Mức phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy sẽ tăng cao

Bộ Công.an đang lấy ý kiến dự thảo lần 2 nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, trong đó mức phạt cao nhất với cá nhân là 50 triệu đồng và tổ chức 100 triệu đồng.​


Mức phạt vi phạm PCCC sẽ tăng cao - Ảnh 1.
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chữa cháy tại một vụ cháy ở quận Cầu Giấy, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Báo cháy giả, cứu hộ giả bị phạt 5 - 10 triệu đồng​

Trong đó, các hành vi mang bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa sinh nhiệt vào nơi có quy định cấm liên quan đến phòng cháy chữa cháy sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng, tăng mạnh so với mức 100.000 - 300.000 đồng theo quy định tại nghị định 144/2021.

Với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy chữa cháy sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng, gấp nhiều lần so với mức phạt 300.000 - 500.000 đồng như hiện nay.

Cũng theo dự thảo, các hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những nơi có quy định cấm; hàn, cắt mà không có biện pháp phòng cháy chữa cháy theo quy định sẽ bị phạt 10 - 15 triệu đồng.

  • Mức phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy sẽ tăng cao - Ảnh 2.

Trường hợp để xảy ra cháy, mức phạt sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó người không tham gia chữa cháy, cứu hộ cứu nạn khi có khả năng, điều kiện cho phép sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.

Mức phạt 3-5 triệu đồng cũng được đề xuất cho lỗi không chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

Theo dự thảo, sẽ phạt 500.000 - 1 triệu đồng với hành vi tự ý vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền (quy định hiện hành phạt từ 100.000 - 300.000 đồng).

Mức 10 - 15 triệu đồng với hành vi lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy. Mức 15 - 25 triệu đồng áp dụng với hành vi cản trở lực lượng, phương tiện chữa cháy (hiện hành 5 - 10 triệu đồng).

Mức phạt lên tới 30 - 40 triệu đồng với hành vi không thực hiện hoặc không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy; làm mất tác dụng của đường giao thông dành cho chữa cháy (hiện nay là 5 - 10 triệu đồng).


Với hành vi báo cháy giả, báo tình huống cần phải cứu nạn cứu hộ giả, mức phạt là 5 - 10 triệu đồng (trong khi mức phạt đang áp dụng là 4-6 triệu đồng với cá nhân, với tổ chức là 8 - 12 triệu đồng).

Góp phần nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy​

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Hà Nội) bày tỏ đồng tình với việc đề xuất nâng các mức xử phạt về vi phạm phòng cháy chữa cháy của Bộ Công.an khi cho rằng thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn, nhất là ở các đô thị lớn, liên quan nhà hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà ở kết hợp kinh doanh... gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản.

"Mặc dù các cơ quan chức năng đã tập trung tuyên truyền, giáo dục, xử lý gắt gao nhưng việc thực hiện có những nơi vẫn còn hạn chế. Vì vậy việc Bộ Công.an nâng mức xử phạt là cần thiết nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân", ông Cừ nêu.

Với đề xuất nâng mức phạt tiền như dự thảo liên quan đến lắp đặt, quản lý và sử dụng điện, PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nguyên phó hiệu trưởng Trường đại học phòng cháy chữa cháy, nhận định việc này sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân liên quan phòng cháy chữa cháy về điện.

Ông Xiêm dẫn chứng thực tế vừa qua riêng tại Hà Nội đã xảy ra một số vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng có nguyên nhân xuất phát từ chập điện.

Điển hình như vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết ở phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) hay vụ cháy khiến 14 người chết ở Trung Hòa (quận Cầu Giấy) có nguyên nhân do chập mạch điện tại khu vực đầu xe máy điện...

Do vậy việc dự thảo bổ sung quy định phải có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà và nếu không có sẽ bị xử phạt nặng là cần thiết.

Với mức phạt nghiêm khắc sẽ tác động đến nhận thức của chủ nhà và chủ cơ sở kinh doanh, nâng cao ý thức chấp hành phòng cháy chữa cháy nhằm giúp ngăn ngừa từ sớm từ xa, hạn chế rủi ro tiềm ẩn.

"Tuy nhiên trước khi xử phạt, điều quan trọng nhất là cơ quan chức năng phải hướng dẫn rất cụ thể cho người dân về giải pháp ngăn cháy này sẽ thực hiện như thế nào, khu vực ngăn riêng nếu có sẽ ra sao, sử dụng vật liệu gì để ngăn cháy", ông Xiêm nêu.

Sẽ phạt tới 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy với khu vực sạc điện​

Mức phạt tiền đối với một số vi phạm về phòng cháy chữa cháy trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện được đề xuất tăng gấp nhiều lần.

Theo dự thảo, phạt 6-8 triệu đồng với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy (cao hơn nhiều so với mức 2-5 triệu đồng hiện nay).

Phạt 10 - 15 triệu đồng (hiện hành 5 - 10 triệu đồng) với hành vi sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; không bảo đảm hệ thống điện phục vụ phòng cháy chữa cháy. Phạt 25 - 30 triệu đồng với hành vi không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy chữa cháy.
 
Cách làm dân trí cao :
  • Giáo dục thế hệ mới với ngân sách lớn và có quy trình: ❌
  • Phạt: ✅
 
Khi nào thì đến tham nhũng à quên D ta luôn trong sạch vững mạnh thì làm gì có tham nhũng :shame:
 
lần này chịu khó lấy ý kiến dự thảo nhỉ, kg đánh úp như nhất lộc phát. Nhưng mà lấy làm gì, ai trái ý thì là phản động, còn lại thì cứ ban hành đạp lên dân chúng thôi, giờ thì còn sợ gì nữa
 
Đề xuất làm án tù 1-10 ngày ko ghi án tích chứ tiền thì đào đâu ra nhiều thế.
tù thì phải bỏ tiền ra nuôi anh, cứ tiền tươi thóc thật mà giã thôi, ko trả tính lãi 0.05 1 ngày, càng ngâm càng chết với chúng loá
 

Thread statistics

Created
Premier League,
Last reply from
Verylove2,
Replies
26
Views
1,848
Back
Top