Một dấu hiệu cho nền Vật Lý Mới

Kết quả đầu tiên từ thí nghiệm Muon g-2 tại Fermilab củng cố dấu hiệu của Vật lý mới

Ngày 7/4/2021.​

Kết quả đầu tiên từ thí nghiệm Muon g-2 tại Fermilab củng cố dấu hiệu của Vật lý mới

Ngày 7/4/2021​

Nguồn: https://news.fnal.gov/2021/04/first...xperiment-strengthen-evidence-of-new-physics/

Kết quả được mong đợi từ lâu của thí nghiệm Muon g-2 tại Phòng thí nghiệm quốc gia về máy gia tốc Fermi, thuộc Bộ Năng lượng, Mỹ (Fermilab) cho thấy hạt cơ bản có tên gọi là muon hành xử khác với dự đoán từ lý thuyết tốt nhất (hiện có) của các nhà khoa học, Mô Hình Chuẩn của vật lý hạt. Kết quả quan trọng này, với độ chính xác cao nhất từ trước tới nay, xác nhận sự khác nhau giữa lý thuyết và thực nghiệm được ghi nhận từ 2 thập kỷ trước. Bằng chứng thuyết phục về việc muon vận hành khác với tính toán của Mô Hình Chuẩn hé mở Vật lý mới rất đáng chú ý. Muon giống như là một cửa sổ cho phép nhìn vào thế giới hạ phân tử (mà chúng ta quen thuộc) và có thể tương tác với những hạt hoặc lực chưa được khám phá.
"Hôm này là một ngày rất đặc biệt, được chờ đợi từ lâu, không chỉ bởi chúng tôi (thành viên thí nghiệm Muon g-2) mà còn từ cả cộng đồng vật lý”, - Graziano Venanzoni, nhà vật lý ở Viện Nghiên cứu vật lý hạt nhân Italy (INFN) và là người đồng phát ngôn của thí nghiệm Muon g-2 - “Kết quả tuyệt vời này có được là nhờ sự đóng góp vô cùng quan trọng của những nhà nghiên cứu trẻ, tài năng, đầy ý tưởng và nhiệt huyết.”

17-0188-17.jpeg

Ảnh: Toàn cảnh thí nghiệm g-2.Thiết bị quan trọng nhất của thí nghiệm là một vòng nam châm siêu dẫn đường kính 17 m (phần hình vòng màu xanh), được đặt giữa các thiết bị điện tử, ống dẫn chùm tia muon, và các thiết bị khác. Thí nghiệm tuyệt vời này hoạt động ở nhiệt độ -269 độ C, dùng để nghiên cứu chuyển động tiến động của muon trong từ trường. (chụp bởi Reidar Hahn, Fermilab)​

Hạt muon nặng hơn người em của nó, hạt electron, khoảng 200 lần. Muon có tương đối nhiều trong tự nhiên khi các tia vũ trụ va chạm với bầu khí quyển của Trái đất, nhưng máy gia tốc ở Fermilab có thể tạo ra chúng với số lượng lớn hơn nhiều lần. Tương tự như electron, muon hành xử như có một nam châm nhỏ nội tại. Khi đặt trong một từ trường mạnh, trục của nam châm này sẽ có chuyển động tiến động (tuế sai), tương tự như trục quay của một con quay hay con quay hồi chuyển. Cường độ của nam châm nội tại sẽ quyết định tốc độ tiến động của muon trong từ trường ngoài, và nó được đặc trưng bởi hệ số g như các nhà vật lý thường gọi. Hệ số g này có thể được tính toán với độ chính xác rất cao.
Khi muon chuyển động trong từ trường của nam châm siêu dẫn của thí nghiệm Muon g-2, chúng tương tác với các bọt lượng tử (các hạt cơ bản được sinh ra và tiêu huỷ trong khoảng thời gian rất ngắn). Sự tương tác này ảnh hưởng đến hệ số g, làm cho tốc độ tiến động tăng lên hoặc giảm đi một lượng rất nhỏ. Mô Hình Chuẩn tính toán rất chính xác sự sai lệch này (còn gọi là mômen từ dị thường). Tuy nhiên, nếu như bọt lượng tử chứa các hạt hoặc lực chưa được tính đến trong Mô Hình Chuẩn thì hệ số g có thể sai lệch so với tiên đoán từ mô hình lý thuyết được chấp nhận rộng rãi này.
“Đại lượng chúng tôi đo đạc phản ánh đầy đủ các tương tác của muon với tất cả các hạt khác trong vũ trụ. Nhưng khi các nhà lý thuyết sử dụng tất cả các hạt và lực đã được biết đến trong Mô Hình Chuẩn để tính toán đại lượng này, kết quả thu được lại khác với thực nghiệm,” - Renee Fatemi, nhà vật lý ở Đại học Kentucky và là người phụ trách mô phỏng trong thí nghiệm Muon g-2 cho biết - “Đây là một bằng chứng thuyết phục rằng muon nhạy với hạt hoặc lực không có trong lý thuyết tốt nhất của chúng ta (Mô Hình Chuẩn của Vật lý hạt).”
Một thí nghiệm trước đó ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (thuộc Bộ Năng lượng, Mỹ) kết thúc năm 2001, đã chỉ ra những dấu hiệu rằng muon hành xử khác với dự đoán của Mô Hình Chuẩn. Kết quả mới của Thí nghiệm Muon g-2 ở Fermilab, được đo với độ chính xác lớn nhất từ trước tới nay, phù hợp với kết quả trước đó ở Brookhaven, nhưng khác biệt đáng kể so với tính toán lý thuyết.


