kiến thức Nếu mình được học lại tiếng Anh từ đầu

kietack1203

Senior Member
Chào các bạn, mình là GV tiếng Anh nhưng điều đó không quan trọng. Nay mình muốn chia sẻ với các bạn về một góc nhìn học ngoại ngữ của một người đã học tiếng Anh lâu năm và tiếng Đức (trình độ B2) và hiện đang học tiếng Hàn từ đầu (A1). Nếu học lại từ đầu mình sẽ bắt đầu học những gì và cách học như thế nào. Chia sẻ này rất dài nên chắc mình sẽ phải chia ra nhiều phần.

Mình sẽ đi từ lúc MỘT CHỮ TIẾNG ANH CŨNG KHÔNG BIẾT, và mình sẽ giải thích tại sao mình lại chọn hướng học như vậy. Mình sẽ mặc định rằng các bạn đang ở độ tuổi từ 15 trở lên (thanh niên và người trưởng thành).

Trước khi bắt đầu, các bạn phải hiểu một số điều khi học một ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh)
1/ Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất khác tiếng Việt, nó thuộc một hệ ngôn ngữ khác => Khi học thì các bạn sẽ thấy văn phong tiếng Anh sử dụng cực kỳ khác với tiếng Việt => Các bạn sẽ phải chấp nhận điều này và đừng thắc mắc (nhất là khi đang ở trình độ A1-A2-B1)
2/ Phát âm tiếng Anh rất khó do chữ viết không đồng nhất với phát âm của nó => Nói cách khác, bạn nhìn vào một chữ thì chưa chắc biết phát âm chữ đó như thế nào => Đây là nỗi khổ của tất cả những người học tiếng Anh. Và học phát âm cực kì tốn thời gian, nếu các bạn không thể dành đủ thời gian cho phát âm, thì các bạn phải chấp nhận tiếng Anh của mình sẽ bị lẫn giọng Việt.
3/ Ngoại ngữ là một môn học thuộc lòng và TỪ VỰNG là một thước đo CỰC CỰC KÌ QUAN TRỌNG để đánh giá trình độ ngoại ngữ của một người và là NỀN TẢNG cho cả 4 kỹ năng.
4/ Kỹ năng nghe sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng nói => Vì đây là những kỹ năng liên quan đến âm thanh => Tóm lại, nghe 10 thì sẽ nói được 1
5/ Kỹ năng đọcc sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng viết => Vì đây là những kỹ năng liên quan đến chữ viết => Tóm lại, đọc 10 thì sẽ viết được 1.

Rồi, mình bắt đầu. Ở đây mình chỉ nói là học tiếng Anh tổng quát, chứ chưa có luyện thi gì cả. Nhiều nguyên tắc trong đây vẫn có thể áp dụng tốt khi bạn luyện thi TOEIC hay IELTS.

Giai đoạn 1: Vỡ lòng
- Ở giai đoạn này, điều mà mình khuyên các bạn nhất là hãy chọn một giáo trình cơ bản A1 của các nhà xuất bản lớn mà học (Oxford, Cambridge). Mình thì recommend 1 trong 3 bộ sau: American English File (Anh - Mỹ), English File (Anh-Anh), Prepare! (Anh-Anh). Giọng mình là giọng Anh - Mỹ nên tất nhiên mình sẽ thiên về American English File.

Tại sao lại học theo những giáo trình này mà không học theo những giáo trình ngữ pháp ở Việt Nam ở giai đoạn vỡ lòng này?
=> Thứ nhất, những giáo trình này được biên soạn dựa trên dữ liệu hàng triệu người học tiếng Anh trên thế giới. Từ vựng và chủ đề được soạn trong những giáo trình này đã được chắt lọc rất kỹ từ kho ngữ liệu (corpus) của Oxford và Cambridge => Tức là nó rất phổ biến và các bạn sẽ gặp chúng rất nhiều ngoài đời sống. Điều này sẽ xây dựng cho bạn một vốn từ vựng vững chắc ban đầu từ không có gì.
=> Thứ hai, những giáo trình này mỗi unit sẽ có đầy đủ cho các bạn 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và thêm 3 mục là grammar (ngữ pháp), pronunciation (phát âm) và vocabulary bank (kho từ vựng) => Các bạn sẽ không bị học lệch như các chương trình THCS THPT hiện giờ.

