kiến thức Một chút kinh nghiệm chọn máy phát điện cho gia đình

ga_to

Đã tốn tiền
Mấy năm gần đây tỉ lệ những lần mất điện kéo dài, mất điện bất thường và cắt điện luân phiên để giảm tải đã hầu như không còn, tuy nhiên khu vực điện nhà mình thỉnh thoảng vẫn mất điện tầm 30 phút đến 1 tiếng, nhất là ngày thời tiết xấu nên cũng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Mình từng tìm hiểu giải pháp để ứng phó với mất điện như là dùng acquy công suất lớn kết hợp với kích điện, dùng quạt-đèn tích điện, điện mặt trời, máy phát điện... ưu nhược của mấy phương pháp mà mình tìm hiểu được đại loại như sau:
- Mình không chọn pin mặt trời bởi vì chỗ mình bức xạ mặ trời rất thấp nên tạo ra được ít điện, chi phí hệ thống cao và nhất là khi đầu tư thêm lưu trữ thì chi phí quá lớn để ứng phó với việc mất điện. Trong khi đó do bức xạ thấp nên lâu hồi vốn, acquy lưu trữ cũng phải thường xuyên bảo trì và thay thế nên không hề phù hợp với nhu cầu của mình.

- Giải pháp mua acquy dung lượng lớn để sạc bằng điện lưới và kết hợp kích điện từ 12 hoặc 24v lên 220v cũng không ổn lắm vì cũng như nói ở trên, cái acquy nó nhanh xuống cấp, dùng hay không dùng cũng thế. Ưu điểm của lựa chọn này là chi phí không quá cao nếu chỉ dùng để chạy quạt, chạy đèn, máy bơm nước… thì đầu tư khoảng 5-7 triệu là đủ; cái nữa là hoạt động rất tĩnh lặng chứ không hề ồn ào như máy phát điện. Nhưng nếu mất điện kéo dài thì cũng dẹo bởi không thể sạc lại acquy khi mà vẫn đang mất điện, hơn nữa là mình muốn chạy cả điều hoà nên acquy là không ổn lắm vì hệ thống nguồn để chạy được điều hoà lâu dài là chi phí cũng rất lớn.

Còn về vấn đề chất lượng điện của bộ kích thì hiện giờ không phải lo lắng nữa, kích cho ra điện sin chuẩn như điện lưới giá không đến mức quá cao như trước kia nữa.
* Giải pháp mà mình chọn cuối cùng đó là máy phát điện

  • Ưu điểm: cung cấp được nguồn điện công suất lớn và kéo dài, cứ đổ xăng đổ nhớt là chạy nên mất điện tới 1 ngày cũng chả phải lo nghĩ. Ít phải bảo trì, bảo dưỡng vì nếu máy không hỏng hóc bất thường thì chỉ cần thay nhớt định kỳ là xong, tuổi thọ thiết bị cũng lâu dài, dùng xong để máy nguội rồi chỉ cần "trùm mền" cho đỡ bụi.
  • Nhược điểm: ồn ào vì tiếng nổ của động cơ, chi phí nhiên liệu cho mỗi kw điện khá cao (chạy dầu là tầm 7.000 đồng/1kw, chạy xăng phải tầm hơn 10.000 đồng/1kw, cái này mình ước lượng tương đối thôi nên không sát thực lắm).
Lúc đầu mình nghĩ máy phát điện cũng chả có gì cần đề ý, ấy thế mà sau quá trình sử dụng mới ngộ ra nhiều điều, đó chính là thứ mà mình muốn chia sẻ ở đây cho người nào chưa biết thì sẽ không phải tốn công, tốn tiền như mình.

PHẦN 1. PHẦN ĐỘNG LỰC CỦA MÁY

Động lực là động cơ dùng để kéo củ phát điện.

