Nếu như tồn tại một đấng tạo hóa.

Không như các bạn mình lại tin vào Đấng Tạo Hoá. Giống như ban đầu giả thiết 2 đường thẳng song song thì phải tìm cách chứng minh ấy. Ban đầu mình cũng thử tin có Đấng Tạo Hoá xem sao, rồi mình cũng tự tìm tòi chứng minh điều đó qua trải nghiệm cuộc sống. Rồi dần dần mình đã tin hơn.
 
Nếu như tồn tại đấng tạo hoá thì thằng cha đó phải chịu trách nhiệm về đau khổ của chúng ta :big_smile:

via theNEXTvoz for iPhone
linh hồn tôi và linh hồn anh hay tất cả mọi người được sinh ra do Đấng Tạo Hoá gieo duyên mà thành, giờ anh lại trách người Cha của vũ trụ? còn về đau khổ : khổ đau chính là 1 bài thuốc, có khổ đau thì mới có giác ngộ, chả phải là anh làm 1 công việc gì vất vả rồi nhận kết quả tương xứng thì anh sẽ thấy hạnh phúc hay sao?không có khổ đau đồng nghĩa với sẽ không có trái đất, con người và các loài sinh vật,..vậy nên hãy đối mặt với khổ đau và vượt qua nó , đừng thấy khổ đau là trách ông A , bà C,.. hay tại thế này thế nọ nữa!
 
Tôn giáo, thánh thần, đấng sáng tạo hay gì gì cao siêu hơn thì với tôi và những người theo trường phái vô thần vẫn luôn coi đó là sản phẩm của trí óc con người tạo nên để tự phục vụ thôi.

Giải thích cho việc hợp lý hóa mọi thứ thớt viết, từ hệ sinh thái, nguyên tử phân tử, chuỗi thức ăn....thì thế giới cả triệu năm trước đã hình thành thứ gọi là "hợp lý hóa". Bởi vì mỗi yếu tố đều đóng vai trò vào việc xây dựng nên thế giới như bây giờ, ko có nó thế giới đã ko tân tiến như hiện tại.

Tuy nhiên có những cơ sở cho rằng chúng ta đang sống trong 1 môi trường giả lập/siêu máy tính/được tạo ra bởi 1 đấng siêu nhiên nào đó. Nhưng điều này cũng thuộc về điều đầu tiên tôi nói ở trên, vẫn là sản phẩm của trí tưởng tượng con người.

Chỉ duy nhất có 2 điều mà chúng ta đạt được vượt lên trên vạn vật: Tình yêu và trí óc. Không chỉ con người mà các loài thú đều có đặc tính này, chỉ có con người là vượt lên trên tất cả.
--------------------------------------------------------------------------------
Vậy nên tôi kết luận là đếch có đấng tạo hóa nào cả, thế giới chúng ta đc sinh ra bởi vì sự ngẫu nhiên trong vũ trụ mà thôi.
 
Không như các bạn mình lại tin vào Đấng Tạo Hoá. Giống như ban đầu giả thiết 2 đường thẳng song song thì phải tìm cách chứng minh ấy. Ban đầu mình cũng thử tin có Đấng Tạo Hoá xem sao, rồi mình cũng tự tìm tòi chứng minh điều đó qua trải nghiệm cuộc sống. Rồi dần dần mình đã tin hơn.
nếu có đấng tạo hóa thì ai đã tạo ra Đấng tạo hóa?
 
Thế bạn cho mình hỏi : tại sao khi nhập quan thì người chết thường được đặt tay lên mình, khép 2 chân, Vuốt cho mắt nhắm lại ?
cho nó gọn bạn ạ, chứ loằng khoằng nhìn nó buồn cười ko trang nghiêm, còn vuốt mắt thì để cho giống đang ngủ, cho người sống đỡ sợ. chứ mở trừng trừng mắt ra kinh bỏ mẹ.
 
