thảo luận Lý do ‘Squid Game’ bị đem ra so sánh với ‘Alice in Borderland’

Chunkimbum

Senior Member
“Squid Game” và “Alice in Borderland” là những TV series thể loại trò chơi sinh tồn ăn khách trên nền tảng trực tuyến một năm qua. Tất yếu, chúng thường xuyên bị đem ra so sánh.
Squid Game là TV series gồm 9 tập đến từ Hàn Quốc. Ra mắt trên nền tảng xem video trực tuyến Netflix hồi trung tuần tháng 9, tới nay, tác phẩm đã trở thành hiện tượng toàn cầu. Phim xoay quanh nhóm người dưới đáy xã hội được chiêu mộ cho một trò chơi sinh tồn tàn bạo và quái đản. Kẻ sống sót sau cùng sẽ được nhận một khoản tiền thưởng khổng lồ đủ giúp họ đổi đời.

Một nhóm người không quen biết mắc kẹt trong không gian xa lạ, đầy rẫy hiểm nguy với cơ chế vận hành không ai biết trước, buộc phải liên minh hoặc tiêu diệt lẫn nhau để thoát ra là dàn bài kinh điển của dòng phim sinh tồn. Squid Game cũng tuân theo luật chơi thể loại này. Phim không tránh khỏi bị mổ xẻ, bóc tách khi đặt cạnh Alice in Borderland - tác phẩm khác cùng thể loại.

Bài toán của Netflix​

Alice in Borderland là phép thử từ Netflix với nhu cầu của khán giả thị trường châu Á về đề tài giải đố, sinh tồn. Trước Alice in Borderland, Nhật Bản đã nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm dạng này như Battle Royale (2000), TV series Liar Game (2007), As the Gods Will (2014)… Và ông lớn của ngành dịch vụ xem video trực tuyến đã “tra chìa đúng ổ”.




Squid Game Alice in Borderland anh 3
Squid Game Alice in Borderland anh 4

Squid Game Alice in Borderland anh 5
TV series Alice in Borderland chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Haro Aso.


Alice in Borderland được Netflix tung lên hệ thống vào tháng 12/2020, với độ dài 8 tập. Phim gây tiếng vang tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Dữ liệu người dùng do Netflix công bố chỉ ra trong vòng 28 ngày sau khi Alice in Borderland phát hành, đã có 18 triệu thuê bao Netflix chọn xem tác phẩm. Theo FlixPatrol, phim được đón nhận rộng rãi tại Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Nhật và Hong Kong.

Năm 2021, trên đà danh tiếng của Alice in Borderland, Netflix tung Squid Game, khuấy động tinh thần khán giả hâm mộ dòng phim giải đố, sinh tồn. Đây có thể coi như một mũi tên trúng hai đích. Squid Game dễ dàng được đón nhận trên Netflix nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư (giá cổ phiếu tăng vọt) và danh tiếng cho những bên liên quan.

Cụm từ “bên liên quan” không chỉ nhắm đến Netflix mà còn cả Alice in Borderland đã ra mắt chín tháng trước đó. The Independent dẫn một kết quả thống kê trên Twitter chỉ ra cứ 20 bài đăng của người dùng mạng xã hội này về Squid Game thì có một bài nhắc đến Alice in Borderland. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, Squid Game hay Alice in Borderland cũng là đề tài được thảo luận thu hút nhiều ý kiến tranh luận.

Cuối tháng 12/2020, tức khoảng hai tuần sau khi tung Alice in Borderland lên hệ thống, Netflix thông báo bật đèn xanh sản xuất mùa hai cho series. Hồi tháng 7, Alice in Borderland 2 chính thức bấm máy. Không loại trừ khả năng mùa phim mới sẽ tung ra vào cuối năm nay, tức khoảng một năm sau phần đầu tiên.

Việc tên tuổi Alice in Borderland đã được hâm nóng từ tháng 9 trong những tranh luận liên quan đến Squid Game chắc chắn mang lại cho phim lợi thế. Sức ảnh hưởng của Squid Game thu hút một lượng khán giả không nhỏ tìm xem lại Alice in Borderland và bắt đầu mong chờ phần phim tiếp theo.

Công thức sinh tồn​

Về mặt nội dung, dễ hiểu khi khán giả gọi tên Alice in Borderland khi thảo luận về Squid Game. Hai bộ phim đều do Netflix phát hành, ra mắt cách nhau 9 tháng, có độ dài tương đồng, cùng thể loại và quan trọng nhất, đều được yêu thích rộng rãi.