- Các bạn chắc cũng biết rằng giai đoạn ban đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc học phát âm. Nếu các bạn tự học không đúng cách thì phát âm của bạn sẽ bị hỏng và cực kỳ khó chữa => Điều này hoàn toàn là có thật và thuật ngữ của nó là fossilized error (lỗi mãn tĩnh => lỗi rất khó hoặc không thể chữa được). Vì vậy, trong giai đoạn vỡ lòng này, mình CỰC KỲ KHUYẾN NGHỊ các bạn nên thuê 1 gia sư để giúp các bạn đi qua giáo trình A1 căn bản (khoảng 2-3 tháng). Các bạn sẽ phải yêu cầu giáo viên dạy đủ 4 kỹ năng trong sách và không bỏ bất kỳ phần nào.
*Học phí gia sư: Học phí gia sư thì rẻ có, mắc cũng có, nhưng mà học tiếng Anh tổng quát thì phí gia sư nhẹ hơn so với luyện thi, bạn có thể liên hệ qua các trung tâm gia sư. Mình đang học gia sư tiếng Hàn là 3tr6 / tháng, phí này so với mặt bằng thì có thể hơi cao tí, nhưng mà chị đó là thông dịch viên và kinh nghiệm dạy cũng cả chục năm rồi nên mình thấy ok. Các bạn có thể học theo nhóm để chia bớt học phí.

- Các điểm ngữ pháp mà các bạn phải học được trong giai đoạn vỡ lòng:
  • Động từ "be" và động từ thường
  • Trợ động từ "do" trong câu phủ định và nghi vấn
  • Cách đặt câu hỏi Yes / No Questions và WH-questions (cái này rất nhiều người dù học lên trình độ THPT tức B1 rồi mà vẫn không rành)
  • Danh từ số ít / số nhiều, đếm được / không đếm được
  • Đại từ nhân xưng (chủ ngữ, tân ngữ), tính từ sở hữu, đại từ sở hữu
  • Tính từ trong tiếng Anh
  • Giới từ chỉ vị trí (in, on, at, under, above,...)
  • So sánh hơn, so sánh nhất
  • Modal verbs - Động từ khiếm khuyết : thường A1 thì chỉ mới học "can", tuy nhiên có thể mở rộng thêm.
  • Thì hiện tại đơn
  • Thì hiện tại tiếp diễn
  • Thì quá khứ đơn
  • Thì tương lai đơn
  • Thì hiện tại hoàn thành (optional - Có thể để qua giai đoạn sau): Thường thì giáo trình A1 không có thì hiện tại hoàn thành.

- Từ vựng thì các bạn cứ học theo các chủ đề trong sách. Giai đoạn này hạn chế đừng đi tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh hay học tiếng Anh qua phim ảnh (chưa tới lúc). Từ vựng rất quan trọng đối với một người mới học tiếng Anh, vì vậy các bạn đừng coi thường chúng.
=> Hiện nay có rất nhiều phần mềm và ứng dụng flashcard giúp các bạn học từ vựng như Quizlet, Memrise, Anki (mình đang sử dụng Anki để học tiếng Hàn). Nếu các bạn làm quen đc với những cái này thì việc học ngoại ngữ của bạn sẽ rút ngắn đi rất rất đáng kể. Nếu không thể sử dụng những ứng dụng này thì các bạn sẽ phải học theo kiểu truyền thống là có một cuốn sổ từ vựng => ghi hết từ vựng ra rồi học hết, nó sẽ tốn thời gian hơn.
*Một chia sẻ nhỏ về việc mình học từ vựng tiếng Hàn: Mình đang học ở trình độ sơ cấp A1, mình đã học được 1 tháng rưỡi (6 tuần) và nhờ anki (các ứng dụng mình kể trên là miễn phí hết) mình đã học được hơn 400 từ vựng mới mà không hề phải ghi 1 từ ra cuốn vở nào. Và mình cũng đang học gia sư y chang như mình đã khuyến nghị với các bạn trong giai đoạn này và cảm thấy nó rất hiệu quả và mình tiến bộ rất nhanh. Trước khi học tiếng Hàn bằng Anki thì mình học từ vựng tiếng Đức bằng Quizlet (giao diện dễ nhìn hơn, tuy nhiên ít chức năng hơn anki). Tất nhiên sau này khi bạn đạt tới một trình độ nhất định rồi thì sẽ không cần sử dụng những ứng dụng này nữa.

