luyện trí nhớ lưu ảnh ( thảo luận)

em dạy tiếng nhật được một thời gian, cũng tầm 5 năm rồi.

Phương pháp của em tập trung mạnh vào việc đơn giản cách học để hướng dẫn người học tiếng nhật có thể lặp đi lặp lại nhiều lần từ phát âm , luyện chữ , ngữ pháp sao cho tạo ra được phản xạ mà không chán.

Bước đầu cũng đã tạo ra được thành công nhất định.

Hiện tại em đang có suy nghĩ , liệu có thể thúc tiến phương pháp học theo phản xạ dần đi đến phương pháp học luyện trí nhớ lưu ảnh.

Em xin bàn ở đây , xem có bác nào từng luyện. Hoặc từng có cách học nào có tương quan, gần hoặc tiệm cận giống , chia sẻ chút kinh nghiệm.

Sau đây là bàn về phương pháp học trí nhớ lưu ảnh.

1. thứ nhất việc học thuộc lòng là học thuộc một câu , một từ , một đoạn câu. Và có thể nhớ được trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhớ được lâu tới mức nhớ cả đời.
2. trí nhớ lưu ảnh là dựa trên trí nhớ hình dung lại cảnh tượng trong quá khứ đã từng diễn ra với bản thân. Nhưng rất khó vì theo thời gian trí nhớ sẽ dần mai một, ta nhớ một cách đại khái thì được nhưng để theo vào đó nhìn vào những điểm chi tiết thì rất khó. đôi khi bộ não còn tạo ra ký ức giả thay thế vào.
3. học thuộc lòng và trí nhớ lưu ảnh là hai khái niệm khác hẳn nhau.

học thuộc lòng là dùng luyện tập tạo phản xạ nhớ.

trí nhớ lưu ảnh là ngẫu nhiên, nhớ được những ký ức rõ nét.

tuy hai khái niệm khác nhau nhưng có một điểm chung là : trí nhớ
4. quan điểm và phương hướng :

câu hỏi đưa ra: liệu có thể sử dụng trí nhớ bằng cách nhìn một hình ảnh lâu và kỹ , sau đó dựa vào trí nhớ lưu ảnh tạo ra một bản copy hoàn chỉnh.

phương tiện khai thác ban đầu :
những hình cơ bản có câu trúc dạng như vuông tròn tam giác , chữ số . hoặc hình ảnh dễ hình dung

sử dụng bút , vẽ lại từ từ.
luyện quen bằng cách bấm giờ.

mức cao hơn là tăng dần độ phức tạp lên như thêm vào đó chữ viết có nghĩa , tiến đến chữ viết không có nghĩa bằng tiếng anh.
luyện quen bằng cách bấm giờ.

mức tối đa: là bằng trí nhớ ghi hoặc vẽ lại một hình ảnh hay phong cảnh một cách chi tiết rõ nét.

ở mức tối đa : ta dùng cách khác do việc vẽ lại rất mất công .

ta dùng hai tấm ảnh giống hệt nhau và sửa đi một phần chi tiết nhỏ rồi cho xem lại chiếu lại cho người thí nghiệm.
luyện quen bằng cách bấm giờ.

thí nghiệm tiếp đến là tập trí nhớ lưu ảnh theo nhiều lớp trên 2 .
....
tính ứng dụng:
khi cần có thể dùng cách này tra cứu lại những thứ cần ghi nhớ qua hình ảnh.

có những kiểu biến thể như sau:
nhớ hình ảnh nhưng ko nhớ nội dung , dựa trên việc nhớ lại hình ảnh để tra lại nội dung , như việc đọc lại một quyển sách hay quyển từ điển .


nhớ nội dung là chữ nhưng không nhớ được hình ảnh hay thao tác tuần tự

-----
thực tế : ai cũng có dạng trí nhớ này
trí nhớ lưu ảnh ở trong mỗi người đều có nhưng nó ngẫu nhiên và mờ nhạt.

vd nhiều người đi đường thì nhớ đường nhưng không nhớ tên phố

hay có những người nhớ được các tiêu đề , nội dung nhưng lại ko nhớ mấy hình ảnh trong một trang viết .

-----
vậy mọi người , các bạn thấy thường là có trí nhớ thế nào và nhớ về nội dung , hình ảnh , âm thanh

nhớ về cái gì dễ hơn , lâu hơn
dùng âm thanh tương tự anh ơi.
Ví dụ chữ ki trong tiếng Nhật thì liên tưởng đến key /kiː/ (chì khóa) trong tiếng anh.

Vậy là vừa nhớ đc hình ảnh lẫn nội dung . Không biết em hiểu ý anh đúng kh nhỉ heheh. Trí nhớ về nội dung, hình ảnh, âm thanh thì thường dùng liên kết câu chuyện cũng đc. Anh đọc cuốn Siêu Trí Nhớ của chị Mai Tường Vân ấy
 
Back
Top