[LUẬN BÀN] Là người hướng nội, ít giao tiếp là một cái tội?

Tao là người hướng nội, ít tiếp xúc xã hội đây. Nhưng đó là lựa chọn của tao. Tao không muốn làm phiền người khác, cũng không cần mở rộng mối quan hệ nên không chủ động giao tiếp. Người khác bắt chuyện tao vẫn nói chuyện ra rả, vấn đề gì, đề tài nào tao cũng nói được hết. Tao rất thích những người hướng ngoại vì họ nói chuyện rất hay (tất nhiên rồi).

Còn mày là thằng đần đụt, không hiểu sự đời, không biết bắt chuyện, không biết giao tiếp xã giao cơ bản. Mày cảm thấy thua kém nên phải lừa dối bản thân, cho rằng mình cao siêu, trí tuệ, hiểu biết hơn người. Tao tặng thằng dẩm đụt cái sub reddit này cho mày thủ dâm tinh thần chán chê luôn
https://www.reddit.com/r/im14andthisisdeep/
View attachment 513362
Người khác bắt chuyện mà ông thích nói chuyện với họ thì đó là sở thích của ông. Chẳng lẽ ai bắt chuyện tôi cũng phải ngồi trò chuyện với họ sao? Và tôi nói là tôi "cho rằng mình cao siêu, trí tuệ, hiểu biết hơn người'' lúc nào vậy?
 
Câu chuyện này lôi lên voz bị chửi bao lần rồi. Không giao tiếp được là do kĩ năng kém chứ đừng có lôi người hướng nội vào vì chẳng có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hướng nội là nguyên nhân dẫn đến giao tiếp kém cả. Tôi hướng nội và giao tiếp nhóm là không ngán ai, từ xã giao đến đàm phán đến họp hành đều ổn thoả. Nên giao tiếp kém thì tự xem lại bản thân chứ đừng lôi introvert như lí do bào chữa, mất mặt lắm.
 
1. Tôi ít nói và việc tôi làm gì không liên quan đến nhau.
2. Tôi ngồi nhà của tôi, không nói gì, không làm gì, không ảnh hưởng tới ai, tại sao lại chửi tôi?
3. Ông hướng nội, giỏi và suy nghĩ sâu sắc: đồng ý, không có gì phải bàn ở đây cả.
4. Tôi thấy ức chế vì những người họ hỏi tôi câu hỏi đấy, đó là vấn đề sao? Tôi chỉ đang hỏi mọi người quan điểm về việc bị người khác hỏi những câu kiểu như vậy. F17 ở voz không cho phép đăng những bài như thế này à?
Tôi thậm chí còn chưa hiểu động cơ và ý tưởng của comment của ông là gì.
Nếu ông chỉ ngồi nhà 1 mình không làm gì thì chả có thằng điên nào đi kêu sao ông ít nói thế. Nó biết đc lúc đấy ông làm gì mà kêu ông ít nói? Chỉ có lúc ông đi đâu với cả nhóm xong ông ko thèm mở miệng thì người ta mới nói.

Người ra hỏi câu đó cũng chả có gì sai cả. Trong các mối quan hệ xã hội đương nhiên phải có sự trao đổi thông tin. Ông đéo trao đổi thông tin, thế người ta đi cùng con gấu bông cho xong chứ đi với ông làm gì? Giống như đội bóng 11 người, tự nhiên có 1 thằng đứng yên đéo làm gì thì bọn khác đéo hỏi hơi phí.

Tóm lại ông ức chế vì cái gì? Nếu ông ức chế vì thấy người ta hỏi vậy vô duyên thì ông sai roò, ng ta hỏi là bình thường,thậm chí có quan tâm ông người ta mới hỏi. Còn tôi thì thấy ông ức chế vì người ta hỏi vậy làm hiện rõ điểm yếu của ông thôi.
 