1. Chọn loại dùng động cơ xăng hay dầu

Nếu có điều kiện thì mình khuyên các bạn nên chọn máy phát điện chạy dầu, mặc dù chi phí mua máy ban đầu cao hơn máy xăng, nhưng:

- Chi phí vận hành rất thấp, có khi chưa đến 1/2 so với máy xăng vì lượng dầu cần dùng để tạo ra 1kw điện ít hơn xăng, giá dầu cũng rẻ hơn xăng. Máy dầu sau tầm 150 giờ hoạt động mới cần thay nhớt, máy xăng chỉ 50 giờ. Cũng do đó mà máy xăng chỉ gặp mức công suất tầm 8kva đổ lại còn công suất lớn hơn thì người ta sản xuất máy dầu.

- Xăng có đặc điểm rất khó chịu là nó bị "thối", máy phát điện mình dùng với chức năng dự phòng nên không thường xuyên sử dụng, vài tháng lấy ra dùng thì xăng bị biến tính rồi nên máy rất khó nổ hoặc thậm chí không thèm nổ. Xăng "thối" ở đây là do thành phần nhẹ và dễ cháy nhất đã bay hơi, phần xăng còn lại bị giảm chỉ số octan và thậm chí hoá keo trong bình chứa cũng như chế hoà khí, không phải xăng đểu đâu nhé, xăng mua ở đâu cũng vậy thôi.

Như vậy việc mua chục lít xăng về đổ vào máy để khi nào cần thì nổ máy ngay là rất dở, nếu khi cần dùng máy mới đi mua xăng cũng dở chẳng kém tí nào.
Dầu thì để được lâu hơn xăng rất, rất nhiều lần, để vài năm cũng được. Cái nữa là dầu khó cháy nên nó an toàn hơn xăng, đổ dầu ra đất đốt nó còn chả thèm cháy nên khả năng hoả hoạn cực kì thấp. Dầu cũng có nhược điểm là mùa lạnh khó nổ, khối lượng máy nặng nên khó di chuyển, khói nhiều hơn xăng, mùi hôi hơn xăng và máy dầu nếu không có đề thì giật nổ khá là mệt.

2. Chọn động cơ tua nhanh hay tua chậm

Với tần số 50Hz thì hiện tại phổ thông nhất là 2 mức tua máy: 3.000 và 1.500 vòng/phút, máy tua chậm chủ yếu gặp ở dòng công suất lớn nên nói qua để biết thế thôi.

Ưu điểm của tua chậm là tiếng động cơ êm hơn (không tính cái động cơ dầu dòng D mà hay lắp ở mấy xe công nông đâu nhé), nhưng tua chậm thì kích thước động cơ cũng như củ phát to hơn tua nhanh rất nhiều.
Ở phân khúc gia đình thì toàn gặp máy tua nhanh nên cũng chả có lựa chọn gì ở đây.

3. Chọn loại ga điện hay ga cơ

Động cơ máy phát điện phải duy trì tốc độ vòng tua ở trong một khoảng cố định (1.500 hoặc 3.000 vòng/phút) thì mới có thể tạo ra được điện đúng tần số (trừ dòng máy phát inverter). Loại phổ thông nhất là ga chạy bằng cơ, nó có một hệ thống điều tốc bằng quả lăng nên sẽ kéo ga mạnh hay nhẹ tuỳ theo tải, đây là kiểu điều tốc cũ nên tính đáp ứng chập, khi thêm bớt tải thì tần số điện thường bị biến động mạnh. Ưu điểm của ga cơ là giá rẻ.

Còn đối với ga điện thì giá máy cao lắm, rất cao, nhưng nó đáp ứng ga nhanh hơn ga cơ và ổn định hơn. Dòng ga điện cũng hiếm gặp nên đa số là ga cơ, do đó lựa chọn ở đây cũng chủ yếu là ga cơ, đọc để biết vậy.

4. Chọn loại có đề hay giật nổ

- Có đề

Tất nhiên có đề nó sướng, vặn khoá là máy nổ nhưng nhược điểm là cái acquy đề cũng phải bảo dưỡng thường xuyên chứ để đấy nửa năm thì lúc mất điện không đề nổi đâu.

Cái này tầm 2 tháng thì lấy ra sạc lại hoặc đề cho máy chạy 20 phút là ổn, vừa bảo dưỡng động cơ cũng là bảo dưỡng acquy luôn.

