Nên để ví trong túi trước hay túi sau của quần để không hại sức khỏe?

Resius

Senior Member
“Tại sao vật bất ly thân nhỏ bé có thể dần dần làm tổn thương dây thần kinh của một chàng trai trẻ?".

Tiến sĩ, bác sĩ Sudhir Kumar, nhà thần kinh học tại Bệnh viện Apollo ở Hyderabad (Ấn Độ), với 26 năm kinh nghiệm, đã lên Twitter để chia sẻ trường hợp của một bệnh nhân 30 tuổi đến gặp ông vì “cơn đau nhói, dữ dội” từ mông phải đến chân và bàn chân trong 3 tháng liên tục. “Đau nhiều hơn khi ngồi và ít đau hơn khi đứng hoặc đi. Cơn đau tăng lên khi nằm xuống”, bác sĩ cho biết, theo tờ Indian Express.

Đi tìm nguyên nhân
Chụp MRI cột sống không thấy thoát vị đĩa đệm hoặc chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới. Các xét nghiệm về dẫn truyền thần kinh cho thấy dây thần kinh tọa bên phải bị tổn thương nghiêm trọng. Bác sĩ thấy không có nguyên nhân rõ ràng nào gây ra tổn thương dây thần kinh hông trong trường hợp này.

day-than-kinh-1095.jpg
Bác sĩ hiểu ngay ra thủ phạm là chiếc ví dày để ở túi sau
SHUTTERSTOCK

Khi hỏi chi tiết, bệnh nhân cho biết anh luôn bọc theo một “chiếc ví dày” ở túi sau bên phải - ngay cả khi ngồi làm việc suốt 10 giờ một ngày ở văn phòng.
Nghe đến đây, bác sĩ hiểu ngay ra thủ phạm là chiếc ví dày để ở túi sau.

Điều này gây ra hội chứng “ví dày”, trong đó ví dày chèn ép lên cơ piriformis - cơ nhỏ nằm sâu trong mông có dây thần kinh tọa đi qua, do đó chèn ép dây thần kinh tọa. Ví dày cũng có thể chèn ép trực tiếp các nhánh thần kinh tọa, bác sĩ giải thích.

Để điều trị, bác sĩ khuyên bệnh nhân “trước khi ngồi xuống, hãy lấy ví ra khỏi túi sau”, và hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập căng duỗi cơ pyriformis.

Kết quả thật bất ngờ
Một tháng sau, bệnh nhân đã khá hơn nhiều. Chỉ số đau đã giảm từ 7/10 xuống còn 1/10, bác sĩ cho biết, theo Indian Express.

Hội chứng ví dày là gì, tại sao gây đau lưng?
day-than-kinh1-4353.jpg
Nếu một người bị đau, ngứa ran, tê ở mông, đùi, cẳng chân và bàn chân thì cần hỏi liệu bệnh nhân có để ví ở túi quần sau trong khi ngồi lâu hay không
SHUTTERSTOCK

Bác sĩ giải thích thêm rằng Hội chứng ví dày (hội chứng piriformis) - là tình trạng chèn ép dây thần kinh hông, có thể xảy ra ở những người chuyên ngồi trong thời gian dài và cả những người lái xe đường dài, chuyên bọc ví ở túi sau và ngồi lâu.

Theo bác sĩ này, nếu một người bị đau, ngứa ran, tê ở mông, đùi, cẳng chân và bàn chân thì cần hỏi liệu bệnh nhân có để ví ở túi quần sau trong khi ngồi lâu hay không.

Các triệu chứng có thể giống với thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, theo Indian Express.Hội chứng ví dày khá phổ biến và cứ mỗi tháng tôi lại khám cho 1 trường hợp. Điều này xảy ra nhiều hơn ở những người ngồi trong thời gian dài, bác sĩ Kumar nói.

Về mặt cơ sinh học, cột sống nâng đỡ thân mình giúp mọi người thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách hiệu quả. Cột sống bị cong hoặc mất cân bằng đều kéo căng đáng kể và dẫn đến căng thẳng và khó chịu.

Tiến sĩ Raviraj A, chuyên gia tư vấn cấp cao về chỉnh hình, bác sĩ phẫu thuật thay khớp tại Bệnh viện Apollo, cho biết tư thế xấu do mang ví dày ở những người phải ngồi lâu trong công việc như ngành công nghệ thông tin, gây ra hội chứng mỏi và đau lưng dưới mạn tính.

Tiến sĩ Pavan Kumar Chebbi, bác sĩ phẫu thuật thay thế khớp và chỉnh hình, Bệnh viện Apollo Spectra, giải thích rằng túi sau chủ yếu nằm trên xương chậu, và “hội chứng ví dày” được gây ra bởi sự kích thích gián tiếp của dây thần kinh hông do bọc ví ở túi sau và ngồi trong thời gian dài.

Để ví hoặc những thứ khác, như điện thoại, ở túi sau trong khi ngồi sẽ tạo ra bề mặt ngồi không bằng phẳng. Điều này dẫn đến xương chậu không bằng phẳng và cột sống không cân bằng, gây áp lực gián tiếp lên dây thần kinh tọa, tiến sĩ Chebbi lưu ý, theo Indian Express.
https://thanhnien.vn/nen-de-vi-tron...cua-quan-de-khong-hai-suc-khoe-1851544839.htm
 
Hôm nào đi ngân hàng hoặc đi trả tiền hàng cần đem nhiều tiền mặt thì chơi túi đeo chéo trẻ trâu,còn bình thường bỏ tầm 2tr trong túi giấy 500.100.50.20 lộn xộn +giấy tờ xe cái ví mini vẫn cân tốt
IYrp9BO.gif

À ví shopee 99k chứ không phải của anh chủ diễn đàn nhà Táo đâu
328101343_703872711230286_6148963947997714934_n.jpg
 
trước cũng đọc 1 bài tương tự nên đặt làm 1 cái ví nhỏ gọn nhất có thể, đút vừa thẻ atm ko hơn, xong để ở túi trước
 
Tôi éo bao giờ để ví, chìa khóa với điện thoại trong túi quần luôn.
Làm cái túi chéo đeo trước ngực, dây chắc, kéo khóa đầy đủ mà vẫn phải sờ kiểm tra 5p 1 lần.
Đi xe máy đường xa thì chỉ để mỗi điện thoại với 100k tiền mặt trong túi đeo thôi, còn ví cất hẳn trong cốp cho củ chắc.
 
Ngày xưa toàn để túi sau, nhưng hồi sinh viên đi học bằng xe buýt, sợ móc túi nên để lên túi trước. Sau thấy hợp lý vl, ngồi ko bị vẹo người.
 
Back
Top