Mới sửa xong cái nhà mà gặp quá nhiều bực mình, chia sẻ cho ae để tránh

Tôi làm điện nước đây. Trước cũng có một thời gian làm nhà dân sau chán quá nghỉ, chỉ ra mấy điều bác thớt nói:
1. Giá rổ nếu làm trực tiếp với chủ, nhiều khi còn thương lượng, thoả thuận theo boq được, còn nếu theo cty xây dựng, toàn làm theo barem giá của nó, rất thấp, nên thợ thường làm ẩu để tk chi phí nhân công
2. Phần vật tư nhiều khi tôi bảo để làm cả luôn, xin thẳng 5%, mục đích là cho tiện thi công, chứ cũng chả chấm mút được gì ba cái dây mấy mét ống đâu. Vì tôi biết, khi thống kê ko thể đủ 100% đc. Sẽ thừa cái này thiếu cái kia, cứ hở tí bảo chủ nhà chạy đi ko hay
3. Độ dốc, kích thước ống- cái này nên sát sao. Còn mục đóng lưới cho đường dây điện chống nứt thì ngay từ đầu phải thoả thuận luôn. Tôi làm thoả thuận hết, nhưng giá nó sẽ cao. Nhiều bác tưởng thợ nó kiếm lắm, nhưng ko có đâu. Làm lãi đc mấy đồng, mưa gió, rảnh việc một vài hôm là cấu hết t lời rồi
Và một điều các bác lưu ý, làm gì cũng phải rõ ràng ngay từ đầu, tránh sau này chủ nhà với thợ cãi nhau về phát sinh.
Đặc biệt phải giám sát thật chặt hạng mục thử kín thử áp. Nhà dân tôi thấy thợ toàn ăn bớt công đoạn này. Nước cấp thì đấu bồn vào chứ ko chịu bơm áp, nước thoát thì ko chịu bịt kín lại để test kín

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình mới sửa xong cái nhà ngay trước khi bùng dịch. Do lần đầu làm nhà ko có kinh nghiệm nên gặp rất nhiều vấn đề bực mình từ các đơn vị thi công. Dạo này giãn cách ở nhà rảnh nên mình ngồi tổng hợp lại các vấn đề đã gặp phải. Ae nào làm nhà lần đầu thì nên đọc qua để tránh. Đời người chả mấy khi đc làm nhà, đừng để làm xong ức chế nhiều hơn vui mừng như mình.

