‘Nữ tử vô tài tiện thị đức’ – Phụ nữ không tài mới là đức?
Khi người xưa đưa ra câu nói này, chữ “vô” được nói đến thật ra là một động từ, ý là “vốn có mà xem như không”. Vì vậy, “vô tài” thật ra có nghĩa là “vốn dĩ có tài, nhưng trong lòng lại xem như không có”, hàm ý diễn đạt một thái độ khiêm tốn.
Cũng có nghĩa là: Phụ nữ có thể có tài năng, nhưng đồng thời có thể hạ thấp cái tôi, không khoe khoang, không thể hiện thì đó mới là đức hạnh lớn nhất của người phụ nữ. Ngoài ra, câu nói này vẫn còn nửa câu trên: Nam tử hữu đức tiện thị tài (đàn ông có đức mới là tài).
Ý của câu này là: Đàn ông phải lấy đức hạnh làm trọng, tài cán là để bổ trợ, chứ không có nghĩa là khuyên đàn ông không xem trọng tài cán. Tương tự như vậy, “nữ tử vô tài tiện thị đức” cũng vẫn là khuyên phụ nữ phải lấy đức hạnh làm trọng, chứ không có ý khinh thường nữ giới.
Vì vậy, bất luận là “đàn ông có đức mới là tài” hay là “phụ nữ không tài mới là đức”, thật ra đều là đang giáo dục chúng ta phải chú trọng phẩm đức của bản thân...