Trong Alice in Borderland, chàng mọt game Ryohei Arisu (Kento Yamazaki) cùng hai chiến hữu đã bị bắt cóc và đưa tới một phiên bản Tokyo tịnh không bóng người. Tại đây, họ và những người được chọn buộc phải tham gia các thử thách sinh tồn ngặt nghèo. Chiến thắng một màn chơi, họ sẽ có thêm thời gian để sống.

Đây là lối triển khai kinh điển của dòng phim giải đố, sinh tồn. Nó phản chiếu mâu thuẫn quyền lực phổ biến. Trong các bộ phim, sức mạnh không thuộc về đa số mà nằm trong tay kẻ có quyền. Muốn thoát ra trót lọt, nạn nhân chỉ có hai cách, hoặc sống sót qua thử thách - tức hoàn thành vai trò thú tiêu khiển/công cụ cho trùm cuối - hoặc tiêu diệt quản trò và gián tiếp thiết lập một thứ bậc quyền lực mới.

Squid Game Alice in Borderland anh 8

Squid Game Alice in Borderland anh 7

Squid Game Alice in Borderland anh 6


Squid Game Alice in Borderland anh 9
Squid Game nối tiếp chuỗi tác phẩm đề tài đấu trí, sinh tồn do Netflix sản xuất.


Chính phủ trong Battle Royale sử dụng trò chơi sinh tồn như một biện pháp hạn chế tình trạng phạm tội của thanh thiếu niên. Ở As the Gods Will, trò chơi là màn trả thù tàn bạo của kẻ mang nhân cách phản xã hội. Trong Gantz, loài người được "đào tạo" để chống lại thế lực ngoại xâm từ vũ trụ thông qua trò chơi… Tới Alice in BorderlandSquid Game, trò chơi là màn giải trí của những kẻ vô nhân tính.

Cuối mùa 1 Alice in Borderland, các nhân vật tìm thấy trung tâm chỉ huy của trò chơi. Nhưng thay vì đối mặt trùm cuối, họ nhận ra đội quản trò cũng chỉ là quân cờ trong tay một thế lực to lớn hơn chưa lộ diện. Nói cách khác, thế lực phản diện đã lộ mặt cũng chỉ là nạn nhân cho âm mưu lớn hơn. Điều này tương tự diễn biến trong tập 9 của Squid Game, khi quản trò máu lạnh lộ mặt là gã đàn ông thất bại, nghèo kiết xác tương tự những nạn nhân của mình.

Trên Twitter, người hâm mộ chỉ ra điểm tương đồng giữa Alice in BorderlandSquid Game trong cách loại bỏ nhân vật. Trong Alice in Borderland, Arisu và hai chiến hữu làm thành bộ ba “ngự lâm pháo thủ”, luôn sát cánh bên nhau từ đời thực đến khi bị bắt vào trò chơi. Tuy nhiên, ở tập 3, nhóm bạn đột ngột âm dương cách biệt, khiến người xem không khỏi bàng hoàng.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở những tập cuối Squid Game khi loạt nhân vật được khán giả yêu mến, gắn bó từ đầu phim đột ngột bị khai tử. Dù vẫn biết các trò chơi trong Squid Game không khác gì thảm sát, liên tiếp mất đi 3/5 nhân vật chính vẫn là điều khiến người xem không khỏi tiếc nuối.

Khác biệt trong hai tác phẩm​

Khác biệt lớn nhất giữa Alice in BorderlandSquid Game, ngoài “quốc tịch”, chính là hướng triển khai của mỗi câu chuyện. Dù cùng lấy đề tài đấu trí, sinh tồn, mỗi bộ phim lựa chọn hướng phát triển khác nhau, phản ánh những đặc trưng riêng có.

Alice in Borderland nhấn mạnh vào yếu tố khoa học, giả tưởng. Hai trong các bí ẩn chưa có lời giải đáp của phim chính là thứ công nghệ kỳ bí dịch chuyển nhân vật qua các chiều không gian và nguồn gốc tia sáng bắn xuống từ trên trời, tiêu diệt nhanh gọn và chính xác con mồi đã bị đánh dấu.

Nhân vật tham gia cuộc chơi đều là những nam thanh nữ tú gặp khúc mắc trong đời sống. Theo cách này hay cách khác, họ bị đẩy ra rìa xã hội vì không thể bắt kịp những người xung quanh. Họ chưa đến mức nghèo hèn mạt rệp, nhưng mỗi ngày sống trên đời đều là một ngày tinh thần bị hành hạ, tra tấn. Chắc hẳn không ít người từng mơ đến một ngày kia bứt mình khỏi vũng lầy mang tên hiện thực.