Đầu tiên là về vấn đề hợp đồng. Bên thi công mình đc người quen giới thiệu nên thuê trọn gói từ thiết kế đến nội thất, cũng ko tìm hiểu nhiều nên phát sinh một số vấn đề, đúc kết lại có 1 số cái ae cần lưu ý khi làm hợp đồng:
  1. Bắt buộc có giám sát thi công riêng các hạng mục: thô, điện nước, nội thất: nhà mình lúc làm thì chỉ có đúng 1 GSTC xây thô. Phần điện, nc, nội thất ... ngoài thợ ra ko có 1 GSTC nào khác dẫn đến việc thợ làm láo, ẩu, khi bị phát hiện ra lại mất thêm công sửa lại, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình
  2. GSTC phải là Kỹ sư có bằng cấp, đc đào tạo qua trường lớp, tránh các trường hợp làm lâu lên lão làng, ko được đào tạo bài bản: GSTC cho nhà mình lúc làm các vấn đề đơn giản thì cũng ok nhưng gặp các vấn đề phức tạp như chống thấm thì xử lý lúng túng, không có phương án tối ưu, ko dứt điểm. Mình nghĩ nên chọn các kỹ sư đc đào tạo qua trường lớp đàng hoàng thì tốt hơn.
  3. GSTC phải có mặt tại công trình khi thi công để chỉ đạo thợ. Không chấp nhận việc 1 GSTC chạy quá nhiều công trình, mỗi công trình đến ngó qua 1 ít, ko đảm bảo chất lượng thi công: GSTC cho nhà mình ko thường xuyên ở công trình. Thường thì đến 1 lần vào buổi sáng để bố trí thợ làm và lâu lâu mới qua kiểm tra. Trong lúc thợ làm thì ko ai giám sát, dẫn đến Thợ làm lỗi, sau bị phát hiện ra lại mất tg sửa. Nhà anh mình cũng sửa cùng, mình để ý thì thấy GSTC bên đấy thường xuyên có mặt ở công trình, thợ làm cũng chuẩn, ít lỗi hơn.
  4. GSTC phải đảm bảo chất lượng công trình ko còn lỗi gì nghiêm trọng khi chốt bàn giao cho KH. Nếu có lỗi hoặc vấn đề gì thì bên thi công phải chịu chi phí khắc phục: do GSTC ko sát sao nên khi bàn giao phát hiện rất nhiều lỗi, đặc biệt ở phần điện, nước, cái này sẽ nói rõ hơn ở các phần sau. Được cái là bên thi công cũng fair, chịu nhận lỗi và chịu sửa. Tuy nhiên nếu sát sao hơn ngay từ đầu để ko phát sinh lỗi thì tốt hơn.
  5. Thời hạn bàn giao công trình bao gồm thô, điện nước, nội thất ... rõ ràng. Bắt buộc phải phạt tiền nếu chậm bàn giao: ae làm hợp đồng phải lưu ý phần này. Mình gặp rất nhiều bực mình ở phần nội thất. Lúc đầu hẹn mình là 1 tuần xong nhưng thực tế là dây dưa đến hơn tháng vẫn chưa hoàn thành. Thậm chí đến lúc nhà mình dọn về ở rồi vẫn chưa lắp hết đồ gỗ. Thợ làm ko có giám sát nên lỗi nhiều, lắp 1 hôm thì mất 2 hôm sửa. May mà vẫn xong đc trc khi bùng dịch.
  6. Không thanh toán hết tiền, giữ lại 1 phần để đề phòng bên thi công nhận hết tiền thì làm việc thiếu trách nhiệm, ko bảo hành đúng theo hợp đồng: cái này cũng nhiều người nói rồi nên mình k nói thêm. Ae cứ chừa lại tầm 10-15tr, về ở tầm 2-3 tháng ko gặp lỗi gì nghiêm trọng thì thanh toán nốt.
Tiếp theo đến phần xây thô. Phần thô nhà mình thì có GSTC nên đến g ko gặp nhiều lỗi gây bực mình. Tuy nhiên ae cũng cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
  1. Trát và chống thấm kỹ các đường ống điều hoà, đường điện đi từ ngoài vào: nhà mình bị nước mưa thấm vào tường qua đường này. Do thợ điện, thợ điều hoà đục xong trát ko kỹ, GSTC cũng ko để ý nên đến lúc về ở gặp trận mưa to mới phát hiện ra. Rất bực mình vì GSTC ko kiểm tra kỹ trc khi bàn giao, mất tg sửa lại.
  2. Kiểm tra kỹ độ dốc sàn nhà vệ sinh và tốc độ thoát nước: ae khi nhận bàn giao nên kiểm tra kỹ nhà vệ sinh. Nhà mình lúc về ở thấy thoát nước hơi chậm nhưng cũng tạm chấp nhận đc.
  3. Kiểm tra kỹ khả năng thoát nước ở ban công, sân thượng, mái nhà, mái tôn và các vị trí cần thiết: như ở trên. Nhà mình lúc về ở, dọn dẹp mới biết cái thoát sàn ban công ko hiểu sao ko thoát đc. Lại phải chờ thợ đến sửa. Phát hiện ra ngay lúc bàn giao thì đã bắt sửa luôn rồi.
  4. Những ngày trời mưa to, nên kiểm tra lại 1 loạt tường, sàn xem có bị thấm từ ngoài vào ko: nhà mình bị nước thấm vào qua đường ống điều hoà như đã nói ở trên. Ae cũng nên kiểm tra một vòng nhà xem có chỗ nào bị thấm ko để sửa.