Ko bạn ạ. Tư thế ấy là tư thế Đang ngủ của e bé nằm trong bụng mẹ đấy bạn. Khi nào bạn thử tìm hình ảnh siêu âm các bé thế nào rồi xem nhé. Chết là về với mẹ thiên nhiên. Người Việt quan niệm sống là gửi, thác Là về. Ko chỉ người Việt mà người tây âu cũng có suy nghĩ như thế, nó giống như 1 bản năng vậy. Chết là quay về nằm trong đấng sinh ra mình : Người Mẹ Thiên Nhiên, về với tạo hoá 💋
Nói vậy là áp đặt.
Tôi không biết lý do cụ thể tại sao mỗi dân tộc lại làm thế, và có dân tộc nào làm khác không.
Nhưng thử giải thích xem sao.
Vuốt cho mắt nhắm là dĩ nhiên, để chết rồi mà vẫn mở mắt nhìn kinh bỏ mẹ đi được.
Khép 2 chân lại cho nó gọn vừa quan tài.
2 tay để lên bụng vì tư thế đó là cacs khớp xương cùi chỏ không bị cấn. Ai nằm ngủ để tay duỗi thẳng dài theo người đi sẽ thấy nó gượng ép ra sao.
Theo góc nhìn người còn sống thì người chết như đang nằm ngủ, một giấc ngủ ngàn năm.
Còn lý luận của bạn không đúng. Vì tư thế bào thai trong bụng mẹ 2 chân co lên bụng lưng cong lại 2 tay co tự nhiên vào trong, còn mắt thì chưa phát triển hết phải ra đời mới từ từ mở mắt.
Bạn viết một bài dài nói chủ yếu về khoa học mà không thấy rõ ý chính nên lười đọc hết. Chỉ không hiểu ý bạn muốn nói cái gì? Chuyện tâm linh hay khoa học?
 
Không như các bạn mình lại tin vào Đấng Tạo Hoá. Giống như ban đầu giả thiết 2 đường thẳng song song thì phải tìm cách chứng minh ấy. Ban đầu mình cũng thử tin có Đấng Tạo Hoá xem sao, rồi mình cũng tự tìm tòi chứng minh điều đó qua trải nghiệm cuộc sống. Rồi dần dần mình đã tin hơn.
Thú vị!
Bạn chứng minh có đấng tạo hoá như thế nào vậy kể nghe chơi?
 
Tôn giáo, thánh thần, đấng sáng tạo hay gì gì cao siêu hơn thì với tôi và những người theo trường phái vô thần vẫn luôn coi đó là sản phẩm của trí óc con người tạo nên để tự phục vụ thôi.

Giải thích cho việc hợp lý hóa mọi thứ thớt viết, từ hệ sinh thái, nguyên tử phân tử, chuỗi thức ăn....thì thế giới cả triệu năm trước đã hình thành thứ gọi là "hợp lý hóa". Bởi vì mỗi yếu tố đều đóng vai trò vào việc xây dựng nên thế giới như bây giờ, ko có nó thế giới đã ko tân tiến như hiện tại.

Tuy nhiên có những cơ sở cho rằng chúng ta đang sống trong 1 môi trường giả lập/siêu máy tính/được tạo ra bởi 1 đấng siêu nhiên nào đó. Nhưng điều này cũng thuộc về điều đầu tiên tôi nói ở trên, vẫn là sản phẩm của trí tưởng tượng con người.

Chỉ duy nhất có 2 điều mà chúng ta đạt được vượt lên trên vạn vật: Tình yêu và trí óc. Không chỉ con người mà các loài thú đều có đặc tính này, chỉ có con người là vượt lên trên tất cả.
--------------------------------------------------------------------------------
Vậy nên tôi kết luận là đếch có đấng tạo hóa nào cả, thế giới chúng ta đc sinh ra bởi vì sự ngẫu nhiên trong vũ trụ mà thôi.
Tôi thì chỉ dám kết luận rằng tôi không biết có đấng tạo hoá hay không.
Vì chứng minh có tồn tại một đấng tạo hoá nào đó cũng khó như chứng minh trên đời này không có đấng tạo hoá nào. Cả 2 đều là những tuyên bố to tác, và đều cần những bằng chứng rất rõ ràng.
 
Nói vậy là áp đặt.
Tôi không biết lý do cụ thể tại sao mỗi dân tộc lại làm thế, và có dân tộc nào làm khác không.
Nhưng thử giải thích xem sao.
Vuốt cho mắt nhắm là dĩ nhiên, để chết rồi mà vẫn mở mắt nhìn kinh bỏ mẹ đi được.
Khép 2 chân lại cho nó gọn vừa quan tài.
2 tay để lên bụng vì tư thế đó là cacs khớp xương cùi chỏ không bị cấn. Ai nằm ngủ để tay duỗi thẳng dài theo người đi sẽ thấy nó gượng ép ra sao.
Theo góc nhìn người còn sống thì người chết như đang nằm ngủ, một giấc ngủ ngàn năm.
Còn lý luận của bạn không đúng. Vì tư thế bào thai trong bụng mẹ 2 chân co lên bụng lưng cong lại 2 tay co tự nhiên vào trong, còn mắt thì chưa phát triển hết phải ra đời mới từ từ mở mắt.
Bạn viết một bài dài nói chủ yếu về khoa học mà không thấy rõ ý chính nên lười đọc hết. Chỉ không hiểu ý bạn muốn nói cái gì? Chuyện tâm linh hay khoa học?
ôi dào do con người sáng tạo hết, mỗi 1 hành động của họ (ví dụ chôn cất phương đông, hỏa táng của hy lạp, rải tro xuống sông...đều có 1 lý do đi kèm với hành động đó. Các hành động + lý do sẽ phải thay đổi theo thời gian sao cho phù hợp với thời đại. Ví dụ VN hồi xưa toàn chôn, nhưng giờ đất chật người đông, đất chôn cũng phải mua ko rẻ --> hỏa táng, gửi chùa.
fGKMO1p.png
 