  • Hệ số g theo tính toán lý thuyết​

    2.00233183620(86)​

    và mômen từ dị thường là

    0.00116591810(43)​



  • Kết quả từ thực nghiệm được công bố bởi Muon g-2 hôm nay​

    2.00233184122(82)​

    và mômen từ dị thường là

    0.00116592061(41)​

(Sai số của phép đo được đặt trong dấu ngoặc đơn.)


Kết quả kết hợp từ hai thí nghiệm ở Fermilab và Brookhaven cho hệ số g lệch 4.2 lần độ lệch chuẩn thống kê so với giá trị được tính toán lý thuyết, nhỏ hơn một chút so với ngưỡng 5 lần độ lệch chuẩn thống kê cần thiết để công bố đây là khám phá mới, nhưng vẫn là một bằng chứng có sức thuyết phục về Vật lý mới. Xác suất mà kết quả đo này có thể đến từ sự thăng giáng thống kê ngẫu nhiên là 1 trong 40000.

Muon-g-2-results-plot-1024x768.jpg

Kết quả đầu tiên từ Thí nghiệm Muon g-2 ở Fermilab xác nhận kết quả của thí nghiệm ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven 20 năm trước. Cùng với nhau, hai kết quả này cho thấy bằng chứng thuyết phục về việc muon hành xử khác biệt so với dự đoán của Mô Hình Chuẩn. (Cung cấp bởi Ryan Postel, Fermilab/Muon g-2)​

Thí nghiệm ở Fermilab sử dụng lại thiết bị chính trong thí nghiệm ở Brookhaven, nam châm vòng siêu dẫn với đường kính 17 mét. Vào năm 2013, nam châm này được vận chuyển trên quãng đường dài hơn 5000 km từ Long Island (New York) đến ngoại ô Chicago, nơi mà các nhà khoa học có thể tận dụng máy gia tốc của Fermilab để tạo ra chùm tia muon với cường độ mạnh nhất nước Mỹ. Trong vòng 4 năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã lắp ráp các phần của thí nghiệm: tinh chỉnh và hiệu chuẩn một từ trường cực kỳ đồng nhất; phát triển các kỹ thuật mới, thiết bị mới và mô phỏng mới; và kiểm tra toàn bộ hệ thống một cách kỹ lưỡng.

13-0244-07D.jpg

Ảnh: Hàng ngàn người chào đón nam châm của Thí nghiệm Muon g-2 đến Fermilab vào năm 2013. ( chụp bởi Reidar Hahn, Fermilab)​