  5. Yêu cầu bên thi công đảm bảo chất lượng lớp trát tường: nhà mình về ở đc 1 tháng thì thấy tường bắt đầu xuất hiện các vết nứt, càng ngày càng nứt nhiều và to. Ko hiểu tay nghề thợ tnao mà trát tường mới ở đc 1 tháng đã nứt. Bên thi công thì bảo nứt là chuyện bình thường, do dùng bột bả dởm nên ko che đc nứt. Ae nào làm xây dựng có thể confrim vụ này ko?
Tiếp theo là phần sơn bả. Phần này cũng do ngu tham rẻ, đi tin thuê người quen làm nên ăn 1 đống cục tức. Ae làm nhà phải lưu ý kỹ:
  1. Tuyệt đối ko dùng bột bả dởm và sơn cỏ. Chỉ dùng sơn thương hiệu được đảm bảo như Dulux, Jotun ...: mình bị người quen mời dùng cái sơn cỏ win win gì đấy. Một phần cũng do ngu tham rẻ nên ăn quả đắng. Cái sơn với bột bả của bọn này nó dởm thôi rồi. Sơn lên mới phát hiện ra là lớp sơn rất tệ, bề mặt sơn xấu, rất dễ bong tróc, nứt. Tường nhà mình dán hờ cái băng dính(loại băng dính che sơn dành cho mô hình) lên, miết nhẹ xong bóc ra là đi luôn cả mảng sơn. Ý kiến thì ông người quen kêu là tường bả rồi nó thế nhưng mình đi check tường một số nhà khác thì ko hề như vậy, ít ra là ko đến mức dán cái băng dính lên bóc ra đã tróc. Có ae nào làm xây dựng có thể confrim vấn đề này ko?
  2. Kiểm tra tường đủ độ ẩm mới đc sơn: ông người quen đã bán sơn dởm còn thuê đc đội thợ cũng dởm. Cno ko thèm đo độ ẩm mà cứ thế phệt sơn lên. Sau này mình mới biết là trc khi sơn phải đo độ ẩm tường, đủ độ ẩm mới đc sơn để đảm bảo chất lượng.
  3. Yêu cầu bả đủ lớp, đảm bảo tường sau khi xả phẳng và khô hoàn toàn mới sơn tiếp: hậu quả của việc thuê thợ dởm. Cno bả láo kinh khủng. Mình đi check thấy lỗi be bét, tường chỗ lồi chỗ lõm ko bằng phẳng. Lại mất thêm bao nhiêu thời gian bắt cno sửa lại.
  4. Sơn đủ lớp, đều màu, chỗ nào màu loang lổ thì yêu cầu sơn kỹ lại: ae check kỹ, chỗ nào xấu là bắt sơn lại ngay. Đội thợ sơn nhà mình cảm giác nó sơn ko đủ lớp, màu loang lổ ko đều, cũng phải bắt sơn kỹ lại, rất bực mình vì mất thời gian.
  5. Các chỗ 2 màu sơn tiếp giáp nhau phải dùng băng dính che sơn để đường sơn thẳng, đẹp, không bị lem nhem: thợ ko biết cách làm. Các chỗ 2 màu tiếp giáp nhìn ko thẳng thớm rất khó chịu. Góp ý thì ông người quen k chịu sửa. Đúng ngu lâu dây vào người quen, chuốc cục tức.
  6. Bề mặt sơn sau khi khô phải phẳng, mịn, không bị vón cục, chảy. Chỗ nào lỗi yêu cầu sơn lại: tường nhà mình sơn xong có hiện tượng ko phẳng, mịn, thậm chí có 1 số chỗ thấy nguyên các giọt sơn chảy, vón cục. Ý kiến thì thợ bảo chờ 1 tuần khô hoàn toàn sẽ hết. Chờ hẳn 2 tuần vẫn y như cũ. Mình phải đi mấy nhà, chụp lại hết ảnh tường đem ra làm bằng chứng mới chịu nhận lỗi rồi sơn lại. Mà mang tiếng sơn lại nhìn cũng chẳng khá hơn đc bao nhiêu. Lại bực mình vì do thợ làm ko chuẩn nên mất thêm rất nhiều thời gian.
  7. Những vị trí gần ổ điện dùng con lăn nhỏ để sơn cho mịn và đẹp, ko dùng chổi sẽ để lại vết rất xấu:nhà mình những chỗ ổ điện sơn toàn để lại vệt chổi. Sau hỏi mới biết có con lăn cỡ nhỏ hơn, sơn lên đẹp hơn.
  8. Sơn lớp cuối cùng sau khi lắp xong toàn bộ đồ nội thất: khi lắp đồ gỗ kiểu gì cũng gây xước sẹo, bẩn lớp sơn tường. Nên chừa 1 lớp sơn cuối để fix những chỗ này.
  9. Những chỗ tường bị tủ che thì ko cần bả nhưng bắt buộc phải sơn kỹ 1-2 lớp sơn lót chống thấm:
  10. Sơn bả trần thạch cao phải dán kỹ lưới chống nứt: cái này ae nhớ dặn thợ lúc làm trần. Nhà mình bị nứt 1 số chỗ trên trần. G nhìn quen rồi cũng chán chả muốn sửa.
Tiếp theo là phần điện:
  1. Dây điện, thiết bị điện bắt buộc phải dùng loại chất lượng tốt: dây đi âm tường nên ko đc tiếc tiền mua dây dởm, sau lỡ cháy nổ gì thì tiền sửa quá tiền dây
  2. Đi dây gọn gàng, đi ống âm tường: cái này thì giờ ai cũng đi dây âm tường rồi nhưng vẫn nên dặn thợ kỹ. Đặc biệt những chỗ tường đục ra để đi dây phải dùng lưới ốp lên khi trát lại.