Bài viết không đề cấp tới tôn giáo vui lòng không lái vấn đề. Nếu có sai sót xin chân thành góp ý.
Từ xa xưa, ngay từ khi biết nhìn lên bầu trời đầy sao tổ tiên của con người đã luôn tò mò về thế giới bên ngoài. Một thế giới vượt ra ngoài cả không gian và bầu trời của trái đất, và sâu hơn cả là con người và mọi loài trên hành tinh này từ đâu mà có ? Tìm về gốc, tìm về cội nguồn thực sự của cuộc sống là một hành trình gian nan và quả thực khó khăn bởi thế trong những chương trình giáo dục người ta luôn luôn cho các em thật nhiều nguồn kiến thức. Ngoài việc khó xác định được sở trường, ưa thích, kỹ năng, tài năng của từng em thì song song với việc bổ cứu kiến thức là gieo hạt giống tìm tòi, khám phá về “cội nguồn” của chính chúng ta. Liệu đâu mới là nguồn gốc sự sống ? Sau khi chết thì con người sẽ đi về đâu ? Ngay cả, trong thế giới hiện đại việc này cũng không khác gì mò kim đáy bể bởi : “ không một ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” (trích câu nói của Hêraclit). Tất cả lý luận khoa học chỉ dùng lại ở mức giả thiết nhưng nhìn kỹ xem và tổng hợp lại một chút, chúng ta có những gì ?

Những điểm tương đồng:

Từ lâu con người đã phát hiện ra họ sống trên một hành tinh xanh. Nó tự quay quanh trục và quay quanh một ngôi sao chủ là mặt trời. Trái đất chỉ là 1 trong 9 “hành tinh” trực thuộc 1 hệ sao trong vô vàn hệ sao khác thuộc một giải thiên hà trong vô vàn thiên hà của vũ trụ. Bên cạnh những khám phá khoa học mang tính lịch sử ở tầm vóc vĩ mô thì những phát hiện trong thế giới vi mô bên trong tế bào sống cũng mang lại nhiều điều thú vị.

Ở trong mỗi tế bào chúng ta có mô tế bào và bào quan +… , trong mô tế bào ấy lại có vô số phân tử, trong vô số phân tử lại có vô số nguyên tử. Bên trong nguyên tử ta có nhân nguyên tử bao gồm các hạt proton (+) và trung hòa tử notron và bay quanh nó là các electron (-). Nếu như proton nguyên tử là một ngôi sao chủ thì các electron giống như các hành tinh bay xung quanh và tương tác qua lại với nhau giống như sự tương tác của các ngôi sao lên các hành tinh của nó.

View attachment 493664View attachment 493665

Những bước tiến khoa học:

Vào năm 1869 Dmitri Mendeleev nhà hóa học người Nga đã khiến thế giới kinh ngạc khi công bố bản tuần hoàn hóa học và 1 năm sau đó 1 nhà hóa học khác của người Đức Julius Lothar Meyer cũng cho ra một sản phẩm tương tự dù 2 nhà hóa học này nghiên cứu động lập với nhau. Sự bùng nổ của khoa học đã chứng minh: mọi vật chất và sự sống trong tự nhiên đều được phát triển từ các nguyên tố hóa học.

Hợp chất hóa học , các nguyên tố hóa học có trong cơ thể bạn và tôi và ngay cả những con vật cho tới các đồ vật vô tri như : bàn, ghế, sách, vở, đá sỏi,… Từ đó, những “hợp chất” của sự sống dần dần được hé lộ với những phát hiện của các thành phần trong mô tế bào là các chuỗi axit amin bao gồm các chuỗi protein, lipit,… Cũng là protein và lipit nhưng thịt gà lại cho vị khác với thịt lợn bởi vì có sự khác nhau trong cách sắp xếp phân tử. Cũng cấu tạo từ các nguyên tố hóa học là : Cacbon, hidro và oxy nhưng cách sắp xếp khác nhau với mật độ và số lượng nguyên tử khác nhau nên có lúc ta nhận được là xenlulozo ( gỗ) nhưng với một cách sắp xếp khác lại thành đường hoặc tinh bột. Sự thay đổi về cấu trúc hóa học khiến các hợp chất trở thành đồng vị hoặc đồng phân của nhau từ đó có vô số hợp chất trong tự nhiên. Ôi ! khoa học thật hấp dẫn và tạo hóa thật diệu kỳ.