Không ai ghét gì mấy người hướng nội.
Nhưng cần xem lại cách chào hỏi.
Đm hàng xóm mà đi qua nó cứ đơ đơ, đéo chào hỏi cức gì. Trong khi nó ít tuổi hơn mình.
:canny:
tại sao nó phải chào hỏi fen nhỉ ? có phải ruột thịt gì ko ? ít tuổi hơn là ít bao nhiêu ? fen có từng giúp đỡ nó cái gì chưa ? :haha:
 
Câu chuyện này lôi lên voz bị chửi bao lần rồi. Không giao tiếp được là do kĩ năng kém chứ đừng có lôi người hướng nội vào vì chẳng có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hướng nội là nguyên nhân dẫn đến giao tiếp kém cả. Tôi hướng nội và giao tiếp nhóm là không ngán ai, từ xã giao đến đàm phán đến họp hành đều ổn thoả. Nên giao tiếp kém thì tự xem lại bản thân chứ đừng lôi introvert như lí do bào chữa, mất mặt lắm.
Người hướng nội không phải là không giao tiếp được, mà là họ không thích giao tiếp khi thấy không cần thiết, ví dụ trò chuyệm phiếm, ... Ông đọc lại bài viết xem tôi nói tôi giao tiếp kém chỗ nào?
 
Như title. Chắc chắn nhiều bác hướng nội, ít nói ở đây cũng từng "được'' hỏi rằng "sao cậu/bạn/mày ít nói thế''? Bọn tôi chỉ đơn giản là thích im lặng và không muốn nói những chuyện vớ vẩn, trừ khi thật sự cần thiết. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại cảm thấy có vấn đề về việc tôi ít nói. Nếu tôi hỏi ngược lại rằng "tại sao mày nói lắm thế'', "mày không thể ngậm miệng lại được hả'' thì các ông sẽ hiểu nó giống như việc các ông hỏi tôi "sao mày ít nói thế'' vậy. Các ông muốn tôi nói nhiều hơn? Vậy bây giờ tôi muốn các ông ngậm miệng lại thì các ông có chịu được không? Ông thích nói thì ông cứ nói, tại sao lại phải quan tâm tới việc người khác ít nói làm gì?
Mình thực sự cảm thấy ức chế về những câu hỏi kiểu như vậy. Vậy các bác nghĩ thế nào về vấn đề này?
ừ?
Sống lạc lõng thế khổ lắm fen. Học kỹ năng gật, giả nghe, lâu lâu đặt câu hỏi đi. Đời không sống đơn độc mãi được đâu :sweat:
 
Nếu ông chỉ ngồi nhà 1 mình không làm gì thì chả có thằng điên nào đi kêu sao ông ít nói thế. Nó biết đc lúc đấy ông làm gì mà kêu ông ít nói? Chỉ có lúc ông đi đâu với cả nhóm xong ông ko thèm mở miệng thì người ta mới nói.

Người ra hỏi câu đó cũng chả có gì sai cả. Trong các mối quan hệ xã hội đương nhiên phải có sự trao đổi thông tin. Ông đéo trao đổi thông tin, thế người ta đi cùng con gấu bông cho xong chứ đi với ông làm gì? Giống như đội bóng 11 người, tự nhiên có 1 thằng đứng yên đéo làm gì thì bọn khác đéo hỏi hơi phí.

Tóm lại ông ức chế vì cái gì? Nếu ông ức chế vì thấy người ta hỏi vậy vô duyên thì ông sai roò, ng ta hỏi là bình thường,thậm chí có quan tâm ông người ta mới hỏi. Còn tôi thì thấy ông ức chế vì người ta hỏi vậy làm hiện rõ điểm yếu của ông thôi.
Tôi lấy ví dụ ở nhà như vậy thôi, còn tình huống thường gặp là khi đang ngồi làm việc ở công ty thì có ông quay qua hỏi sao ông ít nói thế. Tôi còn bận làm việc anh bạn ạ, tôi không muốn nói khi không thấy cần thiết.
Tôi thấy ức chế vì người khác hỏi tôi câu đó, điều này làm tôi thể hiện rõ điểm yếu gì vậy? Tại sao tôi ức chế lại là sai?
 
ừ?
Sống lạc lõng thế khổ lắm fen. Học kỹ năng gật, giả nghe, lâu lâu đặt câu hỏi đi. Đời không sống đơn độc mãi được đâu :sweat:
Tôi không sống cô độc đâu ông. Tôi vẫn giao tiếp bình thường, nhưng chỉ khi thấy cần thiết. Tại sao tôi lại phải giả bộ, sống không đúng với bản thân mình?
 