  3. Khu vực tivi nên đi ống âm tường, luồn xuống dưới ổ cắm qua kệ tivi để sau này cắm dây ko bị lộ: nhà mình ko làm cái này do kts ko tư vấn. Giờ bị lộ dây tivi trông ko đẹp lắm. Xem trên youtube thì có ng chỉ cách này. Ae nên xem xét làm vì cũng ko tốn kém nhiều mà lại đẹp.
  4. Các thiết bị như điều hoà, bình nóng lạnh, đèn sưởi, bếp từ ... bắt buộc phải có aptomat riêng và phải tự kiểm tra khi thi công xong, đề phòng thợ lắp ko chuẩn: thợ mình lúc đầu còn cắt bớt aptomat, đấu chung cả đèn sưởi với bình nóng lạnh, mình phải bắt chia riêng hết ra. Lúc nghiệm thu ae nhớ kiểm tra từng aptomat 1 xem đấu có chuẩn ko.
  5. Ổ điện trong nhà vệ sinh phải là loại có nắp: hạn chế nước bắn vào
  6. Bấm hết các đầu dây mạng: thợ làm cho nhà mình đi dây xong ko bấm đầu mạng. Cuối cùng phải gọi nhân viên fpt đến bấm cho. Ae lúc nghiệm thu nhớ check cái này, chưa bấm thì yêu cầu bấm đủ các dây vì tiền mình trả phần điện nc là có cả cái này rồi.
  7. Nhà có trẻ con thì đặt công tắc điện lên cao 1 chút cho khỏi nghịch:cái này Ko biết có vi phạm quy tắc thiết kế gì ko. Nhà mình đặt hơi thấp nên thằng ku con suốt ngày với tay lên bật tắt, cũng nguy hiểm.
  8. Quạt hút mùi bắt buộc phải lắp ống bạc thông ra bên ngoài: nhà mình chỉ có máy hút mùi là có ống thông ra ngoài, nhà vệ sinh thì thợ nó bảo k cần lắp; cho thông qua trần thạch cao ra ngoài là đc. Hiện tại thì chưa thấy lỗi gì nhưng ae làm nhà thì nên cho thợ làm chuẩn tốt hơn.
  9. Ống bạc phải lắp trước khi đóng trần thạch cao: cái này là thể hiện sự vô trách nhiệm của thợ. Cno ko đi trước đường ống hút mùi, GSTC ko có mà mình cũng ko để ý nên cho đóng trần thạch cao. Đến hôm lắp máy hút mùi phải loay hoay nửa ngày mới chắp vá đc cái đường hút mùi.
  10. Đầu ra của hút mùi phải lắp ống úp xuống tránh nước mưa bắn vào hoặc có nắp che đường ống: lại 1 pha vô trách nhiệm của thợ. Cái này tý on = pc mình sẽ nêu rõ hơn kèm ảnh.
  11. Đầu vào của dây điện nguồn, dây mạng phải được bịt kín và chống thấm cẩn thận: như đã nêu ở phần thô. Phải chống thấm cẩn thận đề phòng nc mưa ngấm vào tường qua lối này.
  12. Phải có dây mồi trước khi đóng trần thạch cao để sau còn kéo dây mạng, dây truyền hình cáp ... vào nhà. Nếu ko có dây mồi thì rất khó hoặc ko thể kéo dây vào nhà: nhà mình thì thợ ko làm dây mồi để kéo dây cáp mạng từ ngoài vào chỗ modem. Thợ mạng đến lắc đầu bó tay ko kéo dây đc. Cuối cùng phải mất tg gọi người đến đi cái dây mồi. Cũng may là cuối cùng cũng xử lý đc. Ae nhớ check cái này trc khi đóng trần thạch cao. Đóng trần xong thì rất khó xử lý mấy vấn đề dây nhợ.
  13. Tính toán lắp thêm một số đầu dây và công tắc, ổ cắm chờ như quạt trần, đèn chùm, đèn led, đèn sưởi, đèn gương, camera... để lắp sau nếu cần: cái này thì KTS cũng sẽ tự thiết kế dây phòng hờ nhưng ae cũng nên dặn lại cho chắc.
  14. Các đầu dây chờ phải đủ 2 dây nóng-mát và phải bọc băng dính cẩn thận: nhà mình thợ nó bọc băng dính điện dây chờ rất qua loa, mình phải tự bọc lại hết cho chắc ăn. Có cái đầu dây chờ lắp đèn sưởi thì thấy mỗi dây nóng, dây mát k biết nó để đâu. Ae nghiệm thu nhớ check xem nó có để đủ dây ko.
  15. Móc treo quạt trần phải bắt thật chắc: bắt hờ lỡ sau rơi quạt thì toi. Ae nhớ check chỗ này.
  16. Hạn chế lắp ổ điện dưới sàn nhà, nếu lắp thì phải có aptomat riêng để ngắt điện khi cần: nhà mình có 1 ổ cắm dưới sàn. 1 ngày đẹp trời bị vỡ ống nc đúng lúc đi vắng, nc chảy khắp nhà. Rất may là mình đã tắt aptomat của ổ dưới sàn trước khi đi.
  17. Mặt công tắc, ổ cắm phải lắp vuông vắn, thẳng hàng, ko xô lệch gây mất thẩm mỹ: thợ hay làm qua loa mấy cái này cho nhanh xong việc, ae nhớ để ý dặn lắp cho ngay ngắn, gọn gàng. Lắp xô lệch nhìn xấu lắm
  18. Điều hoà, máy lọc nước nên lắp thợ của siêu thị sau này gặp vấn đề dễ bảo hành: mình lại tham rẻ thuê lắp ngoài, cuối cùng có vấn đề về bảo hành thì gọi thợ ngoài ko đc, thợ siêu thị thì bảo do thuê lắp ngoài nên nếu muốn bảo hành phải tự trả phí nếu lỗi ở khâu lắp đặt.
Làm như bác nói thì chi phí đội lên gấp đôi gấp 3, bác thuê ko??

