Một công ty ở TP.HCM thay 70% nhân sự bằng AI

NullPointer Exception

Senior Member
Sau khi ứng dụng AI vào quá trình dịch thuật, một công ty phát hành sách ở TP.HCM tiến hành tái cấu trúc và thu gọn bộ máy nhân sự, trong đó 70% cộng tác viên bị cho nghỉ việc.


1744769228959.png

AI giúp gia tăng hiệu suất công việc, song khiến nhân sự đứng trước nỗi lo bị đào thải. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.
Trong quá trình tinh gọn bộ máy nhân sự vừa qua, trưởng phòng bản quyền của công ty phát hành sách Vanlangbooks cho biết doanh nghiệp cắt giảm số lượng lớn nhân sự. 70% cộng tác viên dịch thuật và 30% biên tập viên là con số được đưa ra.

"Để thực hiện kế hoạch tái cấu trúc, chúng tôi đưa AI vào hỗ trợ công việc, thay thế nhiều vị trí. Các vị trí còn lại sẽ được đào tạo thêm để phối hợp với công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) một cách hiệu quả hơn", trưởng phòng chia sẻ với Tri Thức - Znews.

Sự đổ bộ của “làn sóng” AI trong những năm gần đây đẩy nhiều nhân sự ở các vị trí, ngành nghề, lĩnh vực vào thế khó, đứng trước nguy cơ bị đào thải. Theo khảo sát công bố tháng 4 của Trung tâm nghiên cứu Pew, phần lớn người trưởng thành tại Mỹ tin rằng AI sẽ khiến nhiều ngành nghề suy giảm nhân lực nghiêm trọng trong vòng 20 năm tới.

Cụ thể, 73% trong số 5.410 người tham gia khảo sát cho rằng các công việc như thu ngân, công nhân nhà máy (67%), nhà báo (59%) và kỹ sư phần mềm (48%) là những nghề có nguy cơ “biến mất” cao nhất. Hơn 1.000 chuyên gia AI cũng tham gia khảo sát và đồng tình với nhiều đánh giá trên, đồng thời nhấn mạnh rằng các nghề như tài xế xe tải cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ sự phát triển của công nghệ tự động hóa.

Một báo cáo khác từ Viện Brookings, công bố vào tháng 10 năm ngoái, chỉ ra rằng nhiều công việc trí óc cũng nằm trong nhóm dễ bị AI thay thế, đặc biệt trong các lĩnh vực hành chính văn phòng, pháp lý, tài chính, bán hàng và công nghệ thông tin.

Đây là xu hướng chung trên toàn thế giới, bao gồm thị trường Việt Nam. Bà Thủy Nguyễn, Giám đốc điều hành công ty tư vấn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng TalentView Việt Nam, cho rằng AI chủ yếu thay thế các công việc mang tính lặp lại, không đòi hỏi tư duy sáng tạo cao.

Doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào nhân sự
Trưởng phòng nhà phát hành sách thừa nhận AI không chỉ dịch đúng, mà còn bắt đầu học cách hành văn mượt mà, biết điều chỉnh theo ngữ cảnh. Khi được đặt câu hỏi phù hợp và huấn luyện đúng cách, công cụ này còn đề xuất cách diễn đạt rõ ràng hơn, tối ưu thời gian xử lý công việc.

Ngoài dịch thuật, AI cũng được công ty ứng dụng vào các khâu như hiệu đính sơ bộ, kiểm tra lỗi ngôn ngữ, tìm kiếm hình ảnh minh họa, dàn trang, thiết kế bìa và thậm chí là phân tích xu hướng xuất bản. Điều này giúp đội ngũ tập trung nhiều hơn vào công đoạn sáng tạo và chiến lược biên tập.

Tuy nhiên, người này đánh giá công cụ này vẫn có những giới hạn rõ ràng.

“AI không thể đánh giá tính phù hợp của nội dung với thị trường, độc giả hay văn hóa bản địa. Những quyết định chiến lược vẫn cần con người đảm nhiệm, đặc biệt ở vai trò phản biện và cảm thụ nghệ thuật”, trưởng phòng nói.


AI thay the, viec lam TPHCM, cong viec TPHCM, doanh nghiep TPHCM, cong ty TPHCM, AI thay nhan su, sa thai vi AI, AI thay the viec, AI nganh xuat ban, AI nganh sang tao, AI trong dich thuat, AI lam phim, AI trong ban hang, AI cham soc khach, ung dung AI, AI viet noi dung, AI tao hinh anh, AI long tieng, AI hieu dinh, AI dan trang, AI thiet ke bia, AI phan tich xu huong, nhan su mat viec, nguy co mat viec, cat giam nhan su, AI tu dong hoa, AI va nhan su, AI thi truong viec lam, AI thay bien tap, AI thay bien kich anh 1
1744769271455.png
Quản lý Nga Phạm nhận thấy số lượng thành viên trong đội nhóm giảm xuống khi ứng dụng AI vào công việc.
Tại công ty sản xuất phim hoạt hình của quản lý cấp trung Nga Phạm (TP.HCM), quá trình tinh gọn nhân sự cũng diễn ra mạnh mẽ khi AI được ứng dụng sâu vào quy trình làm việc.

