[Luận bàn] Sự sống tại sao lại tồn tại trong vũ trụ dù định luật thứ 2 của nhiệt động lực học nói rằng entropy trong vũ trụ luôn luôn tăng?

Mọe Voz lắm thằng giỏi nhỉ. Tao học vật lý mà giờ cũng éo nhớ j. CHỉ nhớ hồi đại học có bài thi về món này. Mình làm cả 2 trang đéo ra, trong khi đáp án có mấy dòng. Lúc đó mới thấy câu cần cù bù thông minh là như loz
 
....
Tương tự như vậy, vũ trụ ban đầu theo như chúng ta biết hiện nay bắt đầu từ Big Bang, một vụ nổ xuất phát từ điểm kì dị. Vậy theo định luật thứ 2 của nhiệt động lực học, mọi vật chất từ vụ nổ Big Bang đó sẽ luôn có xu hướng đi theo chiều hướng hỗn loạn, nghĩa là không thể tồn tại các hành tinh, ngôi sao, và sự sống như chúng ta biết hiện nay được, bởi đó là các vật thể có cấu trúc rõ ràng, hoạt động ổn định, không tuân theo xu hướng hỗn loạn như định luật thứ 2 của nhiệt động lực học đã nói.
Thím đang bị nhầm lẫn chỗ này.
Entropy theo nhiệt động lực học, trong 1 hệ kín dS=dQ/T .
Họ chứng mình rằng S luôn giữ nguyên hoặc tăng: ΔS≧0 (bằng cơ học thống kê, còn chứng minh chi tiết thế nào mình không rõ do nó vượt quá hiểu biết)
Sau đó họ diễn giải sự liên hệ giữa đại lượng S và tính hỗn loạn chứ không phải mọi thứ sẽ "hỗn loạn" như nghĩa đen mà thím đang nói tới kia. Entropy tăng không có nghĩa là mọi thứ phải di chuyển toán loạn cả lên. :byebye:
Tức là mọi thứ trong vũ trụ (hiện đang được giới khoa học coi là hữu hạn=> hệ kín) mọi vật di chuyển ra ra sao không quan trọng, miễn là cái ΔS≧0 họ đo đạc vẫn đúng là được.
Cụ thể họ đo S cả vũ trụ thế nào mình cũng chịu, chắc là tính gián tiếp thông qua các đại lượng khác và các định luật đã biết thôi chứ vũ trụ to nhỏ thế nào còn chưa rõ thì đo sao hết. :big_smile:
Có gì sai xin các thím có kiến thức hơn vào chia sẻ.
 
Có một anh đến nhà tôi chơi, nhà tôi có mô hình hệ mặt trời bằng kim loại, có mặt trời và các hành tinh xoay quanh đúng theo chu kỳ thực. Anh ấy hỏi ai làm ra mô hình này mà đẹp và chính xác đến hoàn hảo vậy, tôi nói là đó là đống sắt vụn nhà tôi bỏ đi, chúng ngẫu nhiên va chạm vào nhau mà tạo thành mô hình, anh ấy ko tin. Thế mà anh ấy lại tin thuyết big bang, thuyết tiến hóa.
Thế ý anh muốn nói rằng anh là chúa à?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Như title. Các bác đều biết rằng entropy trong một hệ nào đó sẽ luôn luôn có xu hướng tăng. Ví dụ một ông đứng trong nhà tắm xả nước từ bình nóng lạnh xuống trong khoảng vài phút thì rõ ràng hơi nước sẽ lan toả khắp trong phòng tắm chứ hơi nước không bao giờ có xu hướng hợp lại thành một khối hình cầu hoặc hình lập phương rồi lơ lửng trước gương của phòng tắm cả. Nghĩa là sự hỗn loạn trong một hệ nào đó sẽ luôn luôn có xu hướng tăng chứ không thể giảm được. Chúng ta đã nhiều lần thấy cái cốc bị đập vỡ, nhưng có bao giờ chúng ta thấy ai làm cho các mảnh vỡ đó hợp lại thành một cái cốc lành lặn y hệt ban đầu bao giờ chưa? Chúng ta có thể dễ dàng đốt cháy một tờ giấy nhưng chẳng thể nào biến các mẩu tro trở lại thành tờ giấy lành lặn ban đầu. Nghĩa là entropy (sự hỗn loạn) trong các tình huống mà chúng ta gặp hàng ngày chỉ có thể tăng lên.
Tương tự như vậy, vũ trụ ban đầu theo như chúng ta biết hiện nay bắt đầu từ Big Bang, một vụ nổ xuất phát từ điểm kì dị. Vậy theo định luật thứ 2 của nhiệt động lực học, mọi vật chất từ vụ nổ Big Bang đó sẽ luôn có xu hướng đi theo chiều hướng hỗn loạn, nghĩa là không thể tồn tại các hành tinh, ngôi sao, và sự sống như chúng ta biết hiện nay được, bởi đó là các vật thể có cấu trúc rõ ràng, hoạt động ổn định, không tuân theo xu hướng hỗn loạn như định luật thứ 2 của nhiệt động lực học đã nói. Có vô vàn, vô vàn, và vô vàn cách để các nguyên tử, phân tử sắp xếp vị trí để trở thành các vật chất khác nhau, nhưng tại sao chúng lại sắp xếp theo đúng vị trí cần thiết cho sự sống? Ví dụ chỉ cần các nguyên tử, phân tử không sắp xếp theo vị trí để tạo nên não của chúng ta, rõ ràng chúng ta sẽ không tồn tại, chưa kể đến các cơ quan quan trọng khác. Vậy phải chăng điều này đã vi phạm định luật thứ 2 của nhiệt động lực học, nói rằng entropy (sự hỗn loạn) sẽ luôn luôn tăng trong vũ trụ?
Vậy các bác nghĩ thế nào về vấn đề này?
Định luật là do mấy thằng người nghĩ ra, bạn nghĩ vũ trụ và mấy thằng người cái nào có trc ?
 
