Lý do khiến giới chức Mỹ muốn Goolge bán Chrome

manoao

Senior Member
Bộ Tư pháp Mỹ đã đề xuất cải tổ sâu rộng về cơ cấu và hoạt động kinh doanh của Google, bao gồm việc bán trình duyệt Chrome.

Chỉ đạo từ Bộ Tư pháp Mỹ
271124-google-moi.jpg

Trụ sở của Google ở California, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong tháng 11, Bộ Tư pháp Mỹ đã đề xuất rất thẳng thắn: "Google phải thoái vốn khỏi Chrome", nhằm chấm dứt tình trạng độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet.

Động thái này theo sau phán quyết quan trọng của tòa án vào tháng 8 năm ngoái. Ở thời điểm đó, một thẩm phán liên bang xác định rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền và độc chiếm trái phép thị trường dịch vụ tìm kiếm internet.

Đáng chú ý, đối với Android của Google, Bộ Tư pháp đề xuất hai biện pháp: thoái vốn hoặc chịu sự giám sát của chính phủ.

Cả hai yêu cầu với Android và Chrome đều đặt ra thách thức to lớn đối với hoạt động quảng cáo, mang lại lợi nhuận của Google và sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với công ty.

Giám đốc pháp lý của Google, Kent Walker, đã gọi các đề xuất của Bộ Tư pháp là "gây choáng váng", "cực đoan". Google lên kế hoạch nộp các đề xuất của riêng mình vào tháng tới và kháng cáo tại tòa án.

Giáo sư Beth Egan tại Đại học Syracuse (Mỹ) đánh giá, việc mất Chrome sẽ buộc Google phải thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh của mình. Hiện tại, Google dựa vào dữ liệu của Chrome làm nguồn thông tin để quảng bá các dịch vụ khác tới người dùng và đào tạo thuật toán.

Tìm kiếm Google là nền tảng kinh doanh quảng cáo béo bở của công ty, còn Chrome đứng thứ hai. Tờ Guardian (Anh) cho biết Google là trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới, tự hào được gần 2/3 số người sử dụng internet tin dùng. Trong khi đó, phân tích của Bloomberg ước tính Chrome được 3 tỷ người trên toàn cầu sử dụng và có giá trị 15 tỷ USD.

Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google sẽ phải chịu đòn giáng mạnh khi không có Chrome, và Google sẽ thu hẹp lại.

Lập luận của hai bên
271124-chrome.jpg

Biểu tượng Chrome trên màn hình điện thoại và biểu tượng Google (phía sau). Ảnh: Getty Images/TTXVN

Google lập luận rằng việc thoái vốn khỏi Chrome sẽ gây tổn hại đến vị thế của Mỹ trong ngành công nghệ. Đáp lại, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, chính hành vi độc quyền của Google gây tổn hại đến vị thế của Mỹ trong ngành công nghệ.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết mục tiêu của họ là tăng cường cạnh tranh. Trong hồ sơ tòa án có đề cập đến mở cửa cho cạnh tranh; không để Google hưởng thành quả từ các hành vi vi phạm luật định; ngăn chặn Google độc quyền thị trường này và các thị trường liên quan trong tương lai.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, khả băng Google bán Chrome cũng khá mơ hồ. Trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp mãn nhiệm có lập trường ngày càng quyết liệt hơn đối với các công ty công nghệ lớn, thì quan điểm của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp tới lại không rõ ràng. Nhân vật được ông Trump chọn làm bộ trưởng Tư pháp sẽ tiếp quản Bộ Tư pháp vào tháng 1, và sau đó sẽ quyết định có nên tiếp tục hay rút yêu cầu đối với Google.