Trong tổ đội sản xuất phim hoạt hình trên YouTube của Nga, số lượng nhân sự từng cần đến là 10 người, bao gồm biên kịch, dựng phim, diễn hoạt, âm thanh, quản lý... Giờ đây, đội nhóm này chỉ còn lại 3 người nhờ tích hợp AI để xử lý nội dung, diễn hoạt và lồng tiếng.

Công ty hiện sử dụng nhiều công cụ AI khác nhau như ChatGPT để viết kịch bản và gợi ý cấu trúc nội dung, Midjourney để tạo hình ảnh và bối cảnh, Kling để dựng chuyển động nhân vật, hay ElevenLabs cho phần lồng tiếng đa ngôn ngữ. Ngoài ra, công ty còn triển khai đào tạo nhân sự sử dụng nền tảng Make AI, cho phép kết nối và tự động hóa nhiều công cụ trong một quy trình làm phim liền mạch.

“Biên kịch đang là vị trí dễ bị cắt giảm nhất trong ngành làm phim hiện tại”, quản lý cho biết. Bên cạnh đó, những nhân sự bị loại thường đến từ các bộ phận không đảm bảo hiệu quả kinh doanh, không có kỹ năng sử dụng AI hoặc yếu kém về năng lực chuyên môn.

Được biết, công ty của Nga Phạm hiện yêu cầu 100% nhân sự phải ứng dụng AI vào công việc. Quản lý cấp trung đánh giá hiệu suất làm việc đã tăng gấp 3 lần.

Song, cô khẳng định AI vẫn chưa thể thay thế vai trò chiến lược, định hình phong cách nghệ thuật hay xử lý nội dung cần chiều sâu cảm xúc.

Nhân sự mất việc vì AI
Từ phía nhân sự, nhân viên chăm sóc khách hàng Hoàng Nga (22 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) vừa bị sa thải hồi đầu năm nay do 80% công việc đã bị AI thay thế.

Các tác vụ của Nga tại một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế là trả lời tin nhắn, giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, cô cũng đảm nhiệm khâu “chốt” và lên đơn cho khách hàng.
 
dịch thuật, cskh toàn múi mít bị thải ra, nghề thay thế có lẽ chỉ có sgbb
chắc nghề sgbb cũng cạnh tranh lắm, cung thì tăng mạnh, cầu thì giảm (thời buổi khó khăn, số daddy dư giả giảm). Phải trội ngoại hình, skill giường chiếu, nhạc ca múa, EQ cao giỏi tâm sự, học vấn cao... :burn_joss_stick:
 
Tương lai gần thì phì AI sẽ rẻ, nhưng xa hơn thì mình nghĩ phí AI sẽ khá đắt, chắc cũng phải tương được với chi phí thuê 1/3 nhân sự, nhưng lại giảm tải được nhiều trong quá trình vận hành, hành chính.
 
Tương lai gần thì phì AI sẽ rẻ, nhưng xa hơn thì mình nghĩ phí AI sẽ khá đắt, chắc cũng phải tương được với chi phí thuê 1/3 nhân sự, nhưng lại giảm tải được nhiều trong quá trình vận hành, hành chính.
Tôi nghĩ rằng cái bô AI đang úp lên đầu các cty không đủ tỉnh táo.
Khi mà đã quá lậm vào AI và không thể thoát khỏi nó một cách dễ dàng thì kiểu gì cũng bị bọn Bigtech úp bô, thao túng.
 
Tôi nghĩ rằng cái bô AI đang úp lên đầu các cty không đủ tỉnh táo.
Khi mà đã quá lậm vào AI và không thể thoát khỏi nó một cách dễ dàng thì kiểu gì cũng bị bọn Bigtech úp bô, thao túng.
Who cares ? Miễn là đạt kết quả công việc và chi phí rẻ hơn thì DN nào nó cũng chuyển đổi sang AI thôi. Chừng nào chi phí AI đắt hơn thì ngta lại quay lại thuê dịch bằng cơm
 
Who cares ? Miễn là đạt kết quả công việc và chi phí rẻ hơn thì DN nào nó cũng chuyển đổi sang AI thôi. Chừng nào chi phí AI đắt hơn thì ngta lại quay lại thuê dịch bằng cơm
Tới lúc dịch bằng cơm thất nghiệp hàng loạt thì anh nghĩ còn mấy ai theo nghề này?
Rồi tới lúc gần như không còn ai dịch bằng cơm nữa bọn Bigtech nắm AI mới bắt đầu đổ bô thì đỡ kiểu gì?
 