Tôi không sống cô độc đâu ông. Tôi vẫn giao tiếp bình thường, nhưng chỉ khi thấy cần thiết. Tại sao tôi lại phải giả bộ, sống không đúng với bản thân mình?
Đúng nhưng chưa đủ.
Vẫn xã giao cho bớt việc.
Bạn thấy khổ không. Người khác thấy bạn lạ, lại hỏi, phiền bỏ xừ. Cứ ngồi nghe rồi gật bừa là bớt 1 việc rồi :shame:
 
Nếu thớt có thời gian thì nên đọc 1 vài quyển sách về tâm lý học để hiểu hành vi của con người.

Giống như nhiều loài động vật khác, con người cũng thuộc nhóm social animal tức là cần tương tác chia sẻ với nhau, xuất phát từ thuở hồng hoang khi mà chúng ta tụ tập lại thành 1 nhóm,bộ lạc để cùng săn bắn, bảo vệ lẫn nhau qua đó tăng tỉ lệ sinh tồn.

Tôi ko rõ mức độ ít nói của thớt nó đến đâu, nhưng trong 1 nhóm, nếu tuyệt đối giữ im lặng thì sẽ khiến cho các thành viên còn lại cảm thấy thớt khó gần, không thân thiện và dễ bị cho ra rìa.

Cũng có thể thớt chơi với nhóm bạn quá khác biệt về quan điểm nên small talk éo đi đến đâu, nếu vậy thì cần thay đổi cái này trước. Chứ 1 nhóm toàn thằng đụt mà mê game chẳng hạn, tụ với nhau chém gió còn tởm hơn bọn extrovert nhiều.
 
Sao m ít nói thế - thì nghe có duyên, ý là khuyến khích ông nói chuyện hay sợ ông ngại. Sao m nói lắm thế, sao m k câm họng lại đc hả - là vô duyên, dễ bị bạt tai.
Túm lại, ít nói k phải cái tội, mà vô duyên thúi hay eq thấp mơi cái tội. Lâu dần bị người ta xa lánh, gặp thằng cộc thì nó đánh cho!
 
Sao m ít nói thế - thì nghe có duyên, ý là khuyến khích ông nói chuyện hay sợ ông ngại. Sao m nói lắm thế, sao m k câm họng lại đc hả - là vô duyên, dễ bị bạt tai.
Túm lại, ít nói k phải cái tội, mà vô duyên thúi hay eq thấp mơi cái tội. Lâu dần bị người ta xa lánh, gặp thằng cộc thì nó đánh cho!
Đúng vậy. Mình cho rằng xã hội có vẻ ưa thích những người hướng ngoại hơn, mặc dù tỉ lệ người hướng ngoại và hướng nội là ngang nhau, theo các nghiên cứu. Có vẻ như những người hướng ngoại họ dễ dàng truyền lan toả năng lượng cho những người xung quanh, cố gắng khuyến khích những người khác cũng trở nên giống như họ. Còn người hướng nội thì rõ ràng là không ai lại đi ra một nhóm người mà khuyến khích mọi người trở nên im lặng như họ cả. Vì thế, lâu dần thì xã hội coi rằng hướng ngoại mới là chuẩn mực và người hướng nội bị coi là bất thường.
 
Tao là người hướng nội, ít tiếp xúc xã hội đây. Nhưng đó là lựa chọn của tao. Tao không muốn làm phiền người khác, cũng không cần mở rộng mối quan hệ nên không chủ động giao tiếp. Người khác bắt chuyện tao vẫn nói chuyện ra rả, vấn đề gì, đề tài nào tao cũng nói được hết. Tao rất thích những người hướng ngoại vì họ nói chuyện rất hay (tất nhiên rồi).