- Về phát âm, các bạn hãy yêu cầu giáo viên cho mình đọc to các bài đọc trong sách và hãy sửa phát âm và ngữ điệu của mình ngay lập tức. ĐIỀU NÀY CỰC KỲ QUAN TRỌNG nếu bạn muốn phát âm tốt tiếng Anh, nếu không thì tiếng Anh của bạn sẽ có ngữ điệu tiếng Việt. => Thật ra thì điều này không phải vấn đề gì quá lớn, mình có nhiều bạn làm ở các công ty Nhật, Hàn, Trung, Singapore, tiếng Anh của họ rất tốt nhưng phát âm của họ lại có ngữ điệu Việt Nam => Họ vẫn làm việc bình thường, chẳng sao cả.

- Listening: Đây là một kỹ năng rất rất khó ở giai đoạn vỡ lòng, và cũng rất khó để giáo viên có thể dạy hiệu quả kỹ năng này. Vì tai các bạn cần thời gian để làm quen với các âm thanh trong tiếng Anh. Mà khi nghe 2-3 lần một bài listening trên lớp thì sẽ rất tốn thời gian => Không hiệu quả về chi phí (do các bạn phải trả tiền gia sư theo giờ). Vì vậy, mình sẽ hướng dẫn các bạn học kỹ năng này từng bước như sau (mỗi bước đều có lý do sâu xa của nó - tuy nhiên bài viết này đã dài, hẹn một dịp khác).
  • Bước 1: Lật transcript ra, tra hết từ mới trong transcript, đọc hiểu transcript đó. => Nếu không biết từ thì dù nghe 100 lần cũng không hiểu
  • Bước 2: Bật bài listening, lật transcript ra, lấy tay hoặc bút dò theo nhịp đọc của bài listening => Nếu chỗ nào nghe không ra thì phải tua lại nghe cho ra.
  • Bước 3: Bật bài listening, đóng transcript lại, nghe và hiểu nội dung đó.
  • Bước 4: (luyện thi thì mới có bước này) Sau khi đã nghe và hiểu không cần transcript, bắt đầu làm bài.

  • Reading: Tra từ vựng, đọc hiểu bài đọc, đọc to để chỉnh phát âm
  • Writing: Theo các chủ đề trong sách - không quá khó, chỉ là các đoạn ngắn
  • Speaking: Theo các chủ đề trong sách. Thường là
  • Số đếm, số thứ tự
  • Ngày, tháng, năm
  • Địa chỉ
  • Các hoạt động (activities)
  • Các cấu trúc thông dụng như How many, how much, there is, there are,...
.....

1/ Phần 1 chắc khép lại tại đây, nếu anh em ủng hộ mình sẽ ra tiếp phần tiếp theo.
2/ Phần 2: https://voz.vn/t/neu-minh-duoc-hoc-lai-tieng-anh-tu-dau.620603/post-20212318
3/ Khó khăn khi học tiếng Anh ở VN:
https://voz.vn/t/neu-minh-duoc-hoc-lai-tieng-anh-tu-dau.620603/post-20212357
 
Last edited:
Tuyệt vời quá a ơi. Em là sv cũng đang học tiếng anh đang tìm cách học tiếng anh như thế nào cho hiệu quả nhất với bản thân mình đây
 
Cảm ơn bạn, hi vọng bạn chia sẻ thêm về việc rèn luyện tiếng Anh thêm cho lứa tuổi nhỏ tuổi học nếu được vì giờ các con có nhiều điều kiện, lựa chọn nhưng không rõ theo hướng nào là ổn hơn cả?
 
Chào các bạn, mình là GV tiếng Anh nhưng điều đó không quan trọng. Nay mình muốn chia sẻ với các bạn về một góc nhìn học ngoại ngữ của một người đã học tiếng Anh lâu năm và tiếng Đức (trình độ B2) và hiện đang học tiếng Hàn từ đầu (A1). Nếu học lại từ đầu mình sẽ bắt đầu học những gì và cách học như thế nào. Chia sẻ này rất dài nên chắc mình sẽ phải chia ra nhiều phần.