topic rất hay,
Như title. Các bác đều biết rằng entropy trong một hệ nào đó sẽ luôn luôn có xu hướng tăng. Ví dụ một ông đứng trong nhà tắm xả nước từ bình nóng lạnh xuống trong khoảng vài phút thì rõ ràng hơi nước sẽ lan toả khắp trong phòng tắm chứ hơi nước không bao giờ có xu hướng hợp lại thành một khối hình cầu hoặc hình lập phương rồi lơ lửng trước gương của phòng tắm cả. Nghĩa là sự hỗn loạn trong một hệ nào đó sẽ luôn luôn có xu hướng tăng chứ không thể giảm được. Chúng ta đã nhiều lần thấy cái cốc bị đập vỡ, nhưng có bao giờ chúng ta thấy ai làm cho các mảnh vỡ đó hợp lại thành một cái cốc lành lặn y hệt ban đầu bao giờ chưa? Chúng ta có thể dễ dàng đốt cháy một tờ giấy nhưng chẳng thể nào biến các mẩu tro trở lại thành tờ giấy lành lặn ban đầu. Nghĩa là entropy (sự hỗn loạn) trong các tình huống mà chúng ta gặp hàng ngày chỉ có thể tăng lên.
Tương tự như vậy, vũ trụ ban đầu theo như chúng ta biết hiện nay bắt đầu từ Big Bang, một vụ nổ xuất phát từ điểm kì dị. Vậy theo định luật thứ 2 của nhiệt động lực học, mọi vật chất từ vụ nổ Big Bang đó sẽ luôn có xu hướng đi theo chiều hướng hỗn loạn, nghĩa là không thể tồn tại các hành tinh, ngôi sao, và sự sống như chúng ta biết hiện nay được, bởi đó là các vật thể có cấu trúc rõ ràng, hoạt động ổn định, không tuân theo xu hướng hỗn loạn như định luật thứ 2 của nhiệt động lực học đã nói. Có vô vàn, vô vàn, và vô vàn cách để các nguyên tử, phân tử sắp xếp vị trí để trở thành các vật chất khác nhau, nhưng tại sao chúng lại sắp xếp theo đúng vị trí cần thiết cho sự sống? Ví dụ chỉ cần các nguyên tử, phân tử không sắp xếp theo vị trí để tạo nên não của chúng ta, rõ ràng chúng ta sẽ không tồn tại, chưa kể đến các cơ quan quan trọng khác. Vậy phải chăng điều này đã vi phạm định luật thứ 2 của nhiệt động lực học, nói rằng entropy (sự hỗn loạn) sẽ luôn luôn tăng trong vũ trụ?
Vậy các bác nghĩ thế nào về vấn đề này?

