thảo luận Món mì Quảng – Hồn cốt của người Quảng Nam

Everything Everywhere

Junior Member
❤️Cũng giống như mỗi con người trên thế giới này được tạo ra từ những tính cách riêng biệt thì món ăn cũng vậy, mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa và con người của vùng miền đó. Thế nhưng trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, chỉ có duy nhất hai món ăn có tên gắn liền với vùng đất mà nó sinh ra, đó chính là mì Quảng – Đặc sản của người dân Quảng Nam và bún bò Huế – Đại diện cho những người con xứ Huế. Tuy nhiên bún là một cách chế biến lương thực khá phổ biến tại Việt Nam, tùy theo từng tên gọi mà cách nêm gia vị của từng vùng miền sẽ tạo nên những món bún khác nhau thôi. Còn mì Quảng, bản thân sợi mì Quảng đã mang trong mình câu chuyện hình thành rất độc đáo và chỉ có người dân ở vùng đất Quảng Nam mới làm được món ăn này.
TỪ SỢI MÌ CỦA DÂN DU MỤC...
❤️Người Tàu, với truyền thống nấu nướng phong phú đã mang món mì vào Việt Nam vào thế kỷ 19 và lập hẳn một cái làng Minh Hương ở Hội An. Những món đặc sản nổi tiếng của Hội An mà chúng ta biết như hoành thánh hay cao lầu cũng vẫn là món ăn của người Tàu. Và dĩ nhiên không thể không kể đến món mì – cái món mì sợi trứ danh bắt nguồn từ hạt lúa mì của những người dân du mục ở xứ Tân Cương, Trung Quốc. Trước khi nghĩ đến việc cắt bột mì thành sợi, thì người dân nơi đây chỉ đem bột mì làm thành những chiếc bánh nhỏ để nướng. Nhưng dần dần dưới đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của những người phụ nữ Tân Cương, thay vì nhào bột mì thành bánh họ đã đem xắt mỏng nó ra thành những sợi mảnh và tạo nên một món ăn mới cho nhân loại, với tên gọi là “Mì”.
ĐẾN “SỢI NGỌC” CỦA NGƯỜI DÂN XỨ QUẢNG
❤️Món mì của người Tàu khi về Quảng Nam, tất nhiên rất gần với khẩu vị của dân nước ta. Và theo đúng truyền thống dung hòa của dân tộc Việt Nam ta từ xa xưa, người dân xứ Quảng đã dung nạp và biến hóa món mì ấy để phù hợp với sản vật trời cho và cái “gu” ăn uống của ta. Và thế là dù không có bột mì, người Quảng Nam vẫn cho ra đời sợi mì của chính mình và dần phát triển thêm thành hình ảnh sợi mì Quảng đặc sản của cả một vùng đất Quảng Nam, cũng giống như món pot-au-feu sau này được ông bà ta biến thành món phở ở miền Bắc vậy. Tuy gọi là sợi mì nhưng thật ra nguyên liệu để làm ra không phải là bột mì mà là bột của hạt gạo xay ra – hạt ngọc trời của người dân Việt Nam, đây cũng là một đặc điểm làm nên sự ấn tượng của sợi mì Quảng mà bất kì ai nghe đến cũng phải bật cười. Cũng vì điểm đặc trưng đó, sợi mì nơi đây được người dân Quảng Nam yêu quý và trân trọng như một điều quý giá, như sợi ngọc của chính quê hương họ vậy.
TRỞ THÀNH HỒN QUÊ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON XA XỨ
❤️Như mọi thứ khác, muốn tồn tại và phát triển, một món ăn cũng phải có sức sống của nó. Mì Quảng, tuy đơn sơ và quê mùa là thế, vẫn có sức sống mạnh, từ lâu đã vượt khỏi biên giới tỉnh nhà. Hai tiếng “mì Quảng” từ những năm 60 của, thế kỷ 20 đã bắt đầu quen thuộc tại Sài Gòn và các tỉnh phía nam, nhất là những nơi có đông người Quảng Nam đến làm ăn sinh sống. Hiện nay, thực khách có thể tìm thấy mì Quảng tại một vài địa điểm trên thành phố Hồ Chí Minh như là mì Quảng Sâm, mì Quảng Sông Trà, mì Quảng Mỹ Sơn,… Sau 1975, mì Quảng lại tiếp tục theo chân người Việt di tản đi đến nhiều nơi trên thế giới, và riêng tại Little Saigon, California, mì Quảng đã xuất hiện tại nhiều tiệm ăn quy mô sang trọng.
279197592_1673664609632731_9100496397948897943_n.jpg
 
Mì quảng thì ngon đấy nhưng đếu liên quan gì tới mì của bọn du mục cả. Mì lúa mì nào hấp rồi chấn? Nói mì quảng học bọn tàu rồi cả bánh tráng đại lộc, bánh phở cũng học tàu hết hay gì? Bánh cuốn có học tàu luôn không? Các món ấy cùng công nghệ làm đấy

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top