác định lâu dài ông nên bảo vẹ con bé, hai người sống đời ở kiếp với nhau mà
Tôi xác định sống luôn trong SG ko ra bắc mà. Nhưng chắc tết nhất ma chay hiếu hỉ j đấy cũng phải mò về 1 vài lần.
 
Tao đã chứng kiến 1 người bố chửi rủa thằng con khiến nó tự tử. Chết cũng được hơn chục năm rồi
 
Ngày xưa cấp 2 đi đánh nhau. Xong em đánh thằng kia mạnh quá. Tụ mẹ máu trong mắt nên thằng kia bị bố mẹ hỏi rồi bố mẹ nó liên hệ nhà trường. Kết quả là bố em phải đi xin lỗi cộng bồi thường. Về nhà bố em hỏi em sao đánh nó. Em bảo nó ngang với con. Bố em quát :” mày là cái gì mà nó không ngang được” Vậy là từ đó em sống hiền hẳn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngày xưa cấp 2 đi đánh nhau. Xong em đánh thằng kia mạnh quá. Tụ mẹ máu trong mắt nên thằng kia bị bố mẹ hỏi rồi bố mẹ nó liên hệ nhà trường. Kết quả là bố em phải đi xin lỗi cộng bồi thường. Về nhà bố em hỏi em sao đánh nó. Em bảo nó ngang với con. Bố em quát :” mày là cái gì mà nó không ngang được” Vậy là từ đó em sống hiền hẳn.

via theNEXTvoz for iPhone
Cũng này nọ lắm luôn :)))
 
Điều bất lực nhất của bậc cha mẹ là khi đến 1 lúc nào đó những lời nói kia đéo còn tác dụng với con cái nữa, những lời doạ nạt đánh đập không còn làm con trẻ sợ nữa. Lúc đó thằng biết suy nghĩ sẽ thương cha mẹ, thằng phá làng phá xóm thì ko ai quản nữa :too_sad:
 
"Con trai rồi sau làm đàn ông đàn ang mà có tí chuyện đã thở dài"
Nhiều năm sau
"Con ổn ạ"
 
Một số bậc cha mẹ đều có quan điểm, chúng ta đã sinh ra con, nuôi dưỡng khôn lớn thành người nên đều có thể đối xử như thế nào cũng được. Nghe vậy, dù có cảm thấy buồn tủi, tổn thương như thế nào cũng không dám cãi lời cha mẹ. Dần dần, nhưng vết thương đó ngày càng lớn, ngày càng sâu hơn.

Chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ “Bạo lực ngôn ngữ”; đó là sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác. Và đôi khi, cha mẹ chúng ta cũng như thế.

Dưới đây là một số lời nói của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới cảm xúc, tâm sinh lý của con cái.

1. “Bố, lần thi này con thi được 8 điểm, đứng thứ 2 của lớp.”
“Chép bài bạn chứ gì, 8 điểm đã đứng thứ 2 của lớp, lớp con không có ai à?”

Sau này

“lần này thi được bao nhiêu điểm?”

“chép bài bạn, 7 điểm ạ.”

“con chép bài mà điểm thấp thế, sao vô dụng thế.”

2. “Mẹ ơi, ngày mai con phải đi….”
“Đi cái gì mà đi, ngày ngày chỉ biết chơi, không biết học.”

Sau này

“Con dạo này hay ở nhà thế, cũng không đi đâu chơi.”

“Con phải học ạ”

3. “Mẹ, thầy giáo cho con tham gia 1 cuộc thi đạt giải rồi.”
“Mỗi 1 cái giải đã làm con vui như thế, con nhìn con nhà người ta….”

Sau này

“Cô giáo con nói con thi đạt giải rồi sao con không nói với mẹ.”

“ Con thấy không cần thiết ạ”

4. “Mẹ, con nói mẹ nghe, hôm nay giáo viên con….., con và bạn học ……”
“Con đi đến trường là đi chơi à, sao giáo viên toàn dạy những cái gì thế.”