- Giật nổ

Giật nổ rất mệt, nhất là đối với máy động cơ lớn. Thời điểm mất điện mà giật mãi không chịu nổ thì vừa mệt vừa bực, lúc ấy có đứa nào ở ngoài bơm đểu vài câu thì cẩn thận có án mạng.

PHẦN 2. CỦ PHÁT ĐIỆN

Củ phát điện thì không có gì để ý nhiều, chỉ điểm sơ qua vài dòng để biết, chủ yếu tập trung nói ở chức năng "kích từ" cho củ phát. Tần số điện thì do tua máy tạo ra như nói ở trên rồi, còn mức điện áp bao nhiêu chính là do cái kích từ này.

Tua máy cố định nên để ổn định điện áp theo khi mà tải thay đổi thì phải điều chỉnh mức mạnh yếu của từ trường nam châm điện trong máy phát, có mấy dạng kích từ hay gặp như sau:

1. Kích từ dùng chổi than

Kích từ loại này có nhược điểm là phải thay chổi than sau một thời gian sử dụng, ưu điểm là giá rẻ và cũng dễ sửa chữa.

2. Kích từ không chổi than

Loại kích từ này không có chổi than nên cứ thế mà chạy đến khi hỏng mới phải sửa, có thể là dùng kích từ bằng tụ điện hoặc kích từ bằng cuộn phụ. Nhược điểm là giá đắt, phức tạp trong sửa chữa.

Thường thì máy phát điện giá rẻ (20 triệu đổ lại) dùng kích từ chổi than, máy vài chục triệu, máy đời cao dùng kích từ không chổi than nên cái này cũng không có nhiều lựa chọn, chủ yếu phụ thuộc theo số tiền dám bỏ ra để mua máy. Mình thấy việc thay than cũng chả có gì khó cả, tháo đít củ phát ra thay chắc mất tầm 5 phút thôi nên không cần thiết phải dùng kích từ không than.

3. Dây quấn củ phát điện

Bây giờ đồng đắt nên có nhiều củ chơi quấn bằng dây nhôm, dây nhôm có nhược điểm là rất dễ bị ô xi hoá và đứt ngầm, quá trình chạy cũng nóng hơn dây đồng nên mình khuyên là tuyệt đối không chơi với dây nhôm.

PHẦN 3. CÔNG SUẤT MÁY BAO NHIÊU

Đây là cái mình đánh giá là quan trọng nhất, những gì nói ở trên chỉ là để các bạn hiểu thêm về máy phát điện trong nhà nó có những gì thôi.

1. Lựa chọn công suất phát của máy

Công suất phát của máy thường dùng giá trị kva chứ không phải kw, bởi tuỳ dạng tải khác nhau mà nó sẽ có hệ số công suất 1,0 hoặc nhỏ hơn 1,0.

Lúc trước mình mua máy có công suất dự phòng khá lớn, nhu cầu sử dụng thường xuyên chỉ ở khoảng 2kw nhưng mình lại chọn máy có công suất tối đa tới 5,5kva, sai lầm quá lớn của mình nó nằm ở chỗ này.

Khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy phát điện thì mình cứ nghĩ mua máy công suất lớn thì khi dùng không hết công suất cũng không thiệt hại gì, vì máy sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu xuống, còn khi có nhiều tải thì máy vẫn đủ sức để kéo. Thực tế là đối với dòng máy phát điện không phải inverter thì cứ nổ máy nó sẽ uống nhiên liệu ở mức trên 50% năng lực rồi, bởi nó phải chạy cho đạt được tua máy 1.500 hoặc 3.000 tuỳ dạng tua nhanh hoặc tua chậm, mức tua này là nằm ở ngưỡng 2/3 tua tối đa của động cơ nên uống nhiên liệu rất ác bất kể không có tí tải nào.