Còn mày là thằng đần đụt, không hiểu sự đời, không biết bắt chuyện, không biết giao tiếp xã giao cơ bản. Mày cảm thấy thua kém nên phải lừa dối bản thân, cho rằng mình cao siêu, trí tuệ, hiểu biết hơn người. Tao tặng thằng dẩm đụt cái sub reddit này cho mày thủ dâm tinh thần chán chê luôn
https://www.reddit.com/r/im14andthisisdeep/
View attachment 513362
Small talk - nhiều người kém cỏi mà không biết mình đang kém vì họ nghĩ khi mở miệng nói chuyện là phải tập trung vào công việc làm ăn, vào các vấn đề xã hội đao to búa lớn hay kinh bang tế thế. Họ xem nhẹ small talk, nghĩ là vô bổ. Nhưng cuộc sống xã hội con người xoay quanh small talk nhiều hơn big talk. Small talk kém, đồng nghĩa với việc đang tự giới hạn các mối quan hệ xã hội tiềm năng xung quanh, nhất là ở Việt Nam.
 
Người hướng nội không phải là không giao tiếp được, mà là họ không thích giao tiếp khi thấy không cần thiết, ví dụ trò chuyệm phiếm, ... Ông đọc lại bài viết xem tôi nói tôi giao tiếp kém chỗ nào?
Đấy là giao tiếp đó bạn, bạn không thích giao tiếp là quyền bạn nhưng bạn không có khả năng làm cho người khác hiểu sự im lặng của bạn và họ hỏi, quan tâm, khuyến thích. Còn bạn chịu đựng sự khó chịu vì việc mọi người không hiểu bạn.
 
Con người là loài động vật bầy đàn, con người sinh ra không để sống cô độc nên lựa chọn sự cô độc là lựa chọn sự khó khăn. muốn cô độc, cô đơn thì bên cạnh tố chất cần phải luyện tập rất nhiều.

Osho là kẻ dành nhiều lời để ngợi ca sự cô đơn, cô độc, nhưng bản thân ông ấy cũng không chịu nổi cái điều mà ông ấy ngợi ca. ông ấy không cô độc vì ông ấy sống với cả bầu đoàn đệ tử. ông ấy cũng không cô đơn bởi vì ông ấy nói quá nhiều. kẻ cô đơn là kẻ tuyệt đối không nói gì. nói, không chỉ là việc việc dùng mồm, mà dùng tay viết (rồi public) cũng là một cách nói. còn lảm nhảm là còn bầy đàn tính, còn chưa phải khí độ của kẻ cô đơn.

Sống cô độc là lựa chọn và ngày nay ở phương tây lối sống một mình, hướng nội, cô độc, cô đơn (gọi tóm lại là lối tự kỉ) đang trở thành mốt (tự kỉ rất ngầu - autism so cool). sự bầy đàn vốn dĩ không xấu, ngược lại nó còn tốt bởi nó thuộc tự nhiên, nhưng từ khi bầy đàn tính tương tác với công nghệ hiện đại thì bầy đàn phát huy những mặt xấu. bầy đàn tính trong khí quyển chủ nghĩa vật chất, trong môi trường ý thức hệ phô trương, khiến bầy đàn sinh ra những áp lực. và người ta trốn tránh những áp lực ấy bằng cách đi vào rừng cao núi sâu để "hướng nội", để truy tầm "cô đơn".

Ngoài ra thì không thể không thừa nhận rằng những chữ như "cô đơn", "hướng nội", "nội tâm", "đơn độc"...v.v nghe có cái vẻ gì rất lãng đãng mộng mơ bồng bềnh thi vị. nói chung là rất chi tao nhã. chưa kể chúng còn phù hợp đến kinh ngạc với trào lưu sống sô đíp (so deep) đang được cổ động rầm rầm.

Tuy nhiên, một đời sống nội tâm thật sự không thể trở thành mốt. đời sống nội tâm là đời sống trọn vẹn cá nhân, không gì lố bịch hơn khi đời sống ấy thành một thứ phong trào. motyp hướng nội, thích sự tĩnh lặng, yêu nỗi cô đơn, không bao giờ là kết quả của thói a dua đua đòi hóng hớt. hướng nội là thiên hướng, cô đơn là khả năng. những phẩm tính, xu hướng đó không phải là nội dung, những cái gạch đầu dòng trong một bảng lựa chọn bởi chúng là những năng lực, những thuộc tính thiên bẩm. không thuộc tạng hướng nội, không có năng lực chịu đựng cô độc, nhưng theo nhau cố tình cô đơn sô đíp. hùa nhau nghiêm trang cô đơn, hò nhau trịnh trọng hướng nội. lậm lừ, xa cách, thu mình, kiêu bạc, hỉm nguy, và bí ẩn..., kết cuộc tất yếu là chập cheng hâm hấp.