Sau này

“Con hôm nay ở trường làm gì đấy?”

“Con đi học ạ.”

5. “Mẹ, hôm nay ở trường cô giáo khen con có tiến bộ.”
“Con xen con gái bạn mẹ lúc nào cũng đứng trong top 10 của lớp, con mới được khen 1 tí đã đắc ý rồi”

Sau này

“Học tập thế nào rồi con.”

“Bình thường ạ”

6. “Mẹ, mai cả nhà mình đi….”
“Đi gì mà đi, không thấy mẹ rất bận à? Con sao cả ngày chỉ nghĩ đến chơi thế nhỉ.”

Sau này

“Nhà chúng ta lâu rồi không đi chơi, con có chỗ nào muốn đi không?”

“Không ạ”

7. “Đây thật sự không phải con làm hỏng.”
“Làm hỏng rồi còn viện cớ à”

Sau này

“Đồ này có phải do con làm hỏng không.”

“Vâng.”

8. “Mẹ, 8/3 vui vẻ, con làm cho mẹ 1 cái vòng tay này.”
“Sao con làm xấu thế.” (vài hôm sau cái vòng bị vứt vào thủng rác)

Sau này

“Mẹ, 8/3 vui vẻ.”

“Con đấy, lúc còn nhỏ đều có quà tặng mẹ, giờ lớn rồi không quan tâm gì cả.”

“Vâng.”

9. “2 hôm nữa là đến sinh nhật con rồi.”
“Thì sao?”

“Không sao ạ.”

Sau này

“2 hôm nữa là sinh nhật con, sao năm nay không tìm mẹ đòi quà nữa à.”

“ Con không muốn đón sinh nhật nữa rồi.”

10. “ Mẹ, con đau bụng.”
“Cả ngày chơi điện thoại, con không chơi thì sẽ không đau nữa.”

Sau này

“Con sao thế, con xoa bụng làm gì vậy?”

“Không sao, con xoa chơi chơi thôi.”

11. “Mẹ, con có chút khó thở.”
“Ai bảo con không thường xuyên tập thể dục, ngồi nhà nhiều sinh bệnh rồi chứ gì, đợi 1 lát là không sao.”

Sau này

“Con không khỏe chỗ nào à”

“Không có ạ.”

sau này “Không có gì ạ”

trở thành bức tường khoảng cách của không ít người.
Đồng cảm, từng là nạn nhân của bạo lực gđ và bạo lực ngôn từ
 
Cho nên từng có tg tôi vứt bỏ hết đống giấy khen vào thùng rác, giờ ăn cũng chỉ biết ngồi ăn nhanh chóng rồi lên phòng, chẳng muốn ngồi lâu, sinh nhật thì tự đi đâu đó chơi 1 mình cho vui, sau này ra nước ngoài cũng ít gọi về nhà, cũng không thấy nhớ nhà, từ khi có vợ thì mới chịu khó gọi về nhà vài ba lần hỏi thăm sk

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhỏ đồng nghiệp kế bên gọi điện cho mẹ nhưng lúc nào cũng trong điện thoại xưng là " bà " , rồi nặng nhẹ các kiểu

Gửi từ Realme RMX1971 bằng vozFApp
Mình chỉ muốn nói một điều, khi bạn đã ra ngoài, khi bạn phải đeo khuôn mặt giả tạo để làm hài lòng người ta, khi bạn ko đc phép sống con người của bạn, thì bạn sẽ hiểu làm sao mà có bạn to lớn như bây giờ, và...cũng chỉ để bạn biết ơn người ngoài vì một ân huệ nhỏ nhưng lại chấp chiếm với người nuôi dưỡng và sinh thành ra bạn, thời gian thì chẳng có nhiều, tuổi trẻ nghĩ thế là bất trị, đến khi bố mẹ ra đi rồi mới biết muốn đc nghe chửi cũng ko đc nữa rồi..
 
Back
Top