Mình sẽ đi từ lúc MỘT CHỮ TIẾNG ANH CŨNG KHÔNG BIẾT, và mình sẽ giải thích tại sao mình lại chọn hướng học như vậy. Mình sẽ mặc định rằng các bạn đang ở độ tuổi từ 15 trở lên (thanh niên và người trưởng thành).

Trước khi bắt đầu, các bạn phải hiểu một số điều khi học một ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh)
1/ Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất khác tiếng Việt, nó thuộc một hệ ngôn ngữ khác => Khi học thì các bạn sẽ thấy văn phong tiếng Anh sử dụng cực kỳ khác với tiếng Việt => Các bạn sẽ phải chấp nhận điều này và đừng thắc mắc (nhất là khi đang ở trình độ A1-A2-B1)
2/ Phát âm tiếng Anh rất khó do chữ viết không đồng nhất với phát âm của nó => Nói cách khác, bạn nhìn vào một chữ thì chưa chắc biết phát âm chữ đó như thế nào => Đây là nỗi khổ của tất cả những người học tiếng Anh. Và học phát âm cực kì tốn thời gian, nếu các bạn không thể dành đủ thời gian cho phát âm, thì các bạn phải chấp nhận tiếng Anh của mình sẽ bị lẫn giọng Việt.
3/ Ngoại ngữ là một môn học thuộc lòng và TỪ VỰNG là một thước đo CỰC CỰC KÌ QUAN TRỌNG để đánh giá trình độ ngoại ngữ của một người và là NỀN TẢNG cho cả 4 kỹ năng.
4/ Kỹ năng nghe sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng nói => Vì đây là những kỹ năng liên quan đến âm thanh => Tóm lại, nghe 10 thì sẽ nói được 1
5/ Kỹ năng đọcc sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng viết => Vì đây là những kỹ năng liên quan đến chữ viết => Tóm lại, đọc 10 thì sẽ viết được 1.

Rồi, mình bắt đầu. Ở đây mình chỉ nói là học tiếng Anh tổng quát, chứ chưa có luyện thi gì cả. Nhiều nguyên tắc trong đây vẫn có thể áp dụng tốt khi bạn luyện thi TOEIC hay IELTS.

Giai đoạn 1: Vỡ lòng
- Ở giai đoạn này, điều mà mình khuyên các bạn nhất là hãy chọn một giáo trình cơ bản A1 của các nhà xuất bản lớn mà học (Oxford, Cambridge). Mình thì recommend 1 trong 3 bộ sau: American English File (Anh - Mỹ), English File (Anh-Anh), Prepare! (Anh-Anh). Giọng mình là giọng Anh - Mỹ nên tất nhiên mình sẽ thiên về American English File.

Tại sao lại học theo những giáo trình này mà không học theo những giáo trình ngữ pháp ở Việt Nam ở giai đoạn vỡ lòng này?
=> Thứ nhất, những giáo trình này được biên soạn dựa trên dữ liệu hàng triệu người học tiếng Anh trên thế giới. Từ vựng và chủ đề được soạn trong những giáo trình này đã được chắt lọc rất kỹ từ kho ngữ liệu (corpus) của Oxford và Cambridge => Tức là nó rất phổ biến và các bạn sẽ gặp chúng rất nhiều ngoài đời sống. Điều này sẽ xây dựng cho bạn một vốn từ vựng vững chắc ban đầu từ không có gì.
=> Thứ hai, những giáo trình này mỗi unit sẽ có đầy đủ cho các bạn 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và thêm 3 mục là grammar (ngữ pháp), pronunciation (phát âm) và vocabulary bank (kho từ vựng) => Các bạn sẽ không bị học lệch như các chương trình THCS THPT hiện giờ.

- Các bạn chắc cũng biết rằng giai đoạn ban đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc học phát âm. Nếu các bạn tự học không đúng cách thì phát âm của bạn sẽ bị hỏng và cực kỳ khó chữa => Điều này hoàn toàn là có thật và thuật ngữ của nó là fossilized error (lỗi mãn tĩnh => lỗi rất khó hoặc không thể chữa được). Vì vậy, trong giai đoạn vỡ lòng này, mình CỰC KỲ KHUYẾN NGHỊ các bạn nên thuê 1 gia sư để giúp các bạn đi qua giáo trình A1 căn bản (khoảng 2-3 tháng). Các bạn sẽ phải yêu cầu giáo viên dạy đủ 4 kỹ năng trong sách và không bỏ bất kỳ phần nào.
*Học phí gia sư: Học phí gia sư thì rẻ có, mắc cũng có, nhưng mà học tiếng Anh tổng quát thì phí gia sư nhẹ hơn so với luyện thi, bạn có thể liên hệ qua các trung tâm gia sư. Mình đang học gia sư tiếng Hàn là 3tr6 / tháng, phí này so với mặt bằng thì có thể hơi cao tí, nhưng mà chị đó là thông dịch viên và kinh nghiệm dạy cũng cả chục năm rồi nên mình thấy ok. Các bạn có thể học theo nhóm để chia bớt học phí.