Tất nhiên, sô đíp cũng vậy. cố gắng để sô đíp chắc chắn thành quả gặt hái về sẽ là một sự nhạt nhẽo. nông cạn một cách rất sô đíp, có gì lố bịch hơn? sâu sắc một cách rất comedy, còn gì thảm hại hơn? "don't try"! hồn nhiên nông cạn, ta tự nhiên so deep. bình thản bầy đàn, ta tự nhiên thiện hảo đường hoàng.
Nguồn: Bác Văn Vương.
 
Con người là loài động vật bầy đàn, con người sinh ra không để sống cô độc nên lựa chọn sự cô độc là lựa chọn sự khó khăn. muốn cô độc, cô đơn thì bên cạnh tố chất cần phải luyện tập rất nhiều. osho là kẻ dành nhiều lời để ngợi ca sự cô đơn, cô độc, nhưng bản thân ông ấy cũng không chịu nổi cái điều mà ông ấy ngợi ca. ông ấy không cô độc vì ông ấy sống với cả bầu đoàn đệ tử. ông ấy cũng không cô đơn bởi vì ông ấy nói quá nhiều. kẻ cô đơn là kẻ tuyệt đối không nói gì. nói, không chỉ là việc việc dùng mồm, mà dùng tay viết (rồi public) cũng là một cách nói. còn lảm nhảm là còn bầy đàn tính, còn chưa phải khí độ của kẻ cô đơn.

sống cô độc là lựa chọn và ngày nay ở phương tây lối sống một mình, hướng nội, cô độc, cô đơn (gọi tóm lại là lối tự kỉ) đang trở thành mốt (tự kỉ rất ngầu - autism so cool). sự bầy đàn vốn dĩ không xấu, ngược lại nó còn tốt bởi nó thuộc tự nhiên, nhưng từ khi bầy đàn tính tương tác với công nghệ hiện đã thì bầy đàn phát huy những mặt xấu. bầy đàn tính trong khí quyển chủ nghĩa vật chất, trong môi trường ý thức hệ phô trương, khiến bầy đàn sinh ra những áp lực. và người ta trốn tránh những áp lực ấy bằng cách đi vào rừng cao núi sâu để "hướng nội", để truy tầm "cô đơn". ngoài ra thì không thể không thừa nhận rằng những chữ như "cô đơn", "hướng nội", "nội tâm", "đơn độc"...v.v nghe có cái vẻ gì rất lãng đãng mộng mơ bồng bềnh thi vị. nói chung là rất chi tao nhã. chưa kể chúng còn phù hợp đến kinh ngạc với trào lưu sống sô đíp (so deep) đang được cổ động rầm rầm. tuy nhiên, một đời sống nội tâm thật sự không thể trở thành mốt. đời sống nội tâm là đời sống trọn vẹn cá nhân, không gì lố bịch hơn khi đời sống ấy thành một thứ phong trào. motyp hướng nội, thích sự tĩnh lặng, yêu nỗi cô đơn, không bao giờ là kết quả của thói a dua đua đòi hóng hớt. hướng nội là thiên hướng, cô đơn là khả năng. những phẩm tính, xu hướng đó không phải là nội dung, những cái gạch đầu dòng trong một bảng lựa chọn bởi chúng là những năng lực, những thuộc tính thiên bẩm. không thuộc tạng hướng nội, không có năng lực chịu đựng cô độc, nhưng theo nhau cố tình cô đơn sô đíp. hùa nhau nghiêm trang cô đơn, hò nhau trịnh trọng hướng nội. lậm lừ, xa cách, thu mình, kiêu bạc, hỉm nguy, và bí ẩn..., kết cuộc tất yếu là chập cheng hâm hấp. tất nhiên, sô đíp cũng vậy. cố gắng để sô đíp chắc chắn thành quả gặt hái về sẽ là một sự nhạt nhẽo. nông cạn một cách rất sô đíp, có gì lố bịch hơn? sâu sắc một cách rất comedy, còn gì thảm hại hơn? "don't try"! hồn nhiên nông cạn, ta tự nhiên so deep. bình thản bầy đàn, ta tự nhiên thiện hảo đường hoàng.
Nguồn: Bác Văn Vương.
Qủa thực là như vậy. Quan trọng là chúng ta cứ sống đúng với bản thân mình. Người hướng nội không ai đi bảo người hướng ngoại là hãy ngậm miệng lại và sống một cách im lặng đi. Nhưng có vẻ nhiều người hướng ngoại lại muốn người hướng nội sống theo cách của họ, là hãy nói nhiều lên, hãy đi giao lưu, hãy tham gia vào các "small talk'' nhiều vào. Điều đó há chẳng phải đã vi phạm quyền sống thật với bản thân của họ hay sao?
 
Đúng vậy. Mình cho rằng xã hội có vẻ ưa thích những người hướng ngoại hơn, mặc dù tỉ lệ người hướng ngoại và hướng nội là ngang nhau, theo các nghiên cứu. Có vẻ như những người hướng ngoại họ dễ dàng truyền lan toả năng lượng cho những người xung quanh, cố gắng khuyến khích những người khác cũng trở nên giống như họ. Còn người hướng nội thì rõ ràng là không ai lại đi ra một nhóm người mà khuyến khích mọi người trở nên im lặng như họ cả. Vì thế, lâu dần thì xã hội coi rằng hướng ngoại mới là chuẩn mực và người hướng nội bị coi là bất thường.
Hướng nội hướng ngoại cũng được, miễn là người tử tế nói năng đàng hoàng. T cũng biết có nhiều người hướng ngoại mở mồm câu nào thúi câu đó - những người như vậy ai mà tôn trọng cho nổi, chưa ăn bộp tai là may!
 
Như title. Chắc chắn nhiều bác hướng nội, ít nói ở đây cũng từng "được'' hỏi rằng "sao cậu/bạn/mày ít nói thế''? Bọn tôi chỉ đơn giản là thích im lặng và không muốn nói những chuyện vớ vẩn, trừ khi thật sự cần thiết. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại cảm thấy có vấn đề về việc tôi ít nói. Nếu tôi hỏi ngược lại rằng "tại sao mày nói lắm thế'', "mày không thể ngậm miệng lại được hả'' thì các ông sẽ hiểu nó giống như việc các ông hỏi tôi "sao mày ít nói thế'' vậy. Các ông muốn tôi nói nhiều hơn? Vậy bây giờ tôi muốn các ông ngậm miệng lại thì các ông có chịu được không? Ông thích nói thì ông cứ nói, tại sao lại phải quan tâm tới việc người khác ít nói làm gì?
Mình thực sự cảm thấy ức chế về những câu hỏi kiểu như vậy. Vậy các bác nghĩ thế nào về vấn đề này?

Bạn kém ở kỹ năng giao tiếp.

Mình là Sales Manager nhưng vẫn là người hướng nội (không thích tụ tập, nhậu nhẹt, nói quá nhiều ...) nhưng khi công việc cần mình vẫn làm tốt được những chuyện đó.
 
Bạn kém ở kỹ năng giao tiếp.

Mình là Sales Manager nhưng vẫn là người hướng nội (không thích tụ tập, nhậu nhẹt, nói quá nhiều ...) nhưng khi công việc cần mình vẫn làm tốt được những chuyện đó.
Mình cũng giống như bạn: không thích tụ tập, nhậu nhẹt, nói những chuyện nhảm nhí (tán gẫu), ... nhưng khi cần thiết thì mình vẫn nói bình thường. Chỉ là mình không ưa những người hay hỏi mình tại sao mình lại ít nói, tại sao không ra nói chuyện cùng mọi người. Vậy tại sao bạn lại nói mình kém ở kỹ năng giao tiếp? Cứ phải nhảy vào chém gió loạn xì ngậu lên mới là giỏi ở kỹ năng giao tiếp sao?
 
Back
Top