Nếu quan sát 1 xoáy nước thì không bao lâu mình sẽ thấy các cặn bẩn sẽ đóng lại dưới đáy xoáy nước, hệ mặt trời và hành tinh..(tập nhỏ) đều chuyển động như cái xoáy nên hình thành được, khi mật độ vật chất trong hệ "tụ" lại quá cao trọng lực thắng tất cả các lực khác gây mất cân bằng hệ, sẽ gây ra vụ nổ siêu tân tinh và tạo ra lỗ đen
Nếu nhìn rộng ra xa trong vũ trụ (tập lớn) thì các hệ sao đang ngày càng bị đẩy ra xa nhau chứ không gom lại, lức đó hiện tượng sẽ giống như thớt miêu tả (cái ly bể hay hơi nước trong phòng tắm ko gom lại mà tỏa ra xung quanh), nên có thuyết vũ trụ sau này sẽ cực kì im lặng vì các hệ ngày càng xa ra và chết đi..

Có vô vàn, vô vàn, và vô vàn cách để các nguyên tử, phân tử sắp xếp vị trí để trở thành các vật chất khác nhau, nhưng tại sao chúng lại sắp xếp theo đúng vị trí cần thiết cho sự sống? Ví dụ chỉ cần các nguyên tử, phân tử không sắp xếp theo vị trí để tạo nên não của chúng ta, rõ ràng chúng ta sẽ không tồn tại, chưa kể đến các cơ quan quan trọng khác.

Để sự 1 sống có được thì tự nhiên đã trãi qua cả tỉ cái chết, sự tiến sẽ hóa giải quyết được câu hỏi của bác
 
Nó được chứng minh rồi mà, từ đó mới được áp dụng vào trong lập trình với thuật toán tạo 1 dãy số ngẫu nhiên bất kỳ từ số pi đó.

via theNEXTvoz for iPhone
Không nha, không chứng minh được nha. Nhưng người ta "cho rằng", với đặc tính của pi, thì "rất có thể" nó sẽ chứa toàn bộ thông tin.
Như mình nói ở trên, muốn nó đúng, thì phải chứng minh "với mọi", mà chứng minh "với mọi" là điều không thể.
 
Entropy trong "hệ kín". Bạn bỏ mất chữ "hệ kín" nên hiểu sai. Kiểu như chỗ này giảm entry thì chỗ khắc sẽ tăng lên để bù qua. Nên tổng entropy trong hệ kín đó vẫn luôn tăng.
 
Oddly normal postcast cũng mới ra episode về vấn đề này.
Recommend các fen nghe và xem thêm interstellar và tennet :smile:
 
Cái bạn không hiểu nó đơn giản là vì đời người quá ngắn so với tuổi thọ của vũ trụ.
Ngay cả tuổi của trái đất so với vũ trụ cũng chỉ là 1 khoảnh khắc mà thôi.
Và trái đất hay cả hệ mặt trời cũng không bất biến, chẳng qua thời gian để nó thay đổi thì đều tính bằng tỉ năm.
 
Không nha, không chứng minh được nha. Nhưng người ta "cho rằng", với đặc tính của pi, thì "rất có thể" nó sẽ chứa toàn bộ thông tin.
Như mình nói ở trên, muốn nó đúng, thì phải chứng minh "với mọi", mà chứng minh "với mọi" là điều không thể.
Ko chứng minh với mọi mà là giả sử có tồn tại 1 dãy số không nằm trong số pi. Vậy khi đó pi là một tập hợp hữu hạn, hoán vị của một số các tập hợp, điều này trái với định lí ban đầu là pi vô hạn không tuần hoàn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ko chứng minh với mọi mà là giả sử có tồn tại 1 dãy số không nằm trong số pi. Vậy khi đó pi là một tập hợp hữu hạn, hoán vị của một số các tập hợp, điều này trái với định lí ban đầu là pi vô hạn không tuần hoàn.

via theNEXTvoz for iPhone
Mình thì ko nghiên cứu toán học về pi. Nhưng cách chứng minh trên có một số điểm chưa hợp lý. Không biết bác có tài liệu toàn học nào về cách chứng minh trên ko?