Squid Game Alice in Borderland anh 10



Squid Game Alice in Borderland anh 12
Squid Game Alice in Borderland anh 13

Squid Game Alice in Borderland anh 14
Squid Game có thể mô tả là một “Parasite phiên bản sinh tồn” thay vì tác phẩm giải trí giật gân đơn thuần.


Ngược lại, Squid Game tập trung vào thể loại chính kịch, châm biếm. Ngay từ đầu, khán giả đã được biết về một thế lực người trần mắt thịt với siêu năng lực… giàu. Chúng vung tiền xây dựng khu căn cứ trên hòn đảo biệt lập, hẹn gặp từng người chơi, đánh thuốc mê trước khi đưa họ lên phà tới đảo.

Trên phim, những màn tranh đấu sống còn giữa 456 người chơi là phương tiện để đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong Hyuk thể hiện góc nhìn hiện thực phê phán về xã hội Hàn Quốc đương đại. Nhóm người sống khốn cùng dưới đáy xã hội tham gia vào một trò chơi với ảo vọng đổi đời. Nhưng thực chất, họ đang bị những kẻ giàu có cướp mất điều đáng giá sau cùng - mạng sống.

Lối cải biên các trò chơi dân gian trong Squid Game cũng thường được đem ra mổ xẻ. Mặt tích cực, những trò chơi như hoa dâm bụt nở, kéo co hay bắn bi được đưa vào bộ phim đều đã quen thuộc với khán giả nhiều nước châu Á, giúp họ dễ dàng nắm được luật chơi và nhanh chóng theo kịp câu chuyện.

Nhưng mặt tiêu cực, loạt trò chơi tỏ ra quá đơn giản, chỉ nhắm đến mục tiêu loại người trên quy mô rộng thay vì cho họ cơ hội thể hiện khả năng suy đoán hay sự nhạy bén của mình. Đây là điều dễ khiến người hâm mộ dòng phim giải đố, sinh tồn - vốn đã quen với lối xây dựng cường điệu nhân vật chính có IQ cao hay kỹ năng đặc biệt - cảm thấy phim “chưa tới”.

Tuy nhiên, lý do tổ chức bí ẩn lựa chọn các trò chơi này đã được giải thích hợp lý ở cuối phim. Việc thiết kế các màn chơi mang màu sắc dân gian cũng không yêu cầu ở người chơi quá nhiều kiến thức khoa học hay suy luận logic phức tạp. Xét cho cùng, đây là trò chơi "vừa sức" với nhóm thí sinh xuất thân lao động.

Việc Alice in Borderland khép lại ở cái kết lửng lơ - nhân vật vẫn chưa hoàn thành trò chơi còn bí ẩn cần giải đáp lại ngày một chất chồng - đặt khán giả trong tâm thế háo hức, chờ đợi mùa tiếp theo bởi câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết. Có thể nói, cao trào trong cuộc hành trình của Arisu và cô bạn đồng hành Usagi (Tao Tsuchiya) lúc này mới thực sự bắt đầu.

Điều này ngược lại với Squid Game. Dù tác phẩm Hàn Quốc vẫn để ngỏ một vài đường dây câu chuyện, về cơ bản, khán giả đã có thể hài lòng với cách giải quyết ở cuối tập 9. Người sống sót sau cùng chứng minh mình xứng đáng nhận số tiền thưởng khi không hề quên trăn trở của những người đã bỏ mạng. Anh ta cũng xác định cho mình một mục tiêu mới và quyết tâm theo đuổi nó, làm thành cái kết mở khá trọn vẹn trong trường hợp phim không có tiếp phần 2 - một khả năng khá khó xảy ra.
https://zingnews.vn/ly-do-squid-game-bi-dem-ra-so-sanh-voi-alice-in-borderland-post1268690.html
 
riêng cái diễn xuất mắc ỉa với cái đầu tóc cải lương của bọn Nhật là thấy AiB đéo đủ tuổi so với Squid, xem độ phổ biến thì hiểu rồi đó.
AUwPPRe.gif


AiB chỉ có mấy thằng wibu là khen lấy khen để thôi.
qZV215Z.png
 
Bọn Nhật nó diễn xuất giả nai quá, đặc biệt là nữ. Nếu ko thay đổi thì nền điện ảnh Nhật ko tạo ra tầm ảnh hưởng toàn cầu như bọn Hàn đc. Có hay thì chỉ hay ở kỹ xảo, góc quay, kịch bản... thôi.