Để chứng minh tế bào sống bắt nguồn từ các nguyên tố hóa học liên kết với nhau và liên tục phản ứng với nhau trao đổi thông tin di truyền. Năm 1953 với thí nghiệm Urey–Miller, khiến những con người yêu khoa học và những con người luôn tìm tòi về nguồn gốc sự sống có thêm những lí giải cho riêng mình. Thí nghiệm Urey–Miller đã cho thấy các axit amin (nguồn gốc sự sống ) đã hình thành và phát triển như thế nào.

Song song với khoa học vũ trụ, khoa học nghiên cứu vật chất, hóa học,… thì giải phẫu cơ thể người cũng từng bước phát triển và nâng cao. Người ta đã lập nên hệ thống trao đổi chất của cơ thể người với các hệ tuần hoàn,tiêu hóa, hô hấp, bài tiết,cơ, xương,… trong mỗi hệ thống ấy có những cơ quan riêng biệt có mục đích xử lí các chức năng của cơ thể. Cả quá trình hít thở, ăn uống, tiêu hóa, vận động,… đều hoạt động trơn tru giống như được lập trình tới mức hoàn hảo sẵn vậy. Có một vị bác sĩ có tiếng trong nghành giải phẫu cũng phải thốt lên : Cơ thể con người giống như một kỳ quan vũ trụ vậy ! Quả thực, chính chúng ta cũng cảm nhận được điều đó. Trong thế kỷ 21 vẫn có nhiều người lầm tưởng rằng thuốc luôn luôn trực tiếp có tác dụng chữa bệnh nhưng kỳ thực, nó chỉ tác động lên cơ thể chúng ta. Thuốc chỉ giúp tăng cường sức mạnh của kháng thể để từ đó đào thải ra ngoài virut, mầm bệnh ra bên môi trường mà thôi. Một số loại thuốc có khả năng ức chế, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và việc thực hiện “vá lỗi” cơ chế tự sửa của chính chúng ta. Ví dụ : bạn gặp môi trường lạnh, ô nhiễm thì tóc, lông mi bạn sẽ phát triển để che chắn các dị nguyên, histamin sẽ sinh chất nhầy ở mũi và nước mắt sẽ chảy ra với cơ chế bảo vệ bạn nhưng khi bạn ở trong môi trường ấy quá lâu thì các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Khi cấu trúc mũi của bạn có vấn đề, bị tổn thương thì gặp phải dị nguyên bạn sẽ bị chảy nước mũi không thể kiểm soát. Bây giờ cơ chế sản sinh histamin để bảo vệ mũi hay nói cơ chế tự bảo vệ cơ thể sẽ bị hoạt động sai và có tác dụng ngược cho chính bạn. Việc sản sinh histamin vốn dĩ bảo vệ cơ thể thì nay lại khiến bạn gặp khó khăn, tự ti trong giao tiếp. Việc có quá nhiều histamin trong cơ thể còn khiến cơ thể bạn bị tổn thương : phù mắt, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ,…

Hay ví dụ về tiêm chủng vacxin covid 19 chẳng hạn. Vacxin bạn nạp vào cơ thể, thực chất là một loại virut Sar covi2 nhưng đã được biến đổi để nó không còn tác dụng gây bệnh lên cơ thể chúng ta. Nhưng bản chất vẫn là bạn đang nạp 1 loại virus ấy vào cơ thể với mục đích để cơ thể làm quen và tạo ra kháng thể phù hợp để đào thải chúng. Từ đó, khi gặp mầm bệnh thật sự chúng ta đã có kháng thể để chống lại nó rồi. Chính nhờ cơ chế ưu việt với khả năng “ tự chữa lành” mà các nhà khoa học đã lợi dụng nó để phát triển vacxin phòng và chữa bệnh. Như vậy, nếu như không được tạo tác, lập trình của tạo hóa từ trước liệu sinh vật như chúng ta có khả năng tự chữa lành như vậy không ?