Thứ 1: Điều cần phải chứng minh ở đây là, "số pi chứa toàn bộ các dãy số trong tự nhiên" (toàn bộ bài hát được đưa về con số 1,2,3... - đô,rê,mi,fa...). Chứ ko phải chứng minh số pi là số vô hạn không tuần hoàn.
Thứ 2: Số vô hạn không tuần hoàn (số vô tỉ), không có nghĩa là số đó chứa "toàn bộ dãy số trong tự nhiên"
Thứ 3: Giả sử có 1 dãy số không nằm trong số pi, điều đó cũng ko nói lên rằng pi là tập hợp hữu hạn được. Chứng minh, từ số 0 -> 8 (không có số 9), hoàn toàn có thể tạo ra được một số vô hạn không tuần hoàn.
 
Vậy theo định luật thứ 2 của nhiệt động lực học, mọi vật chất từ vụ nổ Big Bang đó sẽ luôn có xu hướng đi theo chiều hướng hỗn loạn, nghĩa là không thể tồn tại các hành tinh, ngôi sao, và sự sống như chúng ta biết hiện nay được.
Bác nên học thêm về entropy và nhiệt động lực học, đừng đọc 1, 2 dòng rồi nghĩ là mình đã hiểu hết định luật nói gì. Người ta đã chế ra được cái tủ lạnh đem nhiệt từ chỗ lạnh mang sang chỗ nóng rồi mà bác còn ngồi đó nói chuyện không với chả thể. :big_smile: delta Entropy hoàn toàn có thể âm nếu như hệ đó không kín, ở đây chỉ cần tổng delta entropy của toàn vũ trụ là dương, còn lại bên trong nó chỗ âm chỗ dương vũ trụ không quan tâm.
 
Có một anh đến nhà tôi chơi, nhà tôi có mô hình hệ mặt trời bằng kim loại, có mặt trời và các hành tinh xoay quanh đúng theo chu kỳ thực. Anh ấy hỏi ai làm ra mô hình này mà đẹp và chính xác đến hoàn hảo vậy, tôi nói là đó là đống sắt vụn nhà tôi bỏ đi, chúng ngẫu nhiên va chạm vào nhau mà tạo thành mô hình, anh ấy ko tin. Thế mà anh ấy lại tin thuyết big bang, thuyết tiến hóa.
Phức tạp là định nghĩa của con người, không phải định nghĩa của tự nhiên, việc tồn tại cái gì đó phức tạp hơn nhiều sự hình dung của con người không phải là chứng minh cho việc nó phải là do một thực thể thông minh tạo ra.

Ở đây có thể ví dụ xác suất để bác sinh ra là 1/(8 tỷ x 300k) (tổng số tinh trùng bố bác có thể tạo ra x tổng số trứng mà mẹ bác có). Tính vậy vẫn chưa đủ, phải tính cả XS bố và mẹ bác sinh ra, và XS họ gặp nhau, rồi XS ông bà nội ngoại bác sinh ra, ông bà nội ngoại bác gặp nhau... tính chừng 1000 đời là đã thấy XS bác có thể tồn tại trên cuộc đời này nó nhỏ không tưởng, vậy phải chăng việc bác sinh ra là số trời? không. Bác không sinh ra thì cũng có thằng khác sinh ra, việc bác là thằng trúng số nên bác gáy bác là chân mệnh thiên tử các kiểu nó cũng không che giấu được sự thật là bác chỉ ngẫu nhiên sinh ra mà thôi.
 
Theo mình thì bạn đang hiểu định lý entropy theo nghĩa rộng (hơi hướng triết học?), tức là với hàm ý rằng những thứ trật tự sẽ không có khả năng tồn tại, bởi một hệ kín sẽ luôn theo chiều hướng độ hỗn loạn (đong đếm bởi entropy) tăng lên. Tuy vậy thì sự trật tự mà chúng ta đang chứng kiến (hình thành của hành tinh, thiên hà, rồi sự sống trên Trái Đất) chỉ mang tính cục bộ và thời điểm. Đừng quên rằng tuổi của dải Ngân hà chúng ta đang sống là 13.600 ± 800 triệu năm, tuổi của Trái Đất là cách đây khoảng 4,5 tỷ năm (sự sống thì khoảng 3,7 tỷ năm trước), chỉ là muối bỏ bể so với tuổi của vũ trụ ước tính là khoảng 13,772 tỷ năm. Nếu quan sát ở một scale lớn hơn (toàn bộ vũ trụ khả kiến, tạm gọi là khá "kín") thì tôi nghĩ định lý này vẫn đúng.
 
Back
Top