Hàn cũng có kiểu trề mồm trố mắt ra u-ô nhưng đỡ hơn Nhật. Kịch bản cũng đa dạng hơn, diễn viên ko sợ xấu bẩn.
 
riêng cái diễn xuất mắc ỉa với cái đầu tóc cải lương của bọn Nhật là thấy AiB đéo đủ tuổi so với Squid, xem độ phổ biến thì hiểu rồi đó.
AUwPPRe.gif


AiB chỉ có mấy thằng wibu là khen lấy khen để thôi.
qZV215Z.png
phim nhật lúc nào cũng hét toáng lên. xem sợ vl :cry:
cơ mà nó là văn hoá cmnr nên đành chịu
phim hàn thì toàn đánh vào mặt tâm lý tình cảm. xem nhiều riết chán vl
về logic game thì +1 nhật, diễn xuất +1 hàn
 
Mấy cái truyện game sinh tồn giải đố của Nhật thấy phi logic vãi ra, toàn ra mấy trò khó hơn lên trời, người chơi cũng toàn kiểu dân văn phòng lùn mập *** cận trĩ mà vào game anh nào anh nấy cũng như buff thêm mấy trăm IQ, suy nghĩ tính toán như thần :confuse:
 
Cái quan trọng muốn phổ biến thì phải làm thật đơn giản, thật cơ bản, phù hợp với đại đa số người xem trên toàn thế giới, cái này thì thằng Hàn làm tốt hơn thằng Nhật là chắc rồi, phim của thằng Nhật đúng kiểu phục vụ dân Nhật với đám Wibu là chủ yếu thì làm sao đòi nổi tiếng hơn thằng Hàn đc.
 
Mấy cái truyện game sinh tồn giải đố của Nhật thấy phi logic vãi ra, toàn ra mấy trò khó hơn lên trời, người chơi cũng toàn kiểu dân văn phòng lùn mập *** cận trĩ mà vào game anh nào anh nấy cũng như buff thêm mấy trăm IQ, suy nghĩ tính toán như thần :confuse:

Em mới đọc mỗi Liargame, Gamble fish. Thím có thể recommend vài tựa thím cho là hay nhất e đọc thử dc ko ạ. Xin cảm ơn

Gửi từ Samsung SM-N960F bằng vozFApp
 
phim nhật lúc nào cũng hét toáng lên. xem sợ vl :cry:
cơ mà nó là văn hoá cmnr nên đành chịu
phim hàn thì toàn đánh vào mặt tâm lý tình cảm. xem nhiều riết chán vl
về logic game thì +1 nhật, diễn xuất +1 hàn

A làm như fim hàn méo có. Đang nói chuyện bthuong tự nhiên cao giọng lên như chửi nhau đến nơi, nghe chói tai thấy mẹ. Đầy trong mấy seri fim truyền hình, đến giờ vẫn vậy. Nhưng cái hay bọn hàn là biết tiết chế, mấy seri quảng cáo văn hoá ra nước ngoài nó tiết chế kiểu nói chuyện như chửi nhau này, đặc biệt là trong fim điện ảnh hầu như rất ít.
Sau này bọn nhật cũng tiết chế theo 1 số bộ nhưng vẫn ko bằng tụi hàn, tầm quảng cáo ra thế giới nhật cũng kém nên chắc méo quan tâm nữa chỉ lo thị trường trong nước.
Do mấy a xem nhiều fim hàn hơn nhật nên quen rồi đấy thôi. Bọn hàn thì nói chuyện chửi nhau, nhật thì diễn quá lố. Đặc trưng cmnr.

Gửi từ Samsung SM-A530F bằng vozFApp
 
Last edited:
Cái quan trọng muốn phổ biến thì phải làm thật đơn giản, thật cơ bản, phù hợp với đại đa số người xem trên toàn thế giới, cái này thì thằng Hàn làm tốt hơn thằng Nhật là chắc rồi, phim của thằng Nhật đúng kiểu phục vụ dân Nhật với đám Wibu là chủ yếu thì làm sao đòi nổi tiếng hơn thằng Hàn đc
hahaha
điện ảnh người đóng của Nhật thì thua đứt đuôi rồi không bàn
chứ anh bảo nền điện ảnh của nó kém thì
1633511039215.png


hay là Animation đâu tính vào nền điện ảnh đâu đúng kô ?
mấy anh khôn lắm chứ,khi so sánh nền điện ảnh cứ lượt bỏ thế mạnh của thằng Nhật,cứ chọn mặt yếu kém thôi :)
 
Back
Top