Thí nghiệm Muon g-2 bắn một chùm các hạt muon vào trong nam châm vòng, nơi mà chúng sẽ chuyển động tuần hoàn hàng ngàn vòng với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng. Các máy đo đặt xung quanh nam châm vòng cho phép các nhà khoa học xác định tốc độ tiến động của các muon. Trong năm hoạt động đầu tiên (2018), thí nghiệm ở Fermilab thu thập nhiều dữ liệu hơn tất cả các thí nghiệm đo hệ số g của muon trước đó cộng lại. Với hơn 200 nhà khoa học từ 35 trường, viện nghiên cứu thuộc 7 quốc gia, thí nghiệm Muon g-2 đã hoàn thành việc phân tích chuyển động của hơn 8 tỷ muon trong khoảng thời gian vận hành đầu tiên.
“20 năm đã qua từ sau khi thí nghiệm ở Brookhaven kết thúc, tôi thấy rất phấn khởi khi cuối cùng bí ẩn này được giải đáp.” - Chris Polly, nhà khoa học ở Fermilab, đồng thời là người đồng phát ngôn của thí nghiệm. Ông từng là sinh viên sau đại học làm việc trong thí nghiệm ở Brookhaven.
Dữ liệu thu thập trong quãng thời gian vận hành thứ hai và thứ ba đang được phân tích. Quãng vận hành thứ tư đang diễn ra, và quãng vận hành thứ năm đã được lên kế hoạch. Tổ hợp kết quả của cả năm quãng sẽ cho kết quả chính xác hơn nữa về chuyển động tiến động của muon, đi đến kết luận với độ tin cậy lớn hơn nữa về việc liệu có Vật lý mới ẩn giấu trong bọt lượng tử. Polly nói - “Chúng tôi mới phân tích xong 6% trên tổng dữ liệu sẽ được thu thập bởi thí nghiệm này. Mặc dù kết quả đầu tiên này cho thấy khác biệt rất đáng chú ý so với Mô Hình Chuẩn, chúng tôi sẽ biết nhiều hơn nữa trong vòng một vài năm tới.”
“Xác định một cách chính xác hành xử của muon là một thành quả xuất sắc, sẽ dẫn đường cho cuộc tìm kiếm Vật lý mới ngoài Mô Hình Chuẩn trong nhiều năm tới,”
- Phó giám đốc nghiên cứu của Fermilab Joe Lykken nói - “Đây là một thời kỳ lý thú cho nghiên cứu Vật lý hạt, và Fermilab đang ở tuyến đầu cho những nghiên cứu này
Bài này khá hay và trình bày dễ hiểu nên mình post vào đây để ai quan tâm có thể đọc.

Đối với ai không chuyên (thiệt ra mình cũng không chuyên) thì mình sẽ tóm tắt cho dễ hiểu, để thấy được vì sao thí nghiệm này có thể khiến SGK vật lý phải viết lại.

Hạt muyon là một hạt cơ bản ( nhóm lepton, anh chị của electron), hạt muon này hành xử như có một nam châm nội tại (tức là có một trục bắc-nam). Khi đặt muon vào một từ trường mạnh, nó sẽ có chuyển động tuế sai (nôm na giống chuyển động con quay có cái trục nghiêng tới nghiêng lui). Giờ các nhà vật lý ở Fermilab cho muon vào một đường dẫn có từ trường cực mạnh, nó sẽ quay như trên. Nhưng do hạt muon tương tác với các bọt lượng tử (nôm na là việc sinh hủy hạt trong ống dẫn trong thời gian ngắn làm thay đổi cấu trúc không thời gian), nên muon sẽ dao động làm tốc độ tuế sai thay đổi một chút, độ thay đổi này tuân theo hằng số g.

Giờ rắc rối nằm ở chỗ, g này được tính rất rất chuẩn, thông qua một mô hình là mô hình chuẩn. Đây là mô hình lý thuyết được dùng để mô tả thế giới hạt hạ nguyên tử rất chính xác. Nó là thành tựu vĩ đại bậc nhất của Vật lý, trụ cột cho vật lý hiện đại.

Nhưng dữ liệu thực nghiệm tại Fermilab chỉ ra rằng g của thực nghiệm và lý thuyết không khớp nhau. Điều này ngụ ý rằng phải tồn tại một hạt mới chưa từng biết, hoặc đặc biệt hơn là tồn tại một tương tác chưa từng biết (ngoài 4 tương tác đã biết). Ngoài thí nghiệm này, còn có các thí nghiệm khác cũng đang khiến cho việc chứng minh lực thứ 5 này tồn tại.
Nếu được chứng thực, có thể đây là bước tiến dài trong việc trả lời những câu hỏi quan trọng còn bỏ ngỏ, đặc biệt là câu hỏi về năng lượng tối, và quá trình hình thành vũ trụ.
(P/s: bài lược dịch trong link mình lấy từ trang VietnamPhysics).
 