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái lắp công tắc cao là hoàn toàn cần thiết nhé nhà mình lắp cao 1m5 để trẻ con không nghịch. Với cả không để ổ điện trong nhà vệ sinh vô cùng nguy hiểm mà chẳng có tác dụng gì ( ý kiến cá nhân ) công tắc bật đèn tắt đèn thì được. Công tắc bật tắt nóng lạnh để ở ngoài cửa phòng, khi có chuyện còn ấn tắt được chứ không như mấy ca thương tâm đc nghe trên báo đài, phải để thừa một phần trần trên nhà vệ sinh để đặt máy nóng lạnh, quạt thông gió trong phòng tắm ( làm thế này khiến phòng tắm trông thẩm mỹ với đẹp hơn chứ ko có cái cục nóng lạnh to bổ chảng trong phòng tắm vừa mất mỹ quan vừa nguy hiểm khi có trục trặc.

Gửi từ Xiaomi MI 6X bằng vozFApp
 
Các bạn cho mình hỏi đổ sàn beton bằng beton tươi ( xe bồn đến đổ ) , sau này nếu kiểm định không đạt thì đập ra xây lại hay sao ? Thấy xe bồn khi đổ xong họ hay đổ vào mấy cái khuôn mẫu để lưu lại

ví dụ bác đổ sàn 20 khối bê tông, thì bác yêu cầu bên đơn vị cung cấp bê tông lấy cho bác 2 tổ mẫu, bên bê tông đem về 1 tổ bảo dưỡng, bác giữ 1 tổ bảo dưỡng cho chắc ăn,đến hôm đạt đủ 7 hoặc 28 ngày thì nó tới mời bác đi xem nó nén mẫu, cơ mà đa số đều đạt, không đạt sẽ thành đạt vì có 1 số bí mật trong nghề k tiện nói. nếu không đạt thì bên bê tông tìm cách khắc phục,thương thuyết.có khi đền ốm...

Gửi từ Xiaomi Redmi 8A bằng vozFApp
 
Làm như bác nói thì chi phí đội lên gấp đôi gấp 3, bác thuê ko??

via theNEXTvoz for iPhone
Chi phí thì giải quyết đc còn ko thuê hoặc thuê hời hợt thì ăn mấy cục tức vào mặt bạn ạ. Đời người đc mấy lần làm nhà. Làm xong chuốc bực vào người thì ức chế lắm. Chưa kể tiền hoàn thiện nhà còn bao gồm tiền nhân công, vật liệu ... cộng thêm tiền thuê GSTC làm sao mà gấp 3 tiền xây lên đc.
Tôi làm điện nước đây. Trước cũng có một thời gian làm nhà dân sau chán quá nghỉ, chỉ ra mấy điều bác thớt nói:
1. Giá rổ nếu làm trực tiếp với chủ, nhiều khi còn thương lượng, thoả thuận theo boq được, còn nếu theo cty xây dựng, toàn làm theo barem giá của nó, rất thấp, nên thợ thường làm ẩu để tk chi phí nhân công
2. Phần vật tư nhiều khi tôi bảo để làm cả luôn, xin thẳng 5%, mục đích là cho tiện thi công, chứ cũng chả chấm mút được gì ba cái dây mấy mét ống đâu. Vì tôi biết, khi thống kê ko thể đủ 100% đc. Sẽ thừa cái này thiếu cái kia, cứ hở tí bảo chủ nhà chạy đi ko hay
3. Độ dốc, kích thước ống- cái này nên sát sao. Còn mục đóng lưới cho đường dây điện chống nứt thì ngay từ đầu phải thoả thuận luôn. Tôi làm thoả thuận hết, nhưng giá nó sẽ cao. Nhiều bác tưởng thợ nó kiếm lắm, nhưng ko có đâu. Làm lãi đc mấy đồng, mưa gió, rảnh việc một vài hôm là cấu hết t lời rồi
Và một điều các bác lưu ý, làm gì cũng phải rõ ràng ngay từ đầu, tránh sau này chủ nhà với thợ cãi nhau về phát sinh.
Đặc biệt phải giám sát thật chặt hạng mục thử kín thử áp. Nhà dân tôi thấy thợ toàn ăn bớt công đoạn này. Nước cấp thì đấu bồn vào chứ ko chịu bơm áp, nước thoát thì ko chịu bịt kín lại để test kín

via theNEXTvoz for iPhone
1. Đúng là cái này mình thuê trọn gói của cty. Chất lượng thợ thì tệ như bạn nói, ko chấp nhận nổi. Đặc biệt có lúc sắp hoàn thiện công trình. Hẹn thợ điện nc trong ngày phải đến làm cho xong. Thợ ok rồi xong đến giờ chờ mốc mỏ k thấy đâu. Gọi điện thì cứ bảo, 1 lúc nữa e qua. 1 lúc nữa của mấy bố ấy là chờ đến chiều cũng ko có ai qua làm, mất trắng 1 ngày ko làm đc việc gì rất bực mình.

