'Muốn có khách, đường sắt phải bán cái thị trường cần, cải thiện dịch vụ'

Build Back Better

Senior Member
Năm 2022, doanh thu hợp nhất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đạt hơn 7.700 tỉ đồng, cao hơn kế hoạch năm, giảm lỗ gần 400 tỉ đồng so với năm 2021.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh 2022 của VNR công bố chiều nay 5.1, năm 2022 doanh thu hợp nhất của ngành đạt 7.718,2 tỉ đồng (bằng 113,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 115,8% kế hoạch năm), giảm lỗ khoảng 400 tỉ đồng so với năm 2021.
'Muốn có khách, đường sắt phải bán cái thị trường cần, cải thiện dịch vụ' - ảnh 1
Muốn thu hút khách, đường sắt phải bán cái thị trường cần, cải thiện chất lượng dịch vụ
T.N
Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách đường sắt đã phục hồi sau dịch Covid-19 và tăng cao, nhưng vẫn chưa đạt được mức như thời điểm trước khi có dịch năm 2019.
Các đường bay quốc tế chưa mở lại hết, dẫn đến các hãng hàng không tập trung khai thác các đường bay nội địa giá rẻ để thu hút khách hàng. Điều này khiến sản lượng vận tải hành khách của đường sắt chưa thể phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Bên cạnh đó, giá nhiên liệu tăng cao cũng gây nhiều khó khăn cho Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn trong việc duy trì giá cước cạnh tranh, cân đối chi phí sản xuất, kinh doanh.
Về mục tiêu 2023, VNR cho biết sẽ triển khai thực hiện theo tiến độ phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc để tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người lao động cũng như công tác tổ chức sản xuất.
Trên cơ sở này, VNR phấn đấu không lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Tuy nhiên, do phải bù đắp các khoản lỗ dự kiến từ các khoản chi không phát sinh doanh thu nên sẽ vẫn lỗ 55 tỉ đồng; phấn đấu đảm bảo tỷ lệ tàu khách đi đúng giờ đạt 99%, đến đúng giờ 77% trở lên.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR cho biết, VNR sẽ tập trung phát triển các tàu khách khu đoạn (đường ngắn), đầu tư chất lượng phương tiện, nâng cao các dịch vụ phục vụ, có sự gắn kết giữa trên tàu với dưới ga; tăng cường liên kết với các công ty du lịch; tăng cường vận tải container, vận tải liên vận quốc tế và tích cực tham gia vào chuỗi logistics; nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tàu chuyên tuyến, tàu container Bắc - Nam, container lạnh...
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, ngành đường sắt cần xác định 3 trụ cột gồm: kết cấu hạ tầng (các đơn vị bảo trì, quản lý hạ tầng), vận tải (cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá) và công nghiệp cơ khí đường sắt.

https://thanhnien.vn/muon-co-khach-...truong-can-cai-thien-dich-vu-post1539316.html
 
Back
Top