Phán quyết với Google có thể coi là chiến thắng của luật chống độc quyền Mỹ vốn đã có "tuổi đời" hơn một thế kỷ. Giống như nhiều quốc gia khác, Mỹ có luật "chống độc quyền", tạo điều kiện để chính phủ xử lý các công ty độc quyền và các tập đoàn lớn thông qua tòa án. Quay trở lại năm 1911, luật chống độc quyền đã khiến Standard Oil, công ty dầu mỏ độc quyền của John D. Rockefeller, tan rã.

Ông Ulrich Müller từ tổ chức phi lợi nhuận Rebalance Now nhận định, cơ quan quản lý Mỹ đã giám sát chặt chẽ các công ty độc quyền vào những năm 1960 và đầu những năm 1970 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, giám sát nới lỏng vào những năm 1980 khi học thuyết của Trường Kinh tế Chicago cho rằng việc các công ty nắm độc quyền thị trường là chấp nhận được nếu họ vận hành hiệu quả. Điều này dẫn đến ít can thiệp mang tính cấu trúc hơn trong những năm tiếp theo.

Khoảng 20 năm sau, Microsoft trở thành mục tiêu của các cơ quan quản lý độc quyền, với phán quyết của tòa án Mỹ rằng gã khổng lồ phần mềm này phải bị chia tách do các hoạt động độc quyền của mình.
 
Lịch sử của bọn Mỹ đã có cty nào quá to để bị bắt phải chia tách chưa nhỉ. Tôi chỉ biết các vụ ngăn cản sáp nhập thì có gần đây. Trước đây hình như chính Mỹ cũng bắt Nhật chia tách mấy tập đoàn to vì nó quá bá đạo.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Lịch sử của bọn Mỹ đã có cty nào quá to để bị bắt phải chia tách chưa nhỉ. Tôi chỉ biết các vụ ngăn cản sáp nhập thì có gần đây. Trước đây hình như chính Mỹ cũng bắt Nhật chia tách mấy tập đoàn to vì nó quá bá đạo.

via theNEXTvoz for iPhone
Google, hỏi AI... là ra:
Trong lịch sử, chính phủ Hoa Kỳ đã chia nhỏ một số công ty lớn để ngăn chặn tình trạng độc quyền và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

1. Standard Oil (1911)
Lĩnh vực: Dầu mỏ
Tóm tắt: Công ty của John D. Rockefeller kiểm soát khoảng 90% ngành công nghiệp dầu mỏ ở Hoa Kỳ. Tòa án Tối cao đã ra lệnh chia Standard Oil thành 34 công ty nhỏ hơn, trong đó có những công ty nổi bật sau này như ExxonMobil và Chevron.
Lý do: Công ty bị cáo buộc sử dụng chiến thuật cạnh tranh không lành mạnh và thao túng thị trường.
2. American Telephone & Telegraph (AT&T) (1982)
Lĩnh vực: Viễn thông
Tóm tắt: AT&T từng kiểm soát gần như toàn bộ ngành viễn thông ở Mỹ, bao gồm cả dịch vụ điện thoại nội địa và đường dài.
Kết quả: AT&T bị chia thành một công ty cung cấp dịch vụ đường dài và 7 công ty con, được gọi là "Baby Bells," chịu trách nhiệm về các dịch vụ nội hạt. Một số công ty này sau đó sáp nhập lại thành các tập đoàn lớn như Verizon và SBC (hiện là AT&T mới).
3. Microsoft (1998 - Không bị chia nhỏ nhưng bị kiểm soát chặt)
Lĩnh vực: Công nghệ phần mềm
Tóm tắt: Chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc Microsoft sử dụng sự thống trị của mình trong thị trường hệ điều hành Windows để thúc đẩy trình duyệt Internet Explorer, gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh như Netscape.
Kết quả: Mặc dù không bị chia nhỏ, Microsoft đã phải đồng ý với các biện pháp hạn chế nhằm bảo đảm không cản trở cạnh tranh.
4. Bell System (1949 - Chuyển biến từ vụ AT&T)
Lĩnh vực: Viễn thông
Tóm tắt: Bell System, thuộc sở hữu của AT&T, từng bị giám sát từ năm 1949 vì độc quyền. Quy trình này dẫn đến vụ chia tách năm 1982.
Lý do: Sự kiểm soát quá lớn trong ngành viễn thông dẫn đến giá cả cao và hạn chế cải tiến.
5. Big Tech hiện nay (Google, Meta, Amazon, Apple, Microsoft - Đang bị giám sát)
Lĩnh vực: Công nghệ số
Tóm tắt: Các công ty công nghệ lớn đang đối mặt với áp lực từ chính phủ và các tổ chức quốc tế vì bị cáo buộc thao túng thị trường, kiểm soát dữ liệu cá nhân, và ngăn cản sự phát triển của các đối thủ.
Tiềm năng: Chưa có công ty nào bị chia nhỏ, nhưng có nhiều vụ kiện chống độc quyền, như:
Google bị kiện vì thao túng thị trường quảng cáo trực tuyến.
Meta bị điều tra vì các thương vụ thâu tóm (như Instagram và WhatsApp).
Những trường hợp trên cho thấy việc ngăn chặn độc quyền không chỉ nhằm bảo vệ người tiêu dùng mà còn để thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
 
