thảo luận Lứa U.23 tiềm năng, thầy Park không lo tuyển Việt Nam thiếu lớp kế cận

kojin

Member
Đầu năm 2018, HLV Park Hang-seo từng ra quyết định mang tính bước ngoặt cho bóng đá Việt Nam. Ông thanh lọc gần như toàn bộ tuyển Việt Nam bằng lực lượng U.23, khi ấy vừa tạo nên kỳ tích giành ngôi á quân U.23 châu Á 2018 trên đất Thường Châu (Trung Quốc). Thầy Park tin tưởng cầu thủ trẻ, để rồi niềm tin ấy đã giúp tuyển Việt Nam hái quả ngọt.

Những ngôi sao U.23 Việt Nam ngày ấy như Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Linh, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Đức... đóng vai trò nòng cốt, kết hợp cùng các đàn anh để đưa tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 hay vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Lứa U.23 tiềm năng, thầy Park không lo tuyển Việt Nam thiếu lớp kế cận - ảnh 1
HLV Park Hang-seo luôn muốn làm mới tuyển Việt Nam.
ĐỘC LẬP
Sau gần 5 năm, lịch sử đang lặp lại. Khi lứa cầu thủ tài đức vẹn toàn đã thực hiện rất tốt sứ mệnh, thầy Park đang hướng tới xây dựng đội ngũ kế cận. Thất bại ở AFF Cup 2020 cho thấy nếu không mạnh tay thay đổi và liên tục thanh lọc lực lượng, tuyển Việt Nam có nguy cơ bị đối thủ bắt bài.

Đó là lý do thầy Park triệu tập nhiều trụ cột đội U.23 Việt Nam trong đợt tập trung đội tuyển vào hôm nay 17.9.

Sự xuất hiện của cầu thủ trẻ không chỉ tạo động lực buộc các trụ cột tuyển Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, mà còn là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của những cái tên mà chỉ nửa năm trước vẫn còn “vô danh” với phần đông người hâm mộ.
Đó là Tuấn Tài ở hàng phòng ngự, Văn Khang, Thanh Nhân, Duy Cương ở tuyến giữa, hay Mạnh Dũng, Đình Duy trên hàng tiền đạo. 4 cầu thủ đầu tiên gây ấn tượng mạnh tại giải U.23 châu Á 2022, còn Đình Duy là ngôi sao mới nổi tại V-League với 14 lần ra sân cho CLB Đà Nẵng, dù mới tròn 20 tuổi.

Lứa U.23 tiềm năng, thầy Park không lo tuyển Việt Nam thiếu lớp kế cận - ảnh 2
Khuất Văn Khang có kỹ thuật khéo léo và nhãn quan chơi bóng sắc sảo.
NGỌC DƯƠNG
Việc được tập trung ở đội tuyển, dù chỉ trong thời gian ngắn, cũng sẽ mang lại trải nghiệm quý giá cho cầu thủ trẻ. Chính những ngôi sao hiện tại của thầy Park như Quang Hải, Công Phượng hay Văn Hậu cũng trưởng thành từ những ngày học hỏi phong cách tập luyện, sinh hoạt của đàn anh.
Ở khía cạnh chuyên môn, lứa U.23 Việt Nam cũng cần được quen dần với guồng máy đội tuyển, thích nghi với cường độ thi đấu, vốn đòi hỏi nhiều hơn so với tiêu chuẩn giải trẻ.

Quan trọng hơn, HLV Park Hang-seo luôn công bằng. Ở đội tuyển, mọi cầu thủ đều phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe như nhau. Ai làm tốt nhiệm vụ sẽ được trao suất đá chính, mà Tuấn Hải là một ví dụ. Tiền đạo sinh năm 1998 được HLV Park Hang-seo trao suất đá chính ở các trận gặp đội Úc và Trung Quốc, dù so với Công Phượng hay Văn Toàn, Tuấn Hải non hơn nhiều.

Đó cũng là cách Hoàng Đức, Quang Hải hay Văn Hậu trở thành trụ cột đội tuyển ở tuổi đôi mươi. Với những HLV đẳng cấp, không có cầu thủ trẻ, mà chỉ có cầu thủ đủ giỏi hay không.

Lứa U.23 tiềm năng, thầy Park không lo tuyển Việt Nam thiếu lớp kế cận - ảnh 3
Mạnh Dũng (số 17) chơi nổi bật ở SEA Games 31 và vòng chung kết U.23 châu Á 2022.
NGỌC DƯƠNG
Về lâu dài, Văn Khang, Tuấn Tài hay Mạnh Dũng hoàn toàn có thể được trao gửi niềm tin. Văn Khang gây ấn tượng mạnh tại giải U.23 châu Á khi chơi bóng chững chạc trước những đội hàng đầu. Chân trái khéo léo, tư duy chiến thuật cùng cái đầu lạnh biến tiền vệ sinh năm 2003 trở thành "của hiếm" ở tuyến giữa.

Trong bối cảnh Hoàng Đức chấn thương, còn Quang Hải có thể không đá AFF Cup 2022, Văn Khang có thể là phương án dự phòng của thầy Park ở tuyến giữa.

Một gương mặt sáng giá khác là Mạnh Dũng. HLV Park Hang-seo từng than thở bóng đá Việt Nam thiếu chân sút giỏi. Chính vì thế, ông tạo ra cuộc cạnh tranh rất mở trên tuyến tiền đạo. Tuấn Hải đã tận dụng cơ hội để chen chân vào đội hình chính và Mạnh Dũng hoàn toàn có thể.
https://thanhnien.vn/lua-u23-tiem-n...en-viet-nam-thieu-lop-ke-can-post1500715.html
 
Nếu không thể vươn đến level Nhật, Hàn, Iran, Úc thì có lẽ chúng ta không nên đầu tư cho môn bóng đá nữa. Thay vào đó chúng ta có thể chơi những môn thế mạnh của người VN như bắn bi, thả diều, búng thun, ô ăn quan, v.v...
 
Nếu không thể vươn đến level Nhật, Hàn, Iran, Úc thì có lẽ chúng ta không nên đầu tư cho môn bóng đá nữa. Thay vào đó chúng ta có thể chơi những môn thế mạnh của người VN như bắn bi, thả diều, búng thun, ô ăn quan, v.v...

ăn tiền tầm quốc tế thì cũng chả đến lượt VN mạnh :)).
 
Nhưng sợ là đến lúc tụi nó trưởng thành thì ông bị đuổi mẹ rồi

Gửi từ Samsung SM-A525F bằng vozFApp
 
Back
Top