2. Cái này mình cũng cho thợ tự kê. Ko thể tính chính xác đc.

3. Nhắc đến phần này lại cay cái bọn thợ làm láo. Nhà mình trước đã có 1 đường nước. Mình đã bảo lắp riêng 1 đường nước mới từ bể vào. Thế mà cno đấu luôn vào đường nước cũ xong bảo mình là đã đi đường mới rồi. Van nước tổng thì lắp xong khoá van nước vẫn chảy ào ào, làm ăn khốn nạn thế ko biết nữa.
 
Last edited:
Cái lắp công tắc cao là hoàn toàn cần thiết nhé nhà mình lắp cao 1m5 để trẻ con không nghịch. Với cả không để ổ điện trong nhà vệ sinh vô cùng nguy hiểm mà chẳng có tác dụng gì ( ý kiến cá nhân ) công tắc bật đèn tắt đèn thì được. Công tắc bật tắt nóng lạnh để ở ngoài cửa phòng, khi có chuyện còn ấn tắt được chứ không như mấy ca thương tâm đc nghe trên báo đài, phải để thừa một phần trần trên nhà vệ sinh để đặt máy nóng lạnh, quạt thông gió trong phòng tắm ( làm thế này khiến phòng tắm trông thẩm mỹ với đẹp hơn chứ ko có cái cục nóng lạnh to bổ chảng trong phòng tắm vừa mất mỹ quan vừa nguy hiểm khi có trục trặc.

Gửi từ Xiaomi MI 6X bằng vozFApp
Công tắc với ổ cắm trong nhà vs thì mình thấy có nhiều nhà cũng lắp. Công dụng ổ cắm có thể là để cắm máy sấy, cắm sạc pin bàn chải điện, tăm nước. Công tắc thì hiện nhà mình đang để 2 cái. 1 cái đèn gương và 1 cái đèn sưởi. Thấy cũng ổn vì mùa đông có thể bật/ tắt đèn sưởi ngay trong phòng tắm mà k phải ra ngoài. Ổ điện nó có cái nắp bịt kín lại nên cũng k lo lắm. Để ý k dùng thì đóng lại thôi. Công tắc nóng lạnh thì để ngoài và có aptomat riêng.

Phần bôi đậm nhà mình cũng làm thế mà quên mất k ghi vào kinh nghiệm.
 
Về sơn thì người ta chỉ dùng bột bả khi cái tường trát quá lồi lõm, k có độ phẳng. Cái bột bả nên nhớ là nó chỉ vài năm là nó k bám vào tường nữa. Còn tường sơn bền nhất là tường phẳng, tuyệt đối k có tý bột bả nào bám vào. Quy trình sơn tường bền nhất là như này:
  • Tường phải khô. Như nào là khô. Xây xong phải để khô ít nhất 3 tháng trong thời tiết nắng nóng hoặc 6 tháng nếu thời tiết có mưa, độ ẩm cao
  • Sau thời gian để khô. Thợ sơn sẽ vào, dùng máy mài mài toàn bộ tường trát. Mài xong, dùng vòi nước áp lực cao phun, rửa sạch tường và bụi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Rửa xong, đuổi hết thợ sơn đi, để tường khô 1- 2 tuần tùy thời tiết. Nhiều thợ sơn vừa mài tường xong, dùng cái chổi phe phẩy cho hết bụi trên tường, rồi sơn luôn, k đảm bảo, bụi sẽ làm sơn k bám và có độ đều.
  • Sau 1 - 2 tuần khô. Thợ sơn vào sơn. Thùng sơn 20 lít phải đảm bảo pha nước sạch 10 - 20%, lắc đều. Khi sơn sẽ cực lên màu, cực bám và độ đàn hồi phát huy tối đa.
Thím troll nhau ah?
 
Chi phí thì giải quyết đc còn ko thuê hoặc thuê hời hợt thì ăn mấy cục tức vào mặt bạn ạ. Đời người đc mấy lần làm nhà. Làm xong chuốc bực vào người thì ức chế lắm.

1. Đúng là cái này mình thuê trọn gói của cty. Chất lượng thợ thì tệ như bạn nói, ko chấp nhận nổi. Đặc biệt có lúc sắp hoàn thiện công trình. Hẹn thợ điện nc trong ngày phải đến làm cho xong. Thợ ok rồi xong đến giờ chờ mốc mỏ k thấy đâu. Gọi điện thì cứ bảo, 1 lúc nữa e qua. 1 lúc nữa của mấy bố ấy là chờ đến chiều cũng ko có ai qua làm, mất trắng 1 ngày ko làm đc việc gì rất bực mình.

2. Cái này mình cũng cho thợ tự kê. Ko thể tính chính xác đc.

3. Nhắc đến phần này lại cay cái bọn thợ làm láo. Nhà mình trước đã có 1 đường nước. Mình đã bảo lắp riêng 1 đường nước mới từ bể vào. Thế mà cno đấu luôn vào đường nước cũ xong bảo mình là đã đi đường mới rồi. Van nước tổng thì lắp xong khoá van nước vẫn chảy ào ào, làm ăn khốn nạn thế ko biết nữa.
H các cty xây dựng toàn cạnh tranh bằng giá cả chứ ko cạnh tranh bằng chất lượng nên chán lắm bác. Cũng một phần nữa là các đội thi công nữa. Nhiều khi mới biết làm sơ sơ, còn chưa cứng tay đã tách ra đi nhận khoán, nhìn ko hết việc sau lỗ tiền thì làm ẩu, bỏ ngang. Khổ nhất chủ nhà thôi bác ạ.

