[Mindblown]Vật lý hiện đại cũng chẳng biết vận tốc ánh sáng là bao nhiêu, không phải là do sai số đo, mà thật sự không biết.

canvas101

Member
c=3x10^8 m/s (kể cả khi mét không được định nghĩa theo vận tốc ánh sáng) chỉ là một quy ước chứ chưa ai từng đo được vận tốc ánh sáng, hoặc ít nhất là chưa ai đo được vận tốc ánh sáng theo một hướng duy nhất. Người ta chỉ đo được vận tốc ánh sáng 2 chiều: từ A đến B rồi dội lại A, và sau đó giả sử vận tốc chiều đi bằng vận tốc chiều về để tính ra c = 3x10^8 m/s mà không cách nào biết được vận tốc chiều đi và vận tốc chiều về có thực sự bằng nhau không (vũ trụ giãn nở hoàn toàn có thể ưu ái một hướng nào đó chứ không đồng đều tất cả các hướng). Mọi nỗ lực đưa ra phương pháp đo vận tốc ánh sáng 1 chiều đến giờ đều thất bại vì thuyết tương đối rộng (để vận tốc ánh sáng 1 chiều sẽ cần 2 đồng hồ được sync cùng lúc, nhưng khi một đồng hồ được đưa ra xa thì chính nó đã bị chậm đi vì thuyết tương đối rộng). Chính thuyết tương đối rộng bảo đảm việc con người "chọn" vận tốc 1 chiều của ánh sáng có sai thế nào cũng được nó tự sửa lại cho đúng. Cái sự "sai" ở đây nó có thể từ 0.5c đến vô cực (miễn là trung bình 2 chiều vẫn bằng c) chứ không phải chỉ đơn giản là vài trăm vài nghìn m/s.

Điều này có nghĩa là, các ngôi sao cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng hoàn toàn có khả năng đang hiển thị hình ảnh của chính nó "ngay bây giờ" chứ không phải là hình ảnh của hàng tỷ năm trước như chúng ta vẫn hay nghĩ.

Chi tiết:
 
Hay đó thớt, mình cũng hay follow ông này, dành cả thanh xuân làm youtube về vật lý :D
Theo mình biết thì vận tốc ánh sáng được tính trên giấy bằng các phương trình toán học chứ không phải đo đạc được chính xác như thế @@
 
Hay đó thớt, mình cũng hay follow ông này, dành cả thanh xuân làm youtube về vật lý :D
Theo mình biết thì vận tốc ánh sáng được tính trên giấy bằng các phương trình toán học chứ không phải đo đạc được chính xác như thế @@
k đo thì lấy số liệu ở đâu ra mà tính vậy thím :surrender:
 
Sai rồi, đã có cách làm chậm tốc độ as luôn rồi chứ nói gì đo đạc chính xác. Tốc độ hiện nay là quy ước trong môi trường chân không nhé
 
nhưng khi một đồng hồ được đưa ra xa thì chính nó đã bị chậm đi vì thuyết tương đối rộng
Vậy giải quyết bằng cách đặt tâm mốc ở giữa và đưa 2 đồng hồ ra xa nhau theo hai hướng ngược nhau 180 độ. Tiếp tục làm theo các góc khác cùng tâm mốc để tránh vũ trụ ưu ái hướng nào đó.
 
Vãi, giờ có cả camera quay được ánh sáng di chuyển luôn rồi chứ đo đạc là xưa rồi. Thậm chí giờ có thể làm chậm tốc độ ánh sánh đủ để nhận biết bằng mắt thường nữa. Thuyết âm mưu này nhạt quá.
 
Giờ này theard ngồi đây hô hào vận tốc ánh sáng chưa đo được trong khi con người ta dựa vào các thông số vật lý đó họ đã đổ bộ lên mặt trăng mẹ nó rồi.
 
Chắc các thím quên vật lí có 1 đại lượng gọi là chiết xuất, nó là tỉ số giữa vận tốc ánh sáng trong 1 môi trường so với vận tốc ánh sáng trong chân không, và chiết xuất của môi trường có thể ảnh hưởng đến góc khúc xạ as khi truyền qua mặt phân cách của môi trường đó.
Giả sử ng ta có thể tạo ra 1 môi trường mà as truyền đi với tốc độ chậm hơn tương đối để có thể đo được chính xác thì thông qua góc khúc xạ cũng có thể tính đc chính xác vận tốc ánh sáng trong chân không, nên là giả thuyết của chủ thớt nghe có vẻ nguy hiểm nhưng mà nó sai rồi :byebye:
 
Ông này nói có lí, dẫn chứng paper của Einstein luôn. Nhưng mà giờ khoa học ứng dụng chưa chạm vào những khó khăn hoặc sai sót khi dùng vận tốc ánh sáng như bây giờ thì khoa học nghiên cứu cũng chưa đi xa tới đó.
 
Hóa tổng hợp hay hóa bách khoa.

Gửi từ Samsung SM-N770F bằng vozFApp
Trung tâm công nghệ "hóa màu" xin kính chào quí khách. Keo dính chuột của chúng tôi không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt keo dính chuột còn có thể tái sử dụng được lần với độ bền & thời gian lâu nhất mà không có một loại hóa chất nào so sánh được ... :big_smile: :big_smile: :big_smile:
 
Last edited:
toàn mấy ông chưa xem video đã phán: ng ta ko bảo là ko thể đo đc vận tốc ánh sáng, nhưng chỉ đo bằng cách chiếu ánh sáng vào gương và đo thời gian phản xạ lại. Mọi cách đo ánh sáng bằng 1 chiều đều có sai số bởi thuyết tương đối rộng.
Vãi, giờ có cả camera quay được ánh sáng di chuyển luôn rồi chứ đo đạc là xưa rồi. Thậm chí giờ có thể làm chậm tốc độ ánh sánh đủ để nhận biết bằng mắt thường nữa. Thuyết âm mưu này nhạt quá.
Sai. Vẫn là cách đo 2 chiều. 1 chiều từ nguồn sáng tới vật phản xạ, 1 chiều ánh sáng từ vật đó đi tới sensor của camera.
Chắc các thím quên vật lí có 1 đại lượng gọi là chiết xuất, nó là tỉ số giữa vận tốc ánh sáng trong 1 môi trường so với vận tốc ánh sáng trong chân không, và chiết xuất của môi trường có thể ảnh hưởng đến góc khúc xạ as khi truyền qua mặt phân cách của môi trường đó.
Giả sử ng ta có thể tạo ra 1 môi trường mà as truyền đi với tốc độ chậm hơn tương đối để có thể đo được chính xác thì thông qua góc khúc xạ cũng có thể tính đc chính xác vận tốc ánh sáng trong chân không, nên là giả thuyết của chủ thớt nghe có vẻ nguy hiểm nhưng mà nó sai rồi :byebye:
Ko liên quan gì đến vấn đề video đang đề cập cả. Chưa kể dùng chính đại lượng cần đc đo để đi đo ngược lại nó là sai logic hoàn toàn.

Vậy giải quyết bằng cách đặt tâm mốc ở giữa và đưa 2 đồng hồ ra xa nhau theo hai hướng ngược nhau 180 độ. Tiếp tục làm theo các góc khác cùng tâm mốc để tránh vũ trụ ưu ái hướng nào đó.
Cách này cũng dc đề cập trong video, mời thím xem phút 10:04. Tựu chung, cách đo đó chỉ đúng trong trường hợp ánh sáng là ko đổi trong mọi hướng.

Tóm lại: từ trước tới nay chúng ta vẫn mặc định vận tốc ánh sáng là ko đổi trong mọi hướng không gian, nhưng video này chỉ ra giả thuyết ngược lại, tức ánh sáng có thể thay đổi vận tốc theo chiều hướng, và ko có cách nào có thể phân biệt và chứng minh dc điều đó
 
Có ai ví dụ dễ hiểu hơn k? Ngôi sao hiển thị chính nó chứ k phải trc đây. Vậy thời gian truyền đến mắt ta thì sao? K lẽ nó hiển thị ngay tắp lự. K thể nào. Có cách nào đơn giản hoá để hiểu k?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có ai ví dụ dễ hiểu hơn k? Ngôi sao hiển thị chính nó chứ k phải trc đây. Vậy thời gian truyền đến mắt ta thì sao? K lẽ nó hiển thị ngay tắp lự. K thể nào. Có cách nào đơn giản hoá để hiểu k?

via theNEXTvoz for iPhone
Đính chính là chưa/không có cách nào chứng minh được rằng "thời gian truyền đến mắt ta ngay tắp lự" là đúng hay sai chứ không phải người ta nghĩ nó truyền đến mắt ta ngay tắp lự thật mà không chứng minh được. Cái gốc ở đây đó là, trong vũ trụ 2 việc xảy ra cùng lúc (simultaniety) chỉ là sự tương đối, chỉ có nhân quả (causality) mới là thứ duy nhất bảo đảm thứ tự trước sau.

Relativity_of_Simultaneity_Animation.gif
 
Vận tốc ánh sáng đã được xác định chính xác là 299.792.458 mét mỗi giây, thường được làm tròn là 3.108m/s. Gọi một cách đơn giản và gần gũi hơn với đa số mọi người là 300 nghìn km/s.

Thuyết tương đối hẹp của Einstein đã chỉ ra, vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ. Đồng thời nó không hề bị ảnh hưởng bởi chuyển động của nguồn phát hay hệ quy chiếu của người quan sát. Điều đó có nghĩa là dù nguồn phát có di chuyển hoặc chính bạn di chuyển thì bạn vẫn đo được vận tốc ánh sáng là như nhau.
 
Back
Top