Tôi nghĩ rằng cái bô AI đang úp lên đầu các cty không đủ tỉnh táo.
Khi mà đã quá lậm vào AI và không thể thoát khỏi nó một cách dễ dàng thì kiểu gì cũng bị bọn Bigtech úp bô, thao túng.
Đây là một luận điểm khá phổ biến và thể hiện sự lo ngại chính đáng về việc phụ thuộc vào AI và các ông lớn công nghệ. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể phản bác lại quan điểm này một cách logic và thuyết phục. Dưới đây là một số hướng phản biện:




1. AI không phải là cái bô, mà là công cụ — và công cụ thì tùy người dùng.
Việc "úp bô" hay "bị úp bô" phụ thuộc vào cách doanh nghiệp sử dụng AI, chứ không phải do bản thân AI. Cũng giống như Internet hay smartphone, nếu dùng không tỉnh táo thì sẽ bị lệ thuộc, nhưng nếu biết cách sử dụng, thì nó sẽ là lợi thế cạnh tranh cực lớn.


2. Không phải cứ dùng AI là bị Big Tech thao túng.
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng AI mã nguồn mở (như Hugging Face, Mistral, hay các mô hình mã nguồn mở của Meta...) đang ngày càng phát triển. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn không phụ thuộc vào Big Tech bằng cách tự huấn luyện hoặc triển khai các mô hình nội bộ, bảo mật dữ liệu của mình.


3. "Không thoát ra được" không đồng nghĩa với tiêu cực.
Nhiều công nghệ khi đã chứng minh được tính hiệu quả thì việc "không thể thiếu" là điều tự nhiên (giống như điện thoại, email, hay Internet ngày xưa). Vấn đề không phải là tránh né AI, mà là làm chủ nó.


4. Chính doanh nghiệp tỉnh táo mới là bên đi đầu trong ứng dụng AI.
Những công ty "tỉnh táo" là những công ty sớm nhận ra tiềm năng của AI và biết cách tích hợp nó vào quy trình một cách thông minh, tối ưu. Nói cách khác, không phải công ty tỉnh táo thì tránh AI, mà là biết dùng AI theo cách có lợi cho mình.




Tóm lại, AI không phải là cái bẫy, mà là một cơ hội. Việc bị "úp bô" hay không phụ thuộc vào khả năng đánh giá, chiến lược, và năng lực nội tại của từng doanh nghiệp, chứ không phải bản thân công nghệ AI.
 
Đây là một luận điểm khá phổ biến và thể hiện sự lo ngại chính đáng về việc phụ thuộc vào AI và các ông lớn công nghệ. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể phản bác lại quan điểm này một cách logic và thuyết phục. Dưới đây là một số hướng phản biện:




1. AI không phải là cái bô, mà là công cụ — và công cụ thì tùy người dùng.
Việc "úp bô" hay "bị úp bô" phụ thuộc vào cách doanh nghiệp sử dụng AI, chứ không phải do bản thân AI. Cũng giống như Internet hay smartphone, nếu dùng không tỉnh táo thì sẽ bị lệ thuộc, nhưng nếu biết cách sử dụng, thì nó sẽ là lợi thế cạnh tranh cực lớn.


2. Không phải cứ dùng AI là bị Big Tech thao túng.
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng AI mã nguồn mở (như Hugging Face, Mistral, hay các mô hình mã nguồn mở của Meta...) đang ngày càng phát triển. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn không phụ thuộc vào Big Tech bằng cách tự huấn luyện hoặc triển khai các mô hình nội bộ, bảo mật dữ liệu của mình.


3. "Không thoát ra được" không đồng nghĩa với tiêu cực.
Nhiều công nghệ khi đã chứng minh được tính hiệu quả thì việc "không thể thiếu" là điều tự nhiên (giống như điện thoại, email, hay Internet ngày xưa). Vấn đề không phải là tránh né AI, mà là làm chủ nó.


4. Chính doanh nghiệp tỉnh táo mới là bên đi đầu trong ứng dụng AI.
Những công ty "tỉnh táo" là những công ty sớm nhận ra tiềm năng của AI và biết cách tích hợp nó vào quy trình một cách thông minh, tối ưu. Nói cách khác, không phải công ty tỉnh táo thì tránh AI, mà là biết dùng AI theo cách có lợi cho mình.




Tóm lại, AI không phải là cái bẫy, mà là một cơ hội. Việc bị "úp bô" hay không phụ thuộc vào khả năng đánh giá, chiến lược, và năng lực nội tại của từng doanh nghiệp, chứ không phải bản thân công nghệ AI.
Anh đang dùng cái bô để tự bào chữa cho chính cái bô thì độ uy tín 1000% rồi :go:
 
Tới lúc dịch bằng cơm thất nghiệp hàng loạt thì anh nghĩ còn mấy ai theo nghề này?
Rồi tới lúc gần như không còn ai dịch bằng cơm nữa bọn Bigtech nắm AI mới bắt đầu đổ bô thì đỡ kiểu gì?
AI ko phải độc quyền. Bigtech mà anh nói nó bao gồm trên dưới chục DN lớn đấy ạ. Ko dùng của thg này thì dùng thằng khác.
Cách đây hơn 200 năm khi CMCN ra đời lần đầu thì máy móc cũng làm 1 cơ số người thất nghiệp, và thực tế là xã hội phải thay đổi cách vận hành để thích ứng với sự thay đổi KHKT
 

Thread statistics

Created
NullPointer Exception,
Last reply from
thedino,
Replies
196
Views
20,581
Back
Top