H nó lại đẻ thêm cái kiểu thằng có mối đi nhận về rồi vứt lại ăn % nữa. Nó cắt tí tiền rồi vứt đấy sống chết mặc bay, cuối cùng vẫn là khổ chủ nhà. Chất lượng công trình ko xứng với số tiền bỏ ra, vì thằng kia nó mút hết còn đâu mà đòi chất
xjIzSG9.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Đọc lướt mấy page mà không thấy ai đề cập vấn đề giữa con người với con người :D.
Với em xây nhà do ông già xây hồi em học c3 thì cùng là 1 cánh thợ, thợ quê em xây nhà 2-3 tầng và lúc đó bản vẽ chưa có nhiều nên tính tất cả vào thợ cả và thợ phụ xây vv.
- Nhà em mua nước, bia bọt sau các ngày làm nóng, thi thoảng hoa quả tiếp thợ, nói chuyện với thợ và cùng ăn cơm cùng thợ, san sẻ với nhau về công việc, vì thế có những lúc mà hồi nhà em xây thợ còn bảo cái ống này cho to ra nó dễ thoát, rồi thợ còn hỏi nhà có nhiêu tiền, xây muốn cao hay thấp, > nói thật hồi 2006 nhà vỡ nợ năm 97 mà cố xây đc cái nhà là may lắm, nhà cũ thì mưa to là nước nó lặn qua móng sủi qua sân luôn, nhà em cấp 4, 4 phía 2 tầng hết rồi nên nhà thấp nhất.
Quay lại vụ xây nhà, ông già k thích nợ nần nên ae bảo cho vay 10-20 tr nhưng không chịu nên báo với thợ cả em có 80 tr>> xây được 1 nhà 1 tầng, 1 gác lửng và các khu vực sân bếp. cửa nẻo mua cũ sơn lại, sân bếp lợp lại ngói và bro cũ.
> Xong cái nhà >> và có thợ thì rượu vào là quên cả làm, nói nhiều mà làm chậm, ông già em nói thẳng với thợ cả về cái này > thợ cả cho làm tháng cũng nghỉ > ông già hay bơm vào nên cũng cho nghỉ.
Tiếp đến là nhà em lúc đó làm gì có ai giám sát hay cái quần gì đâu, thôi cứ cho thợ cả làm hết, bàn giao vừa đùa vừa thật, nứt nẻ xấu đẹp bắt đền, vừa xây nhà mà hai bên thợ và ng nhà nói chuyện vui vẻ, câu ra câu vào vô tư, thợ thì còn chỉ chủ nhà chỗ này chỗ nọ chứ không riêng cái gì cả.

> Đúc kết lại là cái giữa người với người. Nếu ai đó mà soi mói xét nét các thứ thì hãy hạn chế bớt, mình nên quan tâm thợ và nói chuyện với thợ, khoản ăn nói có chút thì dễ làm việc.
Nhà là mình bỏ tiền nhưng thuê người khác làm, người ta có vô tư thoải mái thì người ta cũng làm cho xong, có xong cái công trình mà vô tư thì cũng hơn khối kiểu bị chủ nhà soi, chỉ quát phàn nàn chứ đúng không các cụ? mình sao bằng người cầm bay cầm xẻng làm trực tiếp được :).
> Về cái vụ thuê thiết kế thì nên nhắm đến người làm thật, công trình thật, đã trải qua.
Tiền nào thì của đó
Muốn xây nhà không nứt thì chỉ có xây nhà ghép dạo gần đây đang hót thôi :D.
 
cũng dính người quen ở phần thợ điện nước. ôi nghĩ tới lại muốn chửi thề ccmn . tiền thì i xì bên ngoài o rẻ hơn 1 đồng nhưng làm việc thì ngu dốt bảo thủ, các thợ sửa chữa sau đều chửi thằng cha này làm ngu khiến họ sửa khó hơn
 