- Các điểm ngữ pháp mà các bạn phải học được trong giai đoạn vỡ lòng:
  • Động từ "be" và động từ thường
  • Trợ động từ "do" trong câu phủ định và nghi vấn
  • Cách đặt câu hỏi Yes / No Questions và WH-questions (cái này rất nhiều người dù học lên trình độ THPT tức B1 rồi mà vẫn không rành)
  • Danh từ số ít / số nhiều, đếm được / không đếm được
  • Đại từ nhân xưng (chủ ngữ, tân ngữ), tính từ sở hữu, đại từ sở hữu
  • Tính từ trong tiếng Anh
  • Giới từ chỉ vị trí (in, on, at, under, above,...)
  • So sánh hơn, so sánh nhất
  • Modal verbs - Động từ khiếm khuyết : thường A1 thì chỉ mới học "can", tuy nhiên có thể mở rộng thêm.
  • Thì hiện tại đơn
  • Thì hiện tại tiếp diễn
  • Thì quá khứ đơn
  • Thì tương lai đơn
  • Thì hiện tại hoàn thành (optional - Có thể để qua giai đoạn sau): Thường thì giáo trình A1 không có thì hiện tại hoàn thành.

- Từ vựng thì các bạn cứ học theo các chủ đề trong sách. Giai đoạn này hạn chế đừng đi tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh hay học tiếng Anh qua phim ảnh (chưa tới lúc). Từ vựng rất quan trọng đối với một người mới học tiếng Anh, vì vậy các bạn đừng coi thường chúng.
=> Hiện nay có rất nhiều phần mềm và ứng dụng flashcard giúp các bạn học từ vựng như Quizlet, Memrise, Anki (mình đang sử dụng Anki để học tiếng Hàn). Nếu các bạn làm quen đc với những cái này thì việc học ngoại ngữ của bạn sẽ rút ngắn đi rất rất đáng kể. Nếu không thể sử dụng những ứng dụng này thì các bạn sẽ phải học theo kiểu truyền thống là có một cuốn sổ từ vựng => ghi hết từ vựng ra rồi học hết, nó sẽ tốn thời gian hơn.
*Một chia sẻ nhỏ về việc mình học từ vựng tiếng Hàn: Mình đang học ở trình độ sơ cấp A1, mình đã học được 1 tháng rưỡi (6 tuần) và nhờ anki (các ứng dụng mình kể trên là miễn phí hết) mình đã học được hơn 400 từ vựng mới mà không hề phải ghi 1 từ ra cuốn vở nào. Và mình cũng đang học gia sư y chang như mình đã khuyến nghị với các bạn trong giai đoạn này và cảm thấy nó rất hiệu quả và mình tiến bộ rất nhanh. Trước khi học tiếng Hàn bằng Anki thì mình học từ vựng tiếng Đức bằng Quizlet (giao diện dễ nhìn hơn, tuy nhiên ít chức năng hơn anki). Tất nhiên sau này khi bạn đạt tới một trình độ nhất định rồi thì sẽ không cần sử dụng những ứng dụng này nữa.

- Về phát âm, các bạn hãy yêu cầu giáo viên cho mình đọc to các bài đọc trong sách và hãy sửa phát âm và ngữ điệu của mình ngay lập tức. ĐIỀU NÀY CỰC KỲ QUAN TRỌNG nếu bạn muốn phát âm tốt tiếng Anh, nếu không thì tiếng Anh của bạn sẽ có ngữ điệu tiếng Việt. => Thật ra thì điều này không phải vấn đề gì quá lớn, mình có nhiều bạn làm ở các công ty Nhật, Hàn, Trung, Singapore, tiếng Anh của họ rất tốt nhưng phát âm của họ lại có ngữ điệu Việt Nam => Họ vẫn làm việc bình thường, chẳng sao cả.