Con máy 5,5kva mình từng mua nó dùng động cơ Honda GX390, chạy đủ tải uống 3,5 lít xăng/giờ, lúc mình dùng chạy ở mức 2kva thì nó uống tầm 2 lít xăng/giờ, con số quá khủng khiếp. Do đó mình khuyên các bạn không nên mua máy có công suất dự phòng dư thừa quá nhiều, và thời điểm mất điện chỉ nên dùng điện ở mức hạn chế phục vụ cho nhu cầu thiết yếu để không tốn nhiều tiền vô ích cho máy cũng như nhiên liệu.

Một số máy đời mới có chức năng ECO, nó giảm ga để giảm công suất động cơ khi tải nhỏ, nhưng thực tế tiết kiệm nhiên liệu chả được nhiều đâu.

2. Công suất phát của máy bao nhiêu thì chạy được điều hoà

Với điều hoà mono có dòng khởi động rất lớn, lớn gấp nhiều lần dòng hoạt động bình thường nên máy phát điện phải có công suất gấp 1,5 lần trở lên mới kéo nổi điều hoà dạng này, không là nó dìm cho dừng máy phát điện ngay.

Ví dụ điều hoà 9000btu có mức tiêu thụ điện khoảng 1000w, nhưng phải máy phát điện có công suất tầm 2,5kva mới chịu nổi. Còn dòng điều hoà inverter chỉ cần máy phát tầm 1,5kva là chạy ngon lành rồi.

PHẦN 4. MÁY KHUNG TRẦN HAY MÁY CÓ THÙNG CÁCH ÂM

1. Máy khung trần


Đây là dòng máy rẻ tiền nhất, nhưng nó rất là ồn ào, chỉ thích hợp cho nhà nào có đất rộng để đặt máy nơi xa thật xa thì mới chịu nổi.

2. Máy có thùng cách âm

Đối với nhà đất hẹp thì nên mua máy có thùng cách âm, cũng tuỳ máy mà cách âm được nhiều hay ít nhưng cơ bản là máy rẻ nhất thì cũng ít ồn ào hơn đám khung trần kia.

Có những loại cao cấp thì cách âm tuyệt vời, máy công suất hơn 5kva mà tiếng nổ chỉ như xe tải 2 tấn chạy ở garanti, nhưng dòng siêu cách âm này đắt, vô cùng đắt.

Đối với góc độ gia đình thì nên chọn máy có thùng cách âm, chứ tiếng máy nổ ồn ào khó chịu lắm, cảm giác rất ức chế.

PHẦN 5. MÁY CŨ, MÁY MỚI, MÁY HÀNG "NHẬT BÃI", MÁY ĐÁNG MUA NHẤT

1. Máy mới, máy cũ


Tất nhiên đây là lựa chọn tốt nhất rồi, miễn là có đủ tiền, tuy nhiên lưu ý vấn đề mua trúng máy Trung Quốc, máy Trung Quốc nó kém bền và uống nhiên liệu rất ác, không đáng tin cậy.

Đối với thị trường máy cũ cũng thượng vàng hạ cám, rất khó kiếm được một máy giá cả hợp lý và chất lượng ổn, bởi người sử dụng ít thì họ cũng cứ để máy đấy chứ bán đi làm gì khi mà mai này cần lại không có dùng. Dạo qua thị trường máy cũ thì đa số là máy nát, không nên mua.

2. Máy hàng Nhật bãi

Hàng nội địa Nhật thải ra đem về VN có nhiều con máy rất đẹp, nhưng những con này các cửa hàng để giá không hề rẻ tí nào nên mình đánh giá là cũng không nên mua.

Máy Nhật bây giờ đang được săn lùng nhiều là máy chạy dầu, có thùng cách âm, công suất phát khoảng 2-3,5kva, với máy xấu xấu thì giá cũng phải gần 20 triệu, máy đẹp trên 30 đến gần 40 triệu, giá quá cao cho một cuộc tình. Nếu giá hợp lý hơn tí nữa thì đúng là đáng mua bởi nó chứa nhiều công nghệ cao như là củ phát kích từ không chổi than, có ga điện, có chế độ ECO, cách âm tốt…

Một số khác là máy nát, nát bét nhưng giá vẫn cao, thật là vô lý.