Có bao giờ bạn tự hỏi sao mặt trăng ở đó ? Nếu một ngày mặt trăng mất đi thì cuộc sống con người và vạn vật có bị ảnh hưởng không ? Nếu một ngày có tới 25 tiếng hay 12 tiếng sẽ thế nào ? Nếu đặt tầm nhìn lên cao thì trái đất chúng ta nằm lơ lửng trong chuỗi 9 hành tinh và trên bầu trời có hàng vạn ngôi sao và vật thể vũ trụ nhưng từ khi hình thành và phát triển tới nay chúng ta vẫn thực sự bình an phải chăng chúng ta có một “Đấng uy quyền” bảo vệ ?

Sự hợp lí của chuỗi thức ăn và các định luật vật lý:

Thỏ ăn cỏ bị sói ăn thịt, sói bị báo ăn, xác chết bị vi khuẩn phân hủy quay lại nuôi cây, nuôi cỏ. Một vòng tuần hoàn hợp lí đến hoàn hảo. Tại sao Chim hải âu và loài ong cùng một số loài khác không cần gps mà vẫn định vị được vị trí và tìm đường về nhà ? Cho đến nay nhiều phát minh khoa học chịu ảnh hưởng và học hỏi một phần từ chính “mẹ thiên nhiên” thông qua cử chỉ, hành động của loài vật. Qua nhiều thập kỷ người ta chứng minh được sự tồn tại số pi, gia tốc, vận tốc,… từ đó phát triển máy móc và đơn giản trong tính toán. Bây giờ chúng ta có đặt ra một giả thiết là : Liệu có một “ Đấng” điều khiển và vận hành vũ trụ hay không ?

Sự chết :

Chẳng một ai chết đi rồi sống lại quay trở về kể cho chúng ta cuộc sống sau chết sẽ như thế nào ? Cái chết đến với chúng ta đôi khi bất chợt và bất ngờ lắm giống như trái đất lơ lủng trung vũ trụ với vô vàn mối nguy hiểm vậy. Chẳng ai mà không sợ chết, nhất là những người có “cơ hội cao” lại càng âu lo hơn. Trước khi nói vấn đề này tôi xin nói tới một chủ đề khác, đó là : Tình Yêu. Con người là động vật cao cấp nhất trong hành tinh này nhưng trong giới tự nhiên có nhiều loài được “ơn” hơn chúng ta. Chúng có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính,... Nhưng một tạo vật tưởng chừng như tốt đẹp nhất, phát triển nhất là chúng ta lại phải cần sự kết hợp giữa 2 cá thể dị tính. Xin thưa đó là phép màu của tình yêu. Nó chính là sợi chỉ liên kết con người với con người chúng ta với nhau. Con thạch sùng khi mất đi một cái đuôi thì thời gian sau nó mọc lại. Một con cua mất đi cái càng là vũ khí sắc nhọn bảo vệ nó thì sẽ được mọc lại ( còn chân nhỏ thì không ) ? Tại sao vậy ? bởi vì như thế mới là cân bằng của tạo hóa. Con thạch sùng bị tấn công nó bỏ lại cái đuôi để nó giữ lại mạng sống. Con cua mất càng cũng để tháo chạy an toàn và mọc cái khác để bảo vệ nó trước những kẻ thì khác. Nhưng mất 1, 2 cái chân thì nó vẫn bò được mà, đúng không ? Tại sao con người và những con vật to khỏe khác mất đi chân, tay, bộ phận cơ thể lại không mọc lại mà chỉ có cơ chế chữa lành ( đôi khi còn bị lỗi nữa) ? Bởi vì nếu như con người bất tử , vô bệnh tật thì xã hội sẽ loạn. Tre già măng sẽ mọc nhưng người nhiều sẽ sinh ra nhiều vấn đề. Ngày bé tôi đã chứng kiến những con chó được một mẹ sinh ra. Lúc đầu còn nhỏ bé thức ăn còn dồi dào và con nó còn nhỏ bé thì con chó mẹ luôn yêu thương nâng đỡ đàn con yếu ớt. Nếu như gặp gia đình khá giả thì không sao nhưng gặp gia đình khó khăn mà chó lại sinh nhiều không bán đi được thì lũ con lớn dần nhưng gia chủ chỉ cung cấp đủ một lượng thức ăn như thế. Sức ăn của lũ chó con tăng lên, khi đó con chó mẹ sẵn sàng cắn xé, xua đuổi đàn con để cho nó no bụng. Thế nên vốn dĩ : chết tự nhiên là một đặc ân. Xin nhắc lại không hiểu nhầm : Chết tự nhiên chính là một đặc ân. