NAS DAILY – Sự giả tạo của một blogger lươn lẹo

Englu

Member
NAS DAILY – SỰ GIẢ TẠO CỦA MỘT BLOGGER LƯƠN LẸO
.__________
1598244034223.png


Nas Daily là một trang vlogger (video + blogger) nổi tiếng toàn cầu với hàng chục triệu lượt follow, do chàng trai Israel tên là Nuseir Yassin làm chủ.. Ở Việt Nam, Nas cũng có một lượng fan hùng hậu, và đặc biệt khi anh chàng này tới Việt Nam làm loạt video review về mảnh đất chữ S, Nas càng được nhiều người Việt Nam biết tới hơn nữa.

Tuy nhiên, trong mắt tôi thì Nas - Nuseir Yassin là môt blogger tuy có thừa về tài năng nhưng còn thiếu về đạo đức.

Tất nhiên, đây là một đánh giá chủ quan của tôi qua loạt những video mà Nas từng sản xuất, có thể tôi hiểu nhầm anh chàng khi mà biết đâu còn có ẩn tình nào đó đằng sau những video ấy.

Bài toán đưa ra là 1 + 1 = ?, nếu một đứa trẻ trả lời sai thì đó là chuyện có thể cảm thông được, nhưng một khi tiến sĩ toán học trả lời sai với đáp án, hoặc anh ta dối trá hoặc là có ẩn tình gì đó. Vậy nên, chuyện “vô tình hay hữu ý” có rất nhiều lỗi ngụy biện xuất hiện trong các video của Nas khiến tôi có cảm giác: Nas là một kẻ dối trá, thậm chí là đạo đức giả.

Đơn giản, anh ta đủ thông minh và nhận thức để đánh giá đúng vấn đề. Nhưng không, anh ta đã không làm vậy, đã không thành thật với chính mình!

Nas từng làm rất nhiều video, tôi nghĩ anh ta sử dụng thủ thuật “7 thực 3 hư”, và trong số đó có nhiều video đúng song cũng không ít video dối trá. Và các phương thức ngụy biện chủ yếu mà Nas dùng để thuyết phục độc giả đó chính là: So sánh không tương xứng, Dùng sai hệ quy chiếu, đánh tráo khái niệm và thủ thuật một nửa sự thật.

- Bạn có thể hiểu so sánh không tương xứng kiểu thế này, tức là khi một ai đó nhập nhằng định nghĩa để rồi bất ngờ kết luận. Kiểu như việc để chỉ một người ngu (người ta hoàn toàn không thèm quan tâm ngu là gì), họ so sánh bạn với A.Einstein, S.Hawking … rồi kết luận bạn ngu. Cũng như khi tài sản của bạn kém Bill Gates, Phạm Nhật Vượng hay đơn giản một triệu phú nào đấy rồi kết luận bạn đói nghèo.

- Dùng sai hệ quy chiếu tức là kiểu như thế này: Bạn mang quan điểm cá nhân lên để phán xét người khác, áp dụng phong tục luật lệ của vùng miền này để nhận xét nước khác mà hoàn toàn ko xét tới giá trị lịch sử cũng như các nhận định/quan điểm đạo đức. Kiểu như bên Đài Loan cấm ăn thịt chó, thì người Việt Nam nào còn ăn thịt chó là lũ man rợ.

- Đánh tráo khái niệm, tức là bạn mang những sự việc/hiện tượng có liên quan nhưng khác bản chất để đồng nhất với nhau. Hoặc là đôi khi nó là những khái niệm xuyên tạc, bịa đặt được tuyên truyền lặp đi, lặp lại thì sẽ trở thành sự thật, lâu dần người đọc sẽ không còn thiết tha kiểm chứng tính logic của thông tin bởi “nghe nó quen quen”. Biến không thành có, biến thiện thành ác, xâu chuỗi những hiện tượng đơn lẻ để vu khống thành bản chất chính là như thế.

- Một nửa sự thật, tức là chỉ khơi gợi lên những vấn đề có lợi cho việc định hướng tư duy, những giá trị cốt lõi hoặc bản chất của sự việc đã âm thầm (cố tình) được che giấu. Ví dụ như bạn được bà mối giới thiệu cho một anh đẹp trai, sành điệu, giầu có, lịch thiệp … nhưng mỗi chuyện anh ta không thích con gái thì bà ta không nói đến. Đó chính là một nửa sự thật.

Nhưng tại sao video Nas lại được đông đảo người ủng hộ như thế. Xin thưa, trước hết là bởi chúng thuộc dạng video “truyền cảm hứng”, tương tự như những cuôn sách self help vậy. Nó sẽ nêu những bí mật mà có vẻ chúng ta chưa biết, chỉ cho độc giả biết nên làm gì, cho họ những lời khuyên. Dĩ nhiên, sự tích cực mà chúng mang lại là không thể phủ nhận, nhưng một khi sự ngụy biện và gian dối được lồng ghép vào đó mà mang mục đích xấu, thì nó là sự lươn lẹo và giả tạo.

Bạn không tin tôi ư? Ok, let’s go. Chúng ta hãy đi xem Nas đã từng làm gì và nói gì qua một vài video nhé!

1. Chùm video review về Nam – Bắc Triều Tiên.

Đầu tiên là ta xét về video của Nas Daily Tiếng Việt, anh ta review về đất nước Triều Tiên. Lâu lâu anh ta lại reup một lần, lần gần nhất là đạt được hàng trăm ngàn like và hàng chục ngàn lượt share với bình luận - một con số cực kỳ ấn tượng.

Nói thật, xem xong video tôi không ưa nổi dù trước đó Nas cũng có vài video bổ ích. Cảm giác nó phiến diện, không mang tính khái quát và nói đúng vào bản chất vấn đề. Quan điểm cá nhân, video này không có cái nhìn đa chiều; và nó mang tính chất định hướng người xem với những keyword như sau

- Đất nước tệ nhất thế giới: Biệt lập, nguy hiểm và hà khắc nhất thế giới. Triều Tiên không phải nơi để đùa.

- Đây là một nhà tù khổng lồ. Ở trong đất nước này bạn sẽ thấy sự nghèo khó tột cùng và sự cô lập hoàn toàn.

- Không có một chút tự do nào. Không wifi, không facebook.

- Bất kể chính phủ cố gắng che giấu như thế nào thì Triều Tiên vẫn rất nghèo. Trên đường cao tốc rất ít xe vì người dân không đủ tiền mua xe ô tô

- Triều Tiên ảo tưởng về sức mạnh quân sự, quân đội cũng như hình tượng lãnh đạo có mặt ở khắp mọi nơi.

- Sau khi rời khỏi Triều Tiên, mình (Nas) đã khóc cho người dân ở nơi đây. Chẳng có giải pháp nào cho người dân Triều Tiên. Đất nước này sẽ, đang và mãi là một nhà tù.

Tôi từng có một bài viết khá dài về vấn đề này, về những lập luận của anh Nas. Nói chung, trong video này Nas sử dụng kiểu ngụy biện chính đó chính là: So sánh không tương xứng và đánh tráo khái niệm.

Ta hãy thử nhìn thẳng vào bản chất vấn đề. Tại sao Triều Tiên gặp nhiều vấn đề như vậy? Họ thích cách ly mình ra khỏi thế giới, ngăn cấm giao du với bên ngoài sao? Đơn giản, bởi Triều Tiên đang trong chế độ thời chiến và họ bị Mỹ và đồng minh phương Tây bủa vây cấm vận mọi thứ.

Nas đã so sánh không tương xứng, khi không có quy chuẩn nghèo đói và hà khắc cụ thể là như thế nào. Rõ ràng, việc so sánh nước nào đó kém Mỹ và các cường quốc rồi kết luận họ nghèo là sự phi lý. Kể cả có nghèo thật, vậy phải suy xét rằng bản chất do chế độ hay là do sự bủa vây kìm kẹp từ bên ngoài, do thế lực thù địch ban phát.

Ấy tức anh ta chủ định khen ai, sẽ chỉ nhìn vào những thứ đẹp đẽ hoặc tự nâng tầm nó lên thành chuẩn mực. Ngược lại, anh ta muốn chê ai sẽ bới bèo ra bọ, hoặc cố tình đặt điều gian dối. Đó là sự lươn lẹo!

Thứ hai, đó là đánh tráo khái niệm, hoặc chí ít Nas mang chuần của chính anh ta ra để đánh giá về một đất nước hòa hảo và an toàn như Triều Tiên. Không wifi, không facebook là mất tự do? Kiểm soát tôn giáo là đàn áp về nhân quyền? Ít ô tô trên cao tốc là nghèo? Biệt lập là độc ác? Phát triển mạnh về quân sự tức là yếu kém về kinh tế?

Không, đó chính là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cần nhìn vào tình hình trật tự và sự ổn định của Triều Tiên, nụ cười và sự thân thiện của người dân Triều Tiên. Bất chấp sự bao vây cấm vận và phá hoại từ Mỹ, Triều Tiên đã và đang là một trong những quốc gia đang hiện đại hóa thần tốc. dân Việt Nam ta có câu: Nhìn lên không bằng ai nhưng cúi xuống hơn vô số đứa. Có thể Triều Tiên hiện tại còn thua sút so với nhiều nước khác, song Triều Tiên giàu có hơn phần lớn nước ở châu Phi - những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Triều Tiên an bình hơn tất cả những đất nước (đã từng giầu có) nhưng giờ đang chìm trong chiến tranh loạn lạc và khủng hoảng triền miên - những nạn nhân của Đế quốc Mỹ.

Nói Triều Tiên biệt lập thì đúng, nhưng nói Triều Tiên nguy hiểm là sai, sai vô cùng. Ngược lại, Triều Tiên là một trong những nước có an ninh tốt nhất thế giới. Các bạn nói xem, một đất nước có nền quân sự vững mạnh và hoàn toàn tự chủ, có thể nuốt gọn Hàn Quốc trong vài nốt nhạc (nếu không có sự can thiệp của Mỹ) lại là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu và “nhà tù khổng lồ” được hay sao?

Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba nói về đời sống xã hội bên trong một đất nước Triều Tiên bị cấm vận, khép kín:

“Đúng là nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ. Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều kinh ngạc: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy... Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ. Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc phòng của họ... Tôi nghĩ ở đây có vấn đề về thông tin. Chẳng hạn như có 100 thông tin, hình ảnh đăng tải trên thế giới về Triều Tiên thì có đến 80% là từ báo chí phương Tây, hay các nước mà Triều Tiên gọi là thù địch, tức chỉ nói xấu, hay không có thì dựng ra là có. Bản thân Triều Tiên cũng ít đưa hình ảnh của mình ra ngoài, nên dễ dẫn đến bị nhìn nhận sai lệch. Riêng tôi thấy rằng cần bình tĩnh xem xét và đặt lại câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?” Trước khi đến, nhiều người cứ nghĩ Triều Tiên là quốc gia vô cùng khốn khổ, người dân thì hiếu chiến, nhưng đó là bởi họ chưa trực tiếp tham quan Triều Tiên. “Trăm nghe không bằng một thấy”, nếu tiếp nhận thông tin qua nguồn gián tiếp, sự sai lệch sẽ rất nhiều.”

Nên nhớ, Triều Tiên đã công nghiệp hoá nông nghiệp từ những năm 60 của thế kỉ trước. Những năm gần đây bị cấm vận ngặt nghèo, một năm chỉ được nhập 2 triệu tấn dầu, nên máy móc nông nghiệp không đủ nhiên liệu chạy. Không có dầu chạy máy thì làm tay cũng được chả sao. Triều Tiên họ chưa tự chủ được lương thực là do thiếu đất canh tác, cả nước chỉ có khoảng 500 000 ha đất trồng ngũ cốc thôi, các nước vùng Đông Bắc Á đều thế cả.

Các anh Tây luôn tuyên truyền rằng "Triều Tiên thiếu lương thực là do nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp". Luận điệu này hoàn toàn sai trái để bao biện cho cái trò cấm vận bỉ ổi của Tây. Bù lại, phương tiện kỹ thuật và cơ giới hoa của Triều Tiên tiến bộ vượt bậc, họ chế tạo máy bay phỏng theo AN2, để phục vụ nông nghiệp, du lịch và cứu thương.

Thiếu lương thực, nhưng không thiếu thực phẩm. Báo chí chỉ đăng Triều Tiên thiếu lương thực thôi, chứ không bao giờ đăng Triều Tiên thừa hải hản. Đấy là cách làm truyền thông phiến diện 1 chiều để định hướng tẩy não.

Triều Tiên hai bên đều có biển, 5/9 tỉnh giáp biển. Hải sản đánh bắt và nuôi trồng rất nhiều, xuất khẩu trực tiếp sang các tỉnh đông bắc của Trung Quốc, có dân số gấp mấy lần Triều Tiên. Như tôi, tình nguyện ăn ít cơm đi để bù vào tôm cá cũng được mà.

Thế đấy, khái niệm nghèo thực ra nó cũng khá vô chừng các bạn ạ. Bấy lâu nay nhiều người trong chúng ta đang bị truyền thông Mỹ và phương Tây định hướng rằng: người Triều Tiên rất nghèo, dân chúng đói khát khổ sở, chính quyền nhà Kim độc tài và khát máu ... Láo toét, tất cả đều là thông tin bịa đặt hết.

Lý do duy nhất mà hòa bình tồn tại ở trên đất nước này, đó là Triều Tiên thực sự có vũ khí hạt nhân. Đó cũng là cái cách duy nhất để họ bảo vệ mình trước đế quốc Mỹ.

Câu hỏi đặt ra, lý do gì khiến Nas phải nói dối về Triều Tiên khi mà 99% dân số Triều Tiên sẽ không thể xem được video của Nas, càng không có cơ hội phản biện?

Ok, giờ tiếp theo là video Nas review về Hàn Quốc như là quốc gia đáng sống và tốt đẹp nhất (trước đây từng là video khen Singapore lên mây). Tôi sẽ không nói thêm về việc Nas review về Trung Quốc hay một thanh niên ở sân bay trước đó, phần này tôi chỉ nói về việc Nas review về Hàn Quốc việc đây là quốc gia đáng sống và thân thiện, “không hà khắc” với nhiều mỹ từ có cánh.

Nói các bạn nghe, cùng với Nhật Bản thì Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao kinh khủng khiếp. Đồng thời, đây là 2 quốc gia vô cùng hà khắc với phụ nữ, Hàn Quốc là một quốc gia cực kỳ “trọng nam khinh nữ”, đàn ông vô cùng gia trưởng. Nghe có vẻ lạ khi nền kinh tế thứ 4 Châu Á này với tư tưởng Âu Mỹ (bị Mỹ ảnh hưởng rất lớn) lại coi thường phái yếu đến vậy. Nhưng đó chính là sự thật. Hàn Quốc là một nước có tư tưởng trọng nam khinh nữ vô cùng nặng, có lẽ chỉ đứng sau Nhật Bản.

Những bộ phim tình cảm lãng mạn, những lối ứng xử lịch thiệp với nữ giới chỉ có trong phim hoặc mang tính hình thức. Quan điểm nữ giới ở nhà lo sinh con, nội trợ và sự thống trị của đàn ông đã ăn sâu vào tư tưởng người Hàn. Tính gia trưởng được thể hiện vô cùng rõ nhưng bị mọi người cố tình lờ đi. Trong các báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) gần đây đều cho thấy sự phân biệt giới tính cực nặng trong xã hội Hàn. Quốc gia này chỉ đứng thứ 115/149 về bình đẳng giới.

Bạn không tin ư? Sau đây là đoạn số liệu từ CafeF và Nhịp sống kinh tế, lẫn Bloomberg. Trích.

“Khảo sát của Viện tội phạm Hàn Quốc (KIC) năm 2018 cho thấy 79,7% đàn ông Hàn từng bạo hành thể xác, hay đánh người phụ nữ của mình khi mới trong giai đoạn hẹn hò.

Nghiên cứu khác của tờ The Korea Herald cũng cho thấy 71% nam giới Hàn kiểm soát đầy gia trưởng với bạn gái, vợ mình trong các hoạt động xã giao, thậm chí với cả bạn bè hay người thân của họ. Việc chồng, bạn trai gọi điện kiểm tra hay quản lý việc ăn mặc khi ra đường của người yêu, vợ là điều thường xuyên diễn ra tại Hàn Quốc.

Kinh khủng hơn, khoảng 37,9% đàn ông Hàn thừa nhận từng quấy rối tình dục với chính người yêu của mình, khoảng 36,6% bạo hành tinh thần, khoảng 23% thừa nhận từng đóng sập cửa vào mặt bạn gái và có đến 0,06% nam giới dám thừa nhận từng đánh bồ mình đến thâm tím hoặc để lại sẹo.

Tương tự, số liệu của Đường dây nóng trợ giúp phụ nữ Hàn Quốc (KWH) cho biết có khoảng 61,6% nữ giới nước này thừa nhận bị bạn trai đánh khi còn hẹn hò.” - Hết trích.

Trớ trêu thay, cảnh sát hầu như chẳng quan tâm đến những chuyện này. Tháng 7/2018, Hàn Quốc từng rúng động với đoạn clip một người bạn trai đánh tới tấp bạn gái mình và thậm chí truy đánh xuống tận phố. Vậy mà chẳng ai ra can ngăn, còn cảnh sát chỉ xử phạt nhẹ.

Pháp luật Hàn Quốc ít có xu hướng bảo vệ cho người phụ nữ. Tôi từng viết bài về Bạo hành ở Hàn, bạn gái có tên LH khi xem video lại cho hay: “Lấy chồng Hàn dẫu có bị đánh còn có pháp luật bảo vệ. Lấy chồng Việt Nam chồng nó có đánh chết thì người nhà chỉ còn nước mang xác về mà chôn.”

Một suy nghĩ phiến diện và ấu trĩ hết sức. Phải nói là xã hội Hàn Quốc và cả pháp luật nữa, chẳng mấy xu hướng bảo vệ quyền của người phụ nữ đâu.

Tôi nhắc cho các bạn nhớ, trong vụ bê bối hiếp dâm và môi giới gái mại dâm của JJY, có liên đới tới ngôi sao Seungri, vị CEO của câu lạc bộ “Burning Sun” đã hùng hồn tuyên bố nếu Seungri có tội thì mọi đàn ông Hàn Quốc cũng có tội. (update là sự vụ đã được giải quyết, Seungri vô tội, nhưng nó đã lột trần bản chất "văn hóa cưỡng hiếp" ở Hàn Quốc. Mới đây, lại là vụ Phòng chat thứ N)

Ở đất nước xứ Củ sâm, những vụ quay lén, phát tán clip sex, quấy rối tình dục, cưỡng hiếp… xảy ra nhan nhản ở Hàn Quốc nhưng chẳng có ai lên tiếng. Chế tài pháp lý của Hàn quy định khá mơ hồ về định nghĩa “hiếp dâm” trong khi xã hội Hàn lại lên án nạn nhân, coi họ là hư hỏng và cố tình để bị quay trộm, bị hiếp dâm như vậy.

Năm 2012, một sự việc chấn động Showbiz Hàn Quốc khi hai chị em Choi Jin Sil, Choi Jin Young, diễn viên phụ trong “Ước mơ vươn tới một ngôi sao” đã tự tử. Bi kịch của hai chị em nữ diễn viên phụ người Hàn khiến triệu người xót xa khi biết rằng cô chị đã bị hơn 10 người trong đoàn phim cưỡng bức, khiến cô rơi vào trầm cảm và cuối cùng phải tự vẫn.

Không lâu sau đó, người em vì quá tuyệt vọng và ân hận (bởi chính cô là người giới thiệu chị vào đoàn phim) cũng đã tự tử theo chị.

Ba năm sau sự ra đi của hai cô gái trẻ, người mẹ ruột mới đồng ý tham gia một chương trình truyền hình để tiết lộ sự thật. Bà nói rằng đã nhiều lần kiện những kẻ liên quan tới cái chết của con gái nhưng rút cục chỉ nhận được kết quả là con số 0. Thậm chí ngay cả khi có hơn 10.000 người ký tên ủng hộ việc tái điều tra vũ cưỡng bức tập thể, vẫn không có một phiên tòa nào xét xử lại.

Đơn giản, ở Hàn Quốc có tiền có quyền có thể “một tay che trời”, và đáng bi kịch hơn, chương trình truyền hình tiết lộ sự thật kia mục đích cũng chỉ để câu view chứ không hề có động thái tích cực trong việc đòi lại công bằng cho những cô gái trẻ.

Có một điều đáng phẫn nộ, đó là dù nạo phá thai được cho phép tại Hàn Quốc khi nữ giới là nạn nhân bị hiếp dâm, chưa đủ tuổi thành hôn hay mắc các bệnh di truyền, nhưng phụ nữ lại cần phải có sự đồng ý của “đối tác” hay người bảo hộ để thực hiện nạo thai.

Nghe có vẻ rất ghê tởm và kỳ quặc, nhưng trong bất cứ xung đột nào, nếu không có bằng chứng rõ ràng, phụ nữ Hàn thường bị xã hội lên án trước. Mặc dù tư tưởng này đã suy giảm thời gian gần đây nhờ phong trào #MeToo nhưng vị thế của đàn ông và tính gia trưởng vẫn còn tồn tại.

Chỉ có điều khó hiểu, trong mắt các thiếu nữ Việt Nam thì đất nước Hàn Quốc vẫn rất long lanh, đàn ông Hàn Quốc vẫn cứ manly và văn minh lắm lắm.

Tại Việt Nam, học hành chỉ là một trong những con đường đi đến thành công nhưng ở Hàn Quốc, đó lại mang ý nghĩa sống còn với cả đời người. Ngay cả khi đã có việc làm, người Hàn vẫn ép bản thân học đến…chết.

Trong bộ phim “Ký sinh trùng” (Parasite), nhiều người có lẽ thắc mắc khi việc thuê gia sư lại quan trọng và tốn nhiều tiền như vậy. Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể văn hóa giáo dục nói chung và kỳ thi xét duyệt tư cách vào đại học (Suneung) nói riêng, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh về một cuộc sống chả khác gì nhà tù ở Hàn Quốc.

Điều trớ trêu là các công ty hiện nay tuyển nhân viên dựa trên họ học trường nào, rồi các tập đoàn cất nhắc nhân viên dựa trên mối quan hệ hơn là tài năng. Bởi vậy, vào được một trường đại học tốt sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp giới trẻ sau này.
 
Với tầm quan trọng đó, học sinh Hàn ôn thi cho Suneung từ rất sớm, vào tầm 13-14 tuổi. Không chỉ học chính quy, họ còn tham dự các lớp học thêm trong khi giới nhà giàu tuyển những gia sư đắt tiền để kèm cặp.

Năm 2015, chính phủ Hàn Quốc ước tính ngành dịch vụ gia sư có tổng giá trị lên đến 20 tỷ USD và dù bị cho là không xứng đáng với số tiền bỏ ra nhưng các phụ huynh vẫn cố cho con học thêm. Thông thường khoảng 25% thu nhập của các bậc cha mẹ Hàn là dùng để lo tiền học cho con. Hệ quả tất yếu là các em nhỏ Hàn Quốc phải dành 16 tiếng mỗi ngày để học, chưa kể thời gian làm bài tập ở nhà.

Nhưng như thế chưa phải là tuyệt vọng. Số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Hàn Quốc từ 25-34 tuổi đạt mức cao nhất trong 19 năm qua. Cá biệt trong 3 năm vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Hàn đã tăng mạnh, nhất là với những lao động có bằng đại học.

Nếu tính những người trong độ tuổi 15-29, tỷ lệ thất nghiệp đạt tới 11,6%, cao hơn rất nhiều so với mức 9% tại Mỹ. Trong số những sinh viên mới tốt nghiệp hay lao động bán thời gian để thi công chức, cứ 4 người thì có 1 người thất nghiệp hoàn toàn và phải từ bỏ.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hàng loạt doanh nghiệp nhỏ hạn chế hoặc ngừng tuyển nhân viên mới trước chi phí ngày càng tăng. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc chưa là gì so với các nền kinh tế tại Châu Âu nhưng nếu xem xét trình độ học vấn của những người thất nghiệp, có lẽ bạn sẽ sốc. Số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy 69% bạn trẻ Hàn trong độ tuổi 25-34 có bằng đại học vào năm 2015 nhưng 1/3 số người thất nghiệp cùng năm lại là cử nhân.

Vậy nên, không gì khó hiểu khi tỷ lệ tự tử do áp lực của người Hàn Quốc cao gấp mấy chục lần Việt Nam, và chỉ chịu đứng sau Nhật Bản.

Haha, cuối video về Hàn Quốc, Nas có lời khuyên nhân dân Triều Tiên nên biểu tình ôn hòa – còn ôn hòa như nào có Chúa mới biết. Đáng tiếc, video này cũng sẽ không đến được với người Triều Tiên đâu.

2. Chùm video review về Việt Nam.

Thật ra, điều đầu tiên tôi muốn nói là cảm kích Nas vì anh ta đã không hề nói xấu và bịa chuyện về Việt Nam, như cái cách anh ta đã làm trước đó với Triều Tiên. Người ta đến nhà mình chơi, họ khen mình, trước tiên phải lịch sự cảm ơn họ đã. Suy xét động cơ/mục đích thật sự của lời khen đó như thế nào đó là chuyện sau đó.

Ấy tức tôi khá cảm kích về hành động của Nas về ý nghĩa nó hướng tới sự tích cực, nhưng thực sự không đánh giá cao điều này. Và đặc biệt, video thứ 4 về: Sức mạnh của đồ chay tại Việt Nam, tôi buồn cười lắm.

Tại sao ư? Xin phân tích vài lý do dưới góc độ logic về: Mục đích - Hành động - Kết quả.

(Nếu bạn chịu khó thử đặt ra câu hỏi: Tại sao lại thế này? Mang theo tư duy phản biện và 1 chút hoài nghi, bạn cũng sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình thôi.)

Video số 1 - Nội dung tuy tích cực nhưng nó không đi đôi với sự hiệu quả. Hiểu đơn giản thế này, đôi lúc bạn xác định làm việc tốt nhưng độ hiệu quả mà hành động bạn mang lại chưa cao. Mục đích của video đầu tiên, như ban đầu là Nas muốn giới thiệu tới bạn bè năm châu biết về một Việt Nam hòa bình, ổn định và tươi đẹp. Như những video trước đó, sẽ nên là: Tôi, Nas đây các bạn ơi. Tôi đã đến Việt Nam, đến thăm chỗ này, găp gỡ con người ở đây, thưởng thức đặc sản địa phương, trải nghiệm nhịp sống … Woa, tôi thấy nó thật là tuyệt.

Thế mà anh Nas không hề đưa ra cảm nhận/trải nghiệm bản thân một chút nào, toàn để cho một người địa phương là Pew Pew giới thiệu về đất nước Việt Nam. Thành thử người xem sẽ có cảm nhận: Video này là video quảng cáo, kiểu: Con hát mẹ khen hay.

Mà kể cả là video quảng cáo cũng được, nhưng khách hàng mục tiêu nên là gì ạ? Xin thưa, độc giả cần hướng tới là bạn bè quốc tế, những người chưa biết nhiều về Việt Nam. Vậy nên, video dạng này nên xuất hiện trên kênh chính của Nas daily thay vì kênh Nas Daily tiếng Việt.

Thành thử khen hay chê, tốt hay xấu thì đến 99% người Việt tự xem, tự biết với nhau. Và thế là nhóm người xem video chia làm 2 trường phái. Nhóm người nước ngoài nói tiếng Việt (bùng nổ sau video review về Triều Tiên) bắt đầu quay sang nói Nas là kẻ không trung thực, Việt Nam còn đầy tiêu cực ra sao không nói. Nhóm người thứ hai tự hào về Việt Nam (tôi thuộc nhóm người này), rằng: Làm video quảng cáo mà bới móc hết khuyết điểm thì có mà dở hơi.

Nhân tiện, nội dung video số 1 có vài chỗ chán òm. Cái gì mà chúng tôi giải quyết những khó khăn chỉ bằng nụ cười và sự lạc quan!? Nghe nó rất là AQ và củ chuối. Giải quyết vấn đề bằng Hành động và sự nỗ lực trong sự lạc quan mới đúng.

Haha, để ý sau video này Nas có làm video để quảng cáo về một Bệnh viện kiểu mẫu ở Singapore mà phần lớn khách hàng đều là người Việt Nam, sẵn sàng bay từ Việt sang Sing để khám chữa bệnh.

Haha, video số 3 nói về Việt Nam lại là theo kiểu tôn vinh những “hiệp sĩ đường phố ở Việt Nam”. Khen hay đấy, nhưng nội dung kiểu bạn có thể bị cướp giật bất cứ khi nào ở Việt Nam, và lực lượng chức năng bất lực thì đã có những hiệp sĩ sẵn sàng xả thân để bảo vệ sự an ninh của xã hội. Thậm chí có một anh hiệp sĩ còn ước rằng con anh ta sẽ được tự do và an toàn đến trường. Bỏ mẹ, thế video số 1 khen Việt Nam an ninh ổn định, người dân hạnh phúc, cuộc sống phồn vinh nó sẽ là cái của khỉ gì?

À, thêm nữa, video số 2 có nội dung tích cực nhưng mang nặng tính dàn dựng, nội dung rời xa giá trị cốt lõi của vấn đề. Nói các bạn nghe nhé, có một thông điệp rõ ràng là: Trao tặng là điều không dễ dàng, nó rất là tốn kém. Nhưng văn hóa của sự trao tặng là nét văn hóa của Việt Nam.

Tuyệt vời quá. Tôi đang nghĩ đến cảnh Nas (và bạn Pewpew của anh ấy) sẽ đi dạo ở Việt Nam, và vô tình bắt gặp nét hòa ái thân thiện của người Việt Nam và thích thú ghi lại cảnh ấy. Ví dụ như những điểm phát quần áo Cần gì thì lấy, Quán cơm 2k, các chương trình thiện nguyện trước đền chùa. Và còn nhiều người Việt Nam khác nữa xúm vào giúp đỡ, để thấy người Việt Nam sống chan hòa nhân ái thế nào.

Okie, tôi đã cả nghĩ rồi vì video lại làm theo kiểu thế này cơ. Nas đề nghị một người bản địa là Pewpew nói cho anh hay Việt Nam có gì đẹp. Xong là cả hai người bỏ tiền ra mua một shop quần áo của người Việt ra để trao tặng, dù tốn kém nhưng vui, vì đó là nét văn hóa của người Việt.

Tôi chỉ nghĩ, tại sao không phải là Pewpew (người Việt) bỏ tiền, không phải nhà MTQ nào tài trợ mà là “chúng tôi” (Nas và Pew). Tại sao anh chị chủ shop nhận 5k$, nhưng ko trao tặng miễn phí lần nào, chả nhẽ anh chị ấy không có “nét văn hóa của người Việt”? Giờ nó lại thành “bỏ tiền ra mua quần áo hàng hiệu” để trao tặng “người nghèo” rồi quay video và nói đó là nét văn hóa người Việt?

Bỏ 5k USD ra mua 1 shop thời trang và phát đồ hiệu cho người nào biết tới, 15p là xong hết. Tèn tén ten. Kết quả: Rất nhiều người nói rằng mục đích video thì tốt đẹp, nhưng cách hành động hơi chán, nặng tính dàn dựng nên ko có sức thuyết phục.

Muốn gây được hiệu quả, tạo dựng được sự tin tưởng cho người xem, yếu tố “tình cờ và bất ngờ” nên cần được xem xét, thay vì chuẩn bị trước theo kịch bản (dàn dựng). Trẻ con xem có thể tấm tắc khen hay, riêng tôi thì thấy nội dung cứ giả giả sao ý. Không phải tôi phản đối thông điệp của video đâu, tại thấy cách dẫn dắt vấn đề nó buồn cười thôi.

Thôi, xem 3/8 video Nas làm về Việt Nam đủ rồi, vì tôi không thích nên tôi không xem hết. Đơn giản vậy.

Bài viết đã quá dài, tôi nghĩ cũng khá đủ rồi. Nhỉ?
1f603.png
:D Tóm lại, tôi không ưa sự lươn lẹo và gian dối có mục đích của vlogger Nas Daily.

Nguồn: https://www.facebook.com/daosisapcuoivo/
 
Kiến thức trong video cái nhìn 1 chiều, kiến thức rộng nhưng không sâu, hay phải nói là cực nông.
Còn về kênh này, thì phải nói thực là nó chỉ là 1 công cụ kiếm tiền thôi, nên thằng chủ sẽ làm mọi cách để đạt lợi nhuận nên việc lươn lẹo là phải. Video nó chả quan tâm đúng sai đâu, chỉ quan tâm lượt xem và tiền chảy vào túi thôi :angry:
Trước xem cái về Triều Tiên với cái tung hô thằng trốn nghĩa vụ ăn cháo đá bát ở sân bay malay thì không xem thêm nữa, vì kiến thức sai lệch, nói thẳng là mất dạy bỏ mẹ ra :baffle:
 
Thấy hiện trên fb khá nhiều nhưng nhìn mặt không có cảm tình lắm nên cũng chưa coi bao giờ.
Chưa coi nên cũng dám phán gì. Bài quá dài nên chờ tóm tắt
 
trc cũng hay coi,ngày nó qua Việt Nam coi xong===> bỏ luôn.mình lên page nó kêu là cũng hay nhưng cảm giác hơi thất vọng,fan nó vào chửi "ko có bạn coi view vẫn cao nhé" từ đó dị ứng luôn .
 
Vãi nòn wall of tetxt :ops:
Mà công nhận thằng này nó giả tạo thật, làm vid cũng thỉnh thoảng chèn vào những chi tiết bưng bô cho Mẽo, đúng chuẩn dlv Mẽo luôn.
 
Back
Top