Bất cập của đám này là điện chỉ cho ra 100v, do đó để dùng được cho các thiết bị phổ thông ở VN là phải tháo củ phát ra để đấu lại dây hoặc dùng biến áp kích từ 100v lên 220v, lúc này tuỳ tay thợ mà chất lượng điện hoặc độ ổn định điện đạt mức nào nên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đặc biệt với đám máy có tần số 60Hz, một số thiết bị điện tử có lấy mẫu điện áp đầu vào nó không chạy ở tần số 60Hz, giải pháp là giảm ga máy để giảm tua thì lại bị giảm công suất phát của máy.

Tỉ lệ bị "thịt lừa" ở đối tượng này cũng cao, thế nên mình khuyên rằng không nên chơi cả với đám Nhật bãi này.

3. Máy nào đáng mua nhất

Để mà nói dòng máy đáng mua nhất hiện nay là dòng máy phát inverter, dòng này điện áp và tần số cực kì ổn định, tiết kiệm nhiên liệu, độ ồn thấp.

Nhược điểm là giá còn quá cao và phức tạp nên hỏng khó sửa, giá vật tư cao (board inverter giá phải bằng 2/3 tiền máy), công suất tối đa vẫn còn hạn chế (dưới 10kva).

Mặc dù vậy nó vẫn là dòng máy rất đáng được lựa chọn, ở trên ít đề cập đến dòng này vì dòng này nó khắc phục được toàn bộ nhược điểm của đám trên rồi.

Dòng này nguyên lý hoạt động của nó như sau: động cơ kéo củ phát để tạo ra điện, điện sẽ được chỉnh lưu thành điện 1 chiều và qua một mạch biến tần để nâng áp, ổn định điện áp ở khoảng 400v, điện áp này sau đó được "băm" thành điện xoay chiều 220v 50Hz nhờ mạch cầu H. Do tần số và điện áp được quyết định bởi mạch inverter nên động cơ và củ phát lúc này được phép chạy ở một mức biến động công suất rất rộng, do đó tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm độ ồn của máy khi dùng ít tải được tối ưu.

Khi thêm tải hoặc bớt tải thì nó cũng đáp ứng cực nhanh, điện áp và tần số không bị biến động nhiều. Bảo vệ làm việc cực kì hiệu quả, nhất là bảo vệ chập tải hoặc quá công suất.

PHẦN 6. TỔNG KẾT
Sau những nội dung trên thì mình tổng kết:

- Chỉ nên chọn máy phát có công suất sát với công suất tải để tiết kiệm tiền mua máy cũng như đỡ hao phí nhiên liệu vô ích.

- Nếu có điều kiện thì nên dùng máy chạy dầu.

- Nên mua máy có thùng cách âm.

- Không chơi với hàng Nhật bãi (trừ khi có kinh nghiệm).

- Không chơi với hàng Trung Quốc, tốn xăng mà khi cần lại rất khó nổ, linh kiện nhanh xuống cấp.
 
Bác ở đâu mà hay bị cắt điện thế.

Ở nông thôn bác ơi, cắt không lâu nhưng hay bị cắt nên rất khó chịu.

seed chứ có phải người dùng đâu bạn

Khoe hàng thì cũng phải có tên hàng, còn cứ chia sẻ kinh nghiệm được tính là quảng cáo thì chắc nhận được nhiều tiền lắm bởi hãng nào cũng cho tiền.
 
Ở nông thôn bác ơi, cắt không lâu nhưng hay bị cắt nên rất khó chịu.



Khoe hàng thì cũng phải có tên hàng, còn cứ chia sẻ kinh nghiệm được tính là quảng cáo thì chắc nhận được nhiều tiền lắm bởi hãng nào cũng cho tiền.
Em ở hà nội 7 năm qua cắt điện chắc chưa đến 5 lần
 
chốt máy phát điện nên mua lại từ người chán bán thanh lý , mua mới đắt không hiệu quả kinh tế .
Mua được máy biết rõ lai lịch thì quá tốt, thường thì giá rẻ phải 1/2 vì máy phát công suất nhỏ rất nhanh mất giá.
 