Kết quả đầu tiên từ thí nghiệm Muon g-2 tại Fermilab củng cố dấu hiệu của Vật lý mới

Ngày 7/4/2021.​

Kết quả đầu tiên từ thí nghiệm Muon g-2 tại Fermilab củng cố dấu hiệu của Vật lý mới

Ngày 7/4/2021​

Nguồn: https://news.fnal.gov/2021/04/first...xperiment-strengthen-evidence-of-new-physics/

Kết quả được mong đợi từ lâu của thí nghiệm Muon g-2 tại Phòng thí nghiệm quốc gia về máy gia tốc Fermi, thuộc Bộ Năng lượng, Mỹ (Fermilab) cho thấy hạt cơ bản có tên gọi là muon hành xử khác với dự đoán từ lý thuyết tốt nhất (hiện có) của các nhà khoa học, Mô Hình Chuẩn của vật lý hạt. Kết quả quan trọng này, với độ chính xác cao nhất từ trước tới nay, xác nhận sự khác nhau giữa lý thuyết và thực nghiệm được ghi nhận từ 2 thập kỷ trước. Bằng chứng thuyết phục về việc muon vận hành khác với tính toán của Mô Hình Chuẩn hé mở Vật lý mới rất đáng chú ý. Muon giống như là một cửa sổ cho phép nhìn vào thế giới hạ phân tử (mà chúng ta quen thuộc) và có thể tương tác với những hạt hoặc lực chưa được khám phá.
"Hôm này là một ngày rất đặc biệt, được chờ đợi từ lâu, không chỉ bởi chúng tôi (thành viên thí nghiệm Muon g-2) mà còn từ cả cộng đồng vật lý”, - Graziano Venanzoni, nhà vật lý ở Viện Nghiên cứu vật lý hạt nhân Italy (INFN) và là người đồng phát ngôn của thí nghiệm Muon g-2 - “Kết quả tuyệt vời này có được là nhờ sự đóng góp vô cùng quan trọng của những nhà nghiên cứu trẻ, tài năng, đầy ý tưởng và nhiệt huyết.”

17-0188-17.jpeg

Ảnh: Toàn cảnh thí nghiệm g-2.Thiết bị quan trọng nhất của thí nghiệm là một vòng nam châm siêu dẫn đường kính 17 m (phần hình vòng màu xanh), được đặt giữa các thiết bị điện tử, ống dẫn chùm tia muon, và các thiết bị khác. Thí nghiệm tuyệt vời này hoạt động ở nhiệt độ -269 độ C, dùng để nghiên cứu chuyển động tiến động của muon trong từ trường. (chụp bởi Reidar Hahn, Fermilab)​

Hạt muon nặng hơn người em của nó, hạt electron, khoảng 200 lần. Muon có tương đối nhiều trong tự nhiên khi các tia vũ trụ va chạm với bầu khí quyển của Trái đất, nhưng máy gia tốc ở Fermilab có thể tạo ra chúng với số lượng lớn hơn nhiều lần. Tương tự như electron, muon hành xử như có một nam châm nhỏ nội tại. Khi đặt trong một từ trường mạnh, trục của nam châm này sẽ có chuyển động tiến động (tuế sai), tương tự như trục quay của một con quay hay con quay hồi chuyển. Cường độ của nam châm nội tại sẽ quyết định tốc độ tiến động của muon trong từ trường ngoài, và nó được đặc trưng bởi hệ số g như các nhà vật lý thường gọi. Hệ số g này có thể được tính toán với độ chính xác rất cao.
Khi muon chuyển động trong từ trường của nam châm siêu dẫn của thí nghiệm Muon g-2, chúng tương tác với các bọt lượng tử (các hạt cơ bản được sinh ra và tiêu huỷ trong khoảng thời gian rất ngắn). Sự tương tác này ảnh hưởng đến hệ số g, làm cho tốc độ tiến động tăng lên hoặc giảm đi một lượng rất nhỏ. Mô Hình Chuẩn tính toán rất chính xác sự sai lệch này (còn gọi là mômen từ dị thường). Tuy nhiên, nếu như bọt lượng tử chứa các hạt hoặc lực chưa được tính đến trong Mô Hình Chuẩn thì hệ số g có thể sai lệch so với tiên đoán từ mô hình lý thuyết được chấp nhận rộng rãi này.
“Đại lượng chúng tôi đo đạc phản ánh đầy đủ các tương tác của muon với tất cả các hạt khác trong vũ trụ. Nhưng khi các nhà lý thuyết sử dụng tất cả các hạt và lực đã được biết đến trong Mô Hình Chuẩn để tính toán đại lượng này, kết quả thu được lại khác với thực nghiệm,” - Renee Fatemi, nhà vật lý ở Đại học Kentucky và là người phụ trách mô phỏng trong thí nghiệm Muon g-2 cho biết - “Đây là một bằng chứng thuyết phục rằng muon nhạy với hạt hoặc lực không có trong lý thuyết tốt nhất của chúng ta (Mô Hình Chuẩn của Vật lý hạt).”
Một thí nghiệm trước đó ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (thuộc Bộ Năng lượng, Mỹ) kết thúc năm 2001, đã chỉ ra những dấu hiệu rằng muon hành xử khác với dự đoán của Mô Hình Chuẩn. Kết quả mới của Thí nghiệm Muon g-2 ở Fermilab, được đo với độ chính xác lớn nhất từ trước tới nay, phù hợp với kết quả trước đó ở Brookhaven, nhưng khác biệt đáng kể so với tính toán lý thuyết.


  • Hệ số g theo tính toán lý thuyết​

    2.00233183620(86)​

    và mômen từ dị thường là

    0.00116591810(43)​



  • Kết quả từ thực nghiệm được công bố bởi Muon g-2 hôm nay​

    2.00233184122(82)​

    và mômen từ dị thường là

    0.00116592061(41)​

(Sai số của phép đo được đặt trong dấu ngoặc đơn.)


Kết quả kết hợp từ hai thí nghiệm ở Fermilab và Brookhaven cho hệ số g lệch 4.2 lần độ lệch chuẩn thống kê so với giá trị được tính toán lý thuyết, nhỏ hơn một chút so với ngưỡng 5 lần độ lệch chuẩn thống kê cần thiết để công bố đây là khám phá mới, nhưng vẫn là một bằng chứng có sức thuyết phục về Vật lý mới. Xác suất mà kết quả đo này có thể đến từ sự thăng giáng thống kê ngẫu nhiên là 1 trong 40000.

Muon-g-2-results-plot-1024x768.jpg

Kết quả đầu tiên từ Thí nghiệm Muon g-2 ở Fermilab xác nhận kết quả của thí nghiệm ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven 20 năm trước. Cùng với nhau, hai kết quả này cho thấy bằng chứng thuyết phục về việc muon hành xử khác biệt so với dự đoán của Mô Hình Chuẩn. (Cung cấp bởi Ryan Postel, Fermilab/Muon g-2)​

Thí nghiệm ở Fermilab sử dụng lại thiết bị chính trong thí nghiệm ở Brookhaven, nam châm vòng siêu dẫn với đường kính 17 mét. Vào năm 2013, nam châm này được vận chuyển trên quãng đường dài hơn 5000 km từ Long Island (New York) đến ngoại ô Chicago, nơi mà các nhà khoa học có thể tận dụng máy gia tốc của Fermilab để tạo ra chùm tia muon với cường độ mạnh nhất nước Mỹ. Trong vòng 4 năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã lắp ráp các phần của thí nghiệm: tinh chỉnh và hiệu chuẩn một từ trường cực kỳ đồng nhất; phát triển các kỹ thuật mới, thiết bị mới và mô phỏng mới; và kiểm tra toàn bộ hệ thống một cách kỹ lưỡng.

13-0244-07D.jpg

Ảnh: Hàng ngàn người chào đón nam châm của Thí nghiệm Muon g-2 đến Fermilab vào năm 2013. ( chụp bởi Reidar Hahn, Fermilab)​

Thí nghiệm Muon g-2 bắn một chùm các hạt muon vào trong nam châm vòng, nơi mà chúng sẽ chuyển động tuần hoàn hàng ngàn vòng với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng. Các máy đo đặt xung quanh nam châm vòng cho phép các nhà khoa học xác định tốc độ tiến động của các muon. Trong năm hoạt động đầu tiên (2018), thí nghiệm ở Fermilab thu thập nhiều dữ liệu hơn tất cả các thí nghiệm đo hệ số g của muon trước đó cộng lại. Với hơn 200 nhà khoa học từ 35 trường, viện nghiên cứu thuộc 7 quốc gia, thí nghiệm Muon g-2 đã hoàn thành việc phân tích chuyển động của hơn 8 tỷ muon trong khoảng thời gian vận hành đầu tiên.
“20 năm đã qua từ sau khi thí nghiệm ở Brookhaven kết thúc, tôi thấy rất phấn khởi khi cuối cùng bí ẩn này được giải đáp.” - Chris Polly, nhà khoa học ở Fermilab, đồng thời là người đồng phát ngôn của thí nghiệm. Ông từng là sinh viên sau đại học làm việc trong thí nghiệm ở Brookhaven.
Dữ liệu thu thập trong quãng thời gian vận hành thứ hai và thứ ba đang được phân tích. Quãng vận hành thứ tư đang diễn ra, và quãng vận hành thứ năm đã được lên kế hoạch. Tổ hợp kết quả của cả năm quãng sẽ cho kết quả chính xác hơn nữa về chuyển động tiến động của muon, đi đến kết luận với độ tin cậy lớn hơn nữa về việc liệu có Vật lý mới ẩn giấu trong bọt lượng tử. Polly nói - “Chúng tôi mới phân tích xong 6% trên tổng dữ liệu sẽ được thu thập bởi thí nghiệm này. Mặc dù kết quả đầu tiên này cho thấy khác biệt rất đáng chú ý so với Mô Hình Chuẩn, chúng tôi sẽ biết nhiều hơn nữa trong vòng một vài năm tới.”
“Xác định một cách chính xác hành xử của muon là một thành quả xuất sắc, sẽ dẫn đường cho cuộc tìm kiếm Vật lý mới ngoài Mô Hình Chuẩn trong nhiều năm tới,”
- Phó giám đốc nghiên cứu của Fermilab Joe Lykken nói - “Đây là một thời kỳ lý thú cho nghiên cứu Vật lý hạt, và Fermilab đang ở tuyến đầu cho những nghiên cứu này
Bài này khá hay và trình bày dễ hiểu nên mình post vào đây để ai quan tâm có thể đọc.

Đối với ai không chuyên (thiệt ra mình cũng không chuyên) thì mình sẽ tóm tắt cho dễ hiểu, để thấy được vì sao thí nghiệm này có thể khiến SGK vật lý phải viết lại.

Hạt muyon là một hạt cơ bản ( nhóm lepton, anh chị của electron), hạt muon này hành xử như có một nam châm nội tại (tức là có một trục bắc-nam). Khi đặt muon vào một từ trường mạnh, nó sẽ có chuyển động tuế sai (nôm na giống chuyển động con quay có cái trục nghiêng tới nghiêng lui). Giờ các nhà vật lý ở Fermilab cho muon vào một đường dẫn có từ trường cực mạnh, nó sẽ quay như trên. Nhưng do hạt muon tương tác với các bọt lượng tử (nôm na là việc sinh hủy hạt trong ống dẫn trong thời gian ngắn làm thay đổi cấu trúc không thời gian), nên muon sẽ dao động làm tốc độ tuế sai thay đổi một chút, độ thay đổi này tuân theo hằng số g.

Giờ rắc rối nằm ở chỗ, g này được tính rất rất chuẩn, thông qua một mô hình là mô hình chuẩn. Đây là mô hình lý thuyết được dùng để mô tả thế giới hạt hạ nguyên tử rất chính xác. Nó là thành tựu vĩ đại bậc nhất của Vật lý, trụ cột cho vật lý hiện đại.

Nhưng dữ liệu thực nghiệm tại Fermilab chỉ ra rằng g của thực nghiệm và lý thuyết không khớp nhau. Điều này ngụ ý rằng phải tồn tại một hạt mới chưa từng biết, hoặc đặc biệt hơn là tồn tại một tương tác chưa từng biết (ngoài 4 tương tác đã biết). Ngoài thí nghiệm này, còn có các thí nghiệm khác cũng đang khiến cho việc chứng minh lực thứ 5 này tồn tại.
Nếu được chứng thực, có thể đây là bước tiến dài trong việc trả lời những câu hỏi quan trọng còn bỏ ngỏ, đặc biệt là câu hỏi về năng lượng tối, và quá trình hình thành vũ trụ.
(P/s: bài lược dịch trong link mình lấy từ trang VietnamPhysics).
Đó là trang Facebook à bác ? :ops:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mẹ, bọn nó lại sắp phát hiện ra loại hạt mới hoặc 1 loại lực mới, rồi phát triển thành 1 loại vũ khí siêu mạnh mới. Trong khi chúng ta vẫn chật vật với những thứ từ thế kỷ trước. Cay thiệt!
 
Back
Top