cũng dính người quen ở phần thợ điện nước. ôi nghĩ tới lại muốn chửi thề ccmn . tiền thì i xì bên ngoài o rẻ hơn 1 đồng nhưng làm việc thì ngu dốt bảo thủ, các thợ sửa chữa sau đều chửi thằng cha này làm ngu khiến họ sửa khó hơn
Phần điện đóm nước nôi chính ra quan trọng phết đấy thím. Nó ẩu tí sau là khổ mình. Ko như sơn siếc bác dặm vá được.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi làm điện nước đây. Trước cũng có một thời gian làm nhà dân sau chán quá nghỉ, chỉ ra mấy điều bác thớt nói:
1. Giá rổ nếu làm trực tiếp với chủ, nhiều khi còn thương lượng, thoả thuận theo boq được, còn nếu theo cty xây dựng, toàn làm theo barem giá của nó, rất thấp, nên thợ thường làm ẩu để tk chi phí nhân công
2. Phần vật tư nhiều khi tôi bảo để làm cả luôn, xin thẳng 5%, mục đích là cho tiện thi công, chứ cũng chả chấm mút được gì ba cái dây mấy mét ống đâu. Vì tôi biết, khi thống kê ko thể đủ 100% đc. Sẽ thừa cái này thiếu cái kia, cứ hở tí bảo chủ nhà chạy đi ko hay
3. Độ dốc, kích thước ống- cái này nên sát sao. Còn mục đóng lưới cho đường dây điện chống nứt thì ngay từ đầu phải thoả thuận luôn. Tôi làm thoả thuận hết, nhưng giá nó sẽ cao. Nhiều bác tưởng thợ nó kiếm lắm, nhưng ko có đâu. Làm lãi đc mấy đồng, mưa gió, rảnh việc một vài hôm là cấu hết t lời rồi
Và một điều các bác lưu ý, làm gì cũng phải rõ ràng ngay từ đầu, tránh sau này chủ nhà với thợ cãi nhau về phát sinh.
Đặc biệt phải giám sát thật chặt hạng mục thử kín thử áp. Nhà dân tôi thấy thợ toàn ăn bớt công đoạn này. Nước cấp thì đấu bồn vào chứ ko chịu bơm áp, nước thoát thì ko chịu bịt kín lại để test kín

via theNEXTvoz for iPhone
nước đấu từ bồn vào thì sao vậy bác . nhà mình bồn trên cao dót xuống nên cũng thấy bt. có 2 đường nước đường trực tiếp và đường từ bồn vào. thì giờ bục mẹ đường cấp trực tiếp vì âm tường nên mình o đục ra để sửa mà khoá luôn. may còn lại đường từ tét xuống
 
nước đấu từ bồn vào thì sao vậy bác . nhà mình bồn trên cao dót xuống nên cũng thấy bt. có 2 đường nước đường trực tiếp và đường từ bồn vào. thì giờ bục mẹ đường cấp trực tiếp vì âm tường nên mình o đục ra để sửa mà khoá luôn. may còn lại đường từ tét xuống
Mình nói là test áp ấy thím. Thợ nó ko dùng bơm kích áp lên để kiểm tra rò rỉ, mà nó đấu trực tiếp vào bồn. Lấy áp thực tế để test.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Phần điện đóm nước nôi chính ra quan trọng phết đấy thím. Nó ẩu tí sau là khổ mình. Ko như sơn siếc bác dặm vá được.

via theNEXTvoz for iPhone
Điện nước quan trọng bậc nhất luôn ấy chứ. Toàn đi âm tường, lỗi phát là vỡ mồm. Thằng điện còn đỡ chứ thằng nước nó rò rỉ thấm ngấm cho thì bách nhục.
 
Cái vụ thoái mùi phòng tắm với nvs mà quạt hút lên trần thạch cao mà ko có ống ra ngoài thì mùi nó đi đâu nhỉ? Hay giống cái chung cư gì cũng làm giống vậy rốt cuộc mùi nvs gia chủ hửi đủ.

Gửi từ Samsung SM-A530F bằng vozFApp
 
Cái vụ thoái mùi phòng tắm với nvs mà quạt hút lên trần thạch cao mà ko có ống ra ngoài thì mùi nó đi đâu nhỉ? Hay giống cái chung cư gì cũng làm giống vậy rốt cuộc mùi nvs gia chủ hửi đủ.

Gửi từ Samsung SM-A530F bằng vozFApp
Nhà mình thợ nó vẫn đục 1 đường ống thông ra ngoài nhưng ko nối ống từ quạt hút ra. Theo cno bảo thì mùi hút lên trần thạch cao rồi sẽ tự chui ra ngoài, ko cần nối ống bạc. Đến hiện g thì vẫn chưa thấy vấn đề gì về mùi. Có thể 1 phần NVS thiết kế thoáng khí nên bay mùi nhanh.
 
em có vấn đề này hỏi các bác, đất em 5x25, trên bìa đỏ ghi có 40m2 thổ cư, em muốn xây nhà 80m2 nhưng không muốn làm thủ tục đổi thêm (vì chỗ em chờ làm cái đó rất lâu và phải "đóng phí" thêm)

theo như tìm hiểu thì mình phải trình bản vẽ (bản vẽ này chỉ làm đúng 40m2) và xin cấp giấy phép xây dựng, sau khi có giấy phép xây dựng rồi thì mình sẽ xây, và trong quá trình xây lấn thêm đó, thì ai sẽ là người kiểm tra công trinh của mình có đúng với bản vẽ đã trình hay không? (bên phường hay 1 bên nào khác?)

và muốn đóng ít tiền nước cho mấy bác ấy thì làm thế nào?

mong các bác tư vấn
 
Back
Top