Mua được máy biết rõ lai lịch thì quá tốt, thường thì giá rẻ phải 1/2 vì máy phát công suất nhỏ rất nhanh mất giá.
chết tiền nhiên liệu
 

Attachments

  • Screenshot_20220816-164225~3.jpg
    Screenshot_20220816-164225~3.jpg
    124.4 KB · Views: 102
Em ở hà nội 7 năm qua cắt điện chắc chưa đến 5 lần
Mấy ng ở trung tâm đô thị, nhất là mấy tp lớn, ít ai hiểu cảm giác cúp điện luân phiên

Chỉ có năm nay mưa nhiều nên ít cúp chứ mấy năm trc hạn hán nhiều, trung tâm mấy tp thuộc tỉnh còn cúp luân phiên hàng tuần cố định, còn mấy huyện/xã ở xa thì thua, có nơi có khi ngày cúp ngày nghỉ nữa kìa
 
Mấy ng ở trung tâm đô thị, nhất là mấy tp lớn, ít ai hiểu cảm giác cúp điện luân phiên

Chỉ có năm nay mưa nhiều nên ít cúp chứ mấy năm trc hạn hán nhiều, trung tâm mấy tp thuộc tỉnh còn cúp luân phiên hàng tuần cố định, còn mấy huyện/xã ở xa thì thua, có nơi có khi ngày cúp ngày nghỉ nữa kìa
Có máy phát cũng chỉ dám dùng từ tầm 17 giờ chiều đến đêm, bởi chi phí phát điện quá tốn kém.
Với giá dầu và xăng ở ngưỡng 24k/ lít thì xót túi lắm.
 
Mấy ng ở trung tâm đô thị, nhất là mấy tp lớn, ít ai hiểu cảm giác cúp điện luân phiên

Chỉ có năm nay mưa nhiều nên ít cúp chứ mấy năm trc hạn hán nhiều, trung tâm mấy tp thuộc tỉnh còn cúp luân phiên hàng tuần cố định, còn mấy huyện/xã ở xa thì thua, có nơi có khi ngày cúp ngày nghỉ nữa kìa
Bây giờ trừ khi sự cố thì mới mất điện. Chứ nếu cắt điện thì đều có thông báo hết để khách hàng chủ động mà
 
Món máy phát này mà mua 1 năm chạy vài lần ko có kinh nghiệm bảo trì dễ tậm tịt lắm. Không mất điện 1 tháng cũng phải chạy tầm 10-15 phút, kiểm tra dầu mỡ, nước mát(nếu có). Chứ lưu kho có mất điện mới dùng thì lúc cần nhiều khi lại ko chạy được. Tốt nhất nếu hộ gia đình tần suất mất ít nên tính phương án khác
 
Món máy phát này mà mua 1 năm chạy vài lần ko có kinh nghiệm bảo trì dễ tậm tịt lắm. Không mất điện 1 tháng cũng phải chạy tầm 10-15 phút, kiểm tra dầu mỡ, nước mát(nếu có). Chứ lưu kho có mất điện mới dùng thì lúc cần nhiều khi lại ko chạy được. Tốt nhất nếu hộ gia đình tần suất mất ít nên tính phương án khác
Chạy xông việc
Khoá xăng xả hết cốc chế hoà khí tránh thối nhiên liệu .thì cả vài năm ,cần giật phát nổ ngay
 
Quạt tích điện đèn tích điện laptop có pin.wifi thì phát từ điện thoại. Trừ khi có kinh doanh chứ hộ gia đình xài chi cho mệt.
 