chỉ có ở nước mỹ, to quá thì chia bớt ra

ở nước khác thì dồn lực nuôi cho lớn
Ở nước khác thì 1 tổ chức nắm đầu nhiều mảng kinh tế và tổ chức ấy chính quyền nắm đằng chuôi nên mới buff. Còn thằng google nó ko như vậy, nó lớn mạnh quá rồi cũng có ngày lấn sang thao túng chính trị như facebook rồi cũng bị đập toè mỏ thôi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Google, hỏi AI... là ra:

Rockefeller chưa bao giờ sụp đổ, cái trò bắt chia tách chẳng qua là để cho các gia tộc khác xin góp miếng cổ phần và hạn chế bớt quyền lực tập trung thôi, chứ chả bao giờ khiến Rockefeller empire sụp đổ cả. Tài sản của cả gia tộc Rockefeller chỉ có tăng không có giảm.

GcXCL3MXIAA5vsw


Chưa kể nhà Rockefeller còn đầu tư vào nhiều thứ khác.
 
Rockefeller chưa bao giờ sụp đổ, cái trò bắt chia tách chẳng qua là để cho các gia tộc khác xin góp miếng cổ phần và hạn chế bớt quyền lực tập trung thôi, chứ chả bao giờ khiến Rockefeller empire sụp đổ cả. Tài sản của cả gia tộc Rockefeller chỉ có tăng không có giảm.

GcXCL3MXIAA5vsw


Chưa kể nhà Rockefeller còn đầu tư vào nhiều thứ khác.
Liên quan đến các nhà tư bản lớn, Netflix có seri The men who built America The Men Who Built America (TV Mini Series 2012) ⭐ 8.5 | Documentary, Biography, History (https://www.imdb.com/title/tt2167393/)
/Edit: Nhớ nhầm, không phải trên Netflix
 
Last edited:
chỉ có ở nước mỹ, to quá thì chia bớt ra

ở nước khác thì dồn lực nuôi cho lớn
Cùng tùy ngành và tùy hoàn cảnh mỗi nước.
Những lĩnh vực mới, cần vốn lớn, rủi ro cao thì phải dồn lực nuôi lớn, khi đó độc quyền là 1 phần thưởng cho sự mạo hiểm và sáng tạo.
 
Thằng GG này nhúng chàm bầu cử hơi nhiều, vote ban
GG bản đồ bầu cử nó lấy của AP minh bạch rõ ràng, bằng chứng đâu bảo nó bầu cử.

Con chatbot của nó hỏi liên quan đến bầu cử nó không trả lời.
 

Thread statistics

Created
manoao,
Last reply from
MetroSaigon,
Replies
57
Views
8,248
Back
Top