- Listening: Đây là một kỹ năng rất rất khó ở giai đoạn vỡ lòng, và cũng rất khó để giáo viên có thể dạy hiệu quả kỹ năng này. Vì tai các bạn cần thời gian để làm quen với các âm thanh trong tiếng Anh. Mà khi nghe 2-3 lần một bài listening trên lớp thì sẽ rất tốn thời gian => Không hiệu quả về chi phí (do các bạn phải trả tiền gia sư theo giờ). Vì vậy, mình sẽ hướng dẫn các bạn học kỹ năng này từng bước như sau (mỗi bước đều có lý do sâu xa của nó - tuy nhiên bài viết này đã dài, hẹn một dịp khác).
  • Bước 1: Lật transcript ra, tra hết từ mới trong transcript, đọc hiểu transcript đó. => Nếu không biết từ thì dù nghe 100 lần cũng không hiểu
  • Bước 2: Bật bài listening, lật transcript ra, lấy tay hoặc bút dò theo nhịp đọc của bài listening => Nếu chỗ nào nghe không ra thì phải tua lại nghe cho ra.
  • Bước 3: Bật bài listening, đóng transcript lại, nghe và hiểu nội dung đó.
  • Bước 4: (luyện thi thì mới có bước này) Sau khi đã nghe và hiểu không cần transcript, bắt đầu làm bài.

  • Reading: Tra từ vựng, đọc hiểu bài đọc, đọc to để chỉnh phát âm
  • Writing: Theo các chủ đề trong sách - không quá khó, chỉ là các đoạn ngắn
  • Speaking: Theo các chủ đề trong sách. Thường là
  • Số đếm, số thứ tự
  • Ngày, tháng, năm
  • Địa chỉ
  • Các hoạt động (activities)
  • Các cấu trúc thông dụng như How many, how much, there is, there are,...
.....

Phần 1 chắc khép lại tại đây, nếu anh em ủng hộ mình sẽ ra tiếp phần tiếp theo.
hữu ích quá
 
Phần 2:
Chào các bạn, mình tiếp tục với những bài chia sẻ này.

Giai đoạn 2: Giai đoạn căn bản (A2 và pre-B1)

Đây vẫn là một giai đoạn quan trọng và các bạn vẫn cần một mentor để hướng dẫn các bạn. Tại vì những ngữ pháp mà các bạn học được vẫn chưa đủ để có thể tự học hiệu quả. Như mình đã nói ở phần 1, tiếng Anh là một ngôn ngữ cực kì khác với tiếng Việt, khi các bạn tự học thì các bạn sẽ gặp những văn phong lạ ở giai đoạn căn bản này, và nếu các bạn không có một người hướng dẫn để gỡ rối cho các bạn những nút thắt này, thì khả năng học của các bạn sẽ bị chậm đi đáng kể.
=> Note: Tất nhiên, các bạn vẫn có thể tự học, nhưng khi các bạn tự học thì nhiều bạn sẽ bỏ qua một số phần hoặc học không đủ hết kiến thức. Và các bạn nên nhớ là đây vẫn là GIAI ĐOẠN CĂN BẢN, tức là nó là nền cho tất cả các trình độ nâng cao khác. Lựa chọn là của các bạn.

Dù các bạn có tự học hay học với gia sư, thì tài liệu của giai đoạn này vẫn là 1 trong 3 bộ: American English file , English File và Prepare!. Phương pháp học tương tự như trong giai đoạn vỡ lòng.

Trong giai đoạn CĂN BẢN và giai đoạn VỠ LÒNG, mình nhấn mạnh là NGỮ PHÁP cực kỳ quan trọng. Đây là giai đoạn hình thành nền tảng và bắt đầu giới thiệu cho các bạn những cấu trúc nâng cao hơn.

Ngữ pháp trong A2:
  • Present perfect - Thì hiện tại hoàn thành
  • Past perfect - thì quá khứ hoàn thành
  • Thì tương lai đơn và tương lai gần (will và be going to)
  • Modal verbs (những modal verb chưa được giới thiệu trong A1)
  • Câu điều kiện (If - wish) => Cực quan trọng
  • Câu bị động
  • Câu tường thuật
  • Gerund (danh động từ) và to V-infinitive (động từ nguyên mẫu có to)
  • Đại từ nhân xưng (chủ ngữ và tân ngữ), tính từ sở hữu, đại từ sở hữu.
  • Các từ định lượng (much, many, little, few, some, any,...)
  • Cấu trúc Enough => Cực kỳ quan trọng
  • Câu hỏi WH-question không xài trợ từ (be, do):
Ví dụ: How many people live in HCM City?

- Các giới từ chỉ sự di chuyển : along, across, over,....

Ở trình độ A2 này, các bạn nên đi theo lộ trình bình thường, đừng ráng rút ngắn giai đoạn. Đây vẫn chỉ là những ngữ pháp căn bản trong tiếng Anh => Các bạn vẫn chưa đủ sức để có thể tự học được. Các bước học cứ theo đúng như giai đoạn vỡ lòng.

Mình sẽ chia sẻ một tí về kỹ năng Listening. Phần trước mình có nói cho các bạn các bước để học Listening nhưng chưa giải thích tại sao. Nay mình sẽ nói sâu vào vấn đề này. Đầu tiên, các bạn phải hiểu lý do tại sao các bạn không nghe được đã.

1. Từ vựng yếu => Đây là lý do rõ ràng nhất, không cần giải thích nhiều. Từ vựng yếu thì lúc nghe sẽ bị lọt đi rất nhiều từ chứa thông tin quan trọng.
=> Cách fix : Lật transcript tra từ vựng mới

2. Không biết phát âm: Mặc dù bạn đã tra từ vựng xong xuôi hết rồi, hiểu hết rồi. Tuy nhiên, khi vào nghe thực tế vẫn không nghe ra được phát âm của từ đó. Như đã nói ở phần trước, tiếng Anh nhìn chữ thì chưa chắc là đã biết cách đọc. Có những chữ có phát âm rất khác so với ban đầu mà mình tưởng tượng.=> Nếu bạn không biết từ đó phát âm như thế nào, bạn sẽ không nhận ra được từ đó trong bài Listening
=> Cách fix: Mở bài listening, mở transcript. Lấy tay hoặc bút dò theo nhịp của bài Listening, đánh dấu những chỗ mình nghe không ra được âm. Tua lại những chỗ đó và nghe lại, có thể nghe ở tốc độ chậm hơn.

3. Khả năng liên kết ý còn chậm: Các bạn đã biết từ vựng, đã biết phát âm. Tuy nhiên, khi nghe vẫn không hiểu được ý nghĩa của câu. Tại vì sao? => Vì đơn giản, dù tai của các bạn nhận ra và hiểu được từng từ riêng biệt, nhưng tốc độ của não của các bạn khi kết hợp chúng lại thành một câu thì còn rất chậm. Và trong bài nghe có thể có 4-5 câu được nói liên tục, não các bạn chưa xử lý xong câu này thì người ta đã đọc qua câu kế tiếp rồi.
=> Cách fix: Một bài listening các bạn sẽ phải nghe lại nhiều lần. Sau khi đã hoàn thành 2 bước trên, các bạn bắt đầu đóng sách lại và nghe không transcript. Hãy nghe đến khi nào mà bạn có thể lặp lại được từng câu trong bài Listening của họ.

Các bạn sẽ hỏi mình, tại sao phải nghe đi nghe lại 1 bài như vậy? Lý do là vì, khi các bạn nghe ở những lần đầu, não các bạn sẽ phải tập trung để nghe ra được các âm thanh mới và tập trung phân tích nghĩa của câu đó và thậm chí là phải dịch từ tiếng Anh - tiếng Việt. Tuy nhiên khi các bạn nghe đi nghe lại nhiều lần, lúc này não của các bạn sẽ tự động nhận thức được ý nghĩa khi các bạn nghe câu đó bằng tiếng Anh => Các bạn sẽ bỏ qua bước dịch nghĩa sang tiếng Việt.
=> Điều này cực kỳ quan trọng để gia tăng khả năng Listening sau này. Và cái khả năng nghe không cần dịch là tiền đề để các bạn học luyện thi TOEIC, IELTS,... hay giao tiếp với người nước ngoài một cách tự nhiên.

Mình biết là giai đoạn Căn bản khá giống với giai đoạn Vỡ lòng, chỉ là nâng 1 trình độ lên nữa thôi. Theo mình, ở giai đoạn A1-A2 này, các bạn hãy cứ từ từ, đừng có nóng vội. Các bạn chỉ có thể tự học được sau khi các bạn bước vào giai đoạn 3 là giai đoạn trung cấp. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng và nó sẽ bắt đầu có những bước rẽ nhánh rõ rệt tùy vào mục đích của người học.
 
Trước khi qua giai đoạn 3, mình nghĩ mình sẽ phải chia sẻ đôi chút về điều kiện học tiếng Anh và những khó khăn khi học tiếng Anh ở Việt Nam.

Tiếng Anh đối với Việt Nam mình là một ngôn ngữ NƯỚC NGOÀI (Foreign language) chứ không phải là một ngôn ngữ được chính thức sử dụng hay còn gọi là ngôn ngữ chính thức thứ hai (Second language). Vậy ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ thứ hai là gì?

Nói một cách đơn giản nhất là, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ được dùng chính thức trong Quốc hội hay Chính phủ ở Việt Nam. Nhưng ở Philippines hay Singapore thì nó lại là ngôn ngữ chính thức và được đưa vào giảng dạy ở hầu như tất cả môn học từ nhỏ đến lớn chứ không phải là chỉ có một môn ngoại ngữ tiếng Anh như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc.

=> Đây là lý do mà đa số người Phillippines hay Singapore nói tiếng Anh rất tốt, họ được đào tạo từ nhỏ có định hướng từ chính phủ. Hiện nay các phụ huynh ở Việt Nam đang cố gắng cho con nhỏ theo học các trường quốc tế với mục đích và định hướng tương tự.

Rồi, vậy thì tại sao điều này quan trọng? Nói một cách khác là ở những nước như ở Việt Nam, Nhật hay Hàn thì chúng ta không cần phải học tiếng Anh. Tiếng Anh có thể giúp chúng ta thăng tiến trong công việc, làm ở các công ty nước ngoài, nhưng nó không quan trọng hơn những tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật v.v.... do nước ta có rất nhiều công ty Nhật, Hàn, Trung, Đài hay Singapore đầu tư vào => Cơ hội nhiều khi còn lớn hơn tiếng Anh.

=> Điều này dẫn đến là gì? Người học tiếng Anh ở Việt Nam sẽ rất thiếu thốn môi trường để luyện tập. Các bạn sẽ rất khó để kiếm được bạn để nói tiếng Anh cùng, thậm chí nhiều khi nói tiếng Anh với họ thì họ lại kêu mình "chảnh chọe". Nếu các bạn ở các tỉnh mà không phải là các thành phố làm ngành dịch vụ thì có khi một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết. Điều này dẫn đến sự chênh lệch trình độ tiếng Anh ở các thành phố trung ương và dịch vụ so với các tỉnh khác.

=> Đây là hiện trạng của việc học tiếng Anh ở Việt Nam. Các bạn muốn học tiếng Anh thì một là cày trong sách vở, hai là phải ra những thành phố lớn để tìm kiếm môi trường học tốt hơn, ba là dựa vào internet.

Một yếu tố nữa mà các bạn nên nhớ trong việc học tiếng Anh đó là thời gian và tiền bạc. Mình đã nói ở bài trước là mình giả định các bạn là người ở độ tuổi thanh niên -> người trưởng thành. Các bạn sẽ có rất nhiều mối bận tâm, nào là học các môn chuyên ngành, nào là đi làm, nào là gia đình v.v... Những điều này sẽ giảm thời lượng học tiếng Anh của các bạn xuống đáng kể. Thêm vào đó là những khó khăn nãy giờ mình kể ở trên nữa lại càng làm thêm khó khăn. Để master được ngôn ngữ này thì đòi hỏi các bạn sẽ giành nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.

Đây sẽ là tiền đề quan trọng để chuyển Giai đoạn 3: giai đoạn trung cấp
 
Hồi trẻ còn là sinh viên thì học sẽ vào hơn rất nhiều do có nhiều thời gian, đang độ tuổi ăn học ko có vướng bận suy nghĩ cơm áo gạo tiền quá nhiều. Nên học sẽ rất hiệu quả. Cho nên các thanh niên nào đang còn là sinh viên thì đừng có lãng phí thời gian 4 năm đại học nhé, Kẻo sau này lại hối hận :whistle:
 
Back
Top