Máy phát điện hộ gia đình có rảnh mới xài. Làm cái trạm điện này không ngon à. Sóng chuẩn Sin, chạy được quạt, laptop, Wifi, nồi cơm. Ở Quê cúp cùng lắm 8h mua cái 11tr xài tẹt ga chỉ không xài được máy lạnh chứ còn lại thì bao. T mới mua con 4tr để chạy PC vs Laptop + quạt và Wifi đề phòng cúp điện. Ai lại vác cái máy phát chạy dầu, xăng ồn ào tốn kém, tốn diện tích ô nhiễm về làm gì. Máy phát chỉ có công ty, khu công nghiệp xài là nhiều ( từ 500 kva-1000 kva). Gia đình bây h ai mà dùng mpd.
Screenshot_20220828-141322_Shopee.jpg Screenshot_20220828-141244_Shopee.jpg Screenshot_20220828-141254_Shopee.jpg
 
Máy phát điện hộ gia đình có rảnh mới xài. Làm cái trạm điện này không ngon à. Sóng chuẩn Sin, chạy được quạt, laptop, Wifi, nồi cơm. Ở Quê cúp cùng lắm 8h mua cái 11tr xài tẹt ga chỉ không xài được máy lạnh chứ còn lại thì bao. T mới mua con 4tr để chạy PC vs Laptop + quạt và Wifi đề phòng cúp điện. Ai lại vác cái máy phát chạy dầu, xăng ồn ào tốn kém, tốn diện tích ô nhiễm về làm gì. Máy phát chỉ có công ty, khu công nghiệp xài là nhiều ( từ 500 kva-1000 kva). Gia đình bây h ai mà dùng mpd.
View attachment 1348746View attachment 1348747View attachment 1348748
Con EN6000s giá 14 củ mà pin được có 550Wh, tức là 14 triệu đem ra cắm được 1 nồi cơm thì hết tầm 1/2-2/3 điện.

Công suất tối đa của cổng AC là 600w, thế thì không ăn lại máy phát điện mini đâu.
Dòng máy phát điện mini công suất 1000va nó chỉ uống nửa lít xăng mỗi tiếng thôi, tiếng nổ như tiếng xe máy mà lại chạy dài dài chứ không phải thấp thỏm lo khi nào mới có lại điện lưới.

Năng lượng lưu trữ chi phí không hề thấp đâu, dung lượng pin nó sẽ xuống khá nhanh trong khi cái máy phát điện cứ trùm chăn thì chỉ cần bảo dưỡng, thay thế mấy thứ bằng cao su là nó có thể tồn tại đến đời cháu, do đó tuỳ mục đích mà dùng.
 
Con EN6000s giá 14 củ mà pin được có 550Wh, tức là 14 triệu đem ra cắm được 1 nồi cơm thì hết tầm 1/2-2/3 điện.

Công suất tối đa của cổng AC là 600w, thế thì không ăn lại máy phát điện mini đâu.
Dòng máy phát điện mini công suất 1000va nó chỉ uống nửa lít xăng mỗi tiếng thôi, tiếng nổ như tiếng xe máy mà lại chạy dài dài chứ không phải thấp thỏm lo khi nào mới có lại điện lưới.

Năng lượng lưu trữ chi phí không hề thấp đâu, dung lượng pin nó sẽ xuống khá nhanh trong khi cái máy phát điện cứ trùm chăn thì chỉ cần bảo dưỡng, thay thế mấy thứ bằng cao su là nó có thể tồn tại đến đời cháu, do đó tuỳ mục đích mà dùng.
Chạy máy phải để máy ở ngoài, khói động cơ gây độc, ồn hàng xóm nữa, mình ở tphcm nhà san sát nhau không khả thi. Để ở ngoài chạy thì sợ mưa.. Trạm điện mini là hợp lý, chỉ cần chạy quạt, laptop, PC, bình đun sôi 350w nấu mì là ok. Còn như bác nói nếu cúp điện thường quất hệ thống NLMT độc lập cho ngon lành 20tr là có rồi cần gì máy phát điện ô nhiễm ồn ào nữa @@. Trưa nắng thì xài trực tiếp, tối thì qua ACquy. Ai giàu thêm vài triệu đấu thêm vài bình Acquy trữ hoặc chuyển qua pin sắt LFP là ngon lành, bao bền.
Screenshot_20220828-170009_Chrome.jpg
Screenshot_20220828-170025_Chrome.jpg

Screenshot_20220828-170025_Chrome.jpg
 
Back
Top