Lý do các nhạc sĩ cẩn trọng khi chuyển giao quyền tác giả

Cryolite.

Senior Member
https://thanhnien.vn/ly-do-cac-nhac...yen-giao-quyen-tac-gia-185230514124259666.htm

Đó là thông tin Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa chia sẻ, trước tình trạng một số công ty, cá nhân kinh doanh nhạc tìm cách liên hệ, đặt vấn đề với nhiều nhạc sĩ ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt/ hợp đồng độc quyền/ hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho phép họ sử dụng tác phẩm âm nhạc kinh doanh trên mọi lĩnh vực.

Theo VCPMC, thời gian qua, trên thị trường đang diễn ra tình trạng một số công ty, cá nhân kinh doanh nhạc tìm cách liên hệ, đặt vấn đề ứng trước/trả trước cho thành viên của VCPMC một khoản tiền để hủy hợp đồng ủy quyền với VCPMC và ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt hoặc hợp đồng độc quyền hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho phép họ sử dụng tác phẩm âm nhạc để kinh doanh trên các lĩnh vực.

Lý do các nhạc sĩ cẩn trọng khi chuyển giao quyền tác giả - Ảnh 1.

VCPMC khuyến cáo tác giả thành viên về việc mất quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
Chụp màn hình

Nếu tình trạng này tiếp diễn, như VCPMC khuyến cáo, các nhạc sĩ thành viên sẽ bị mất quyền tác giả đối với tác phẩm của mình hoặc mất quyền kiểm soát cũng như khó kiểm soát quyền tác giả mà pháp luật đang bảo hộ cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Cụ thể, nếu ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt, trước mắt các nhạc sĩ sẽ nhận về một khoản tiền nhất định nhưng sẽ không còn là chủ sở hữu quyền tác giả và bị mất vĩnh viễn các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Si73 hữu trí tuệ (SHTT), trong khi đó thời hạn tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và có giá trị thừa kế cho gia đình thêm 50 năm nữa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT. Trung tâm cũng nêu ví dụ thời gian qua, đã có không ít trường hợp làm tác phẩm phái sinh hoặc cover nhưng đánh mất tinh thần, giá trị nguyên bản và thông điệp của tác phẩm gốc, có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả theo quy định quyền nhân thân tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT.

Lý do các nhạc sĩ cẩn trọng khi chuyển giao quyền tác giả - Ảnh 2.

Tuy không ký với bất kỳ đơn vị, cá nhân nào ngoài ủy quyền cho VCPMC, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung (ảnh) và nhiều nhạc sĩ khác cũng từng bị đánh bản quyền ngay trên chính những ca khúc do mình sáng tác
NCSS

Bên cạnh đó, nếu ký hợp đồng độc quyền, chuyển quyền sử dụng nhưng thành viên không giới hạn về phạm vi và thời gian sử dụng, sau này, theo VCPMC phân tích, tuy hết thời hạn độc quyền và/hoặc sử dụng nhưng quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng trong bản ghi vĩnh viễn thuộc về bên độc quyền hoặc bên nhận chuyển quyền. Do đó, các nhạc sĩ/tác giả không thể kiểm soát và không nhận được tiền nhuận bút trong trường hợp họ hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác; thậm chí chính nhạc sĩ/tác giả còn bị “đánh gậy” trên nền tảng YouTube nếu phát hành bản ghi có giai điệu trùng lặp với bản ghi của bên độc quyền hoặc nhận chuyển quyền đã phát hành trước đó. Chưa kể, nếu thành viên chuyển quyền trùng lặp cho bên khác có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường khi có tranh chấp xảy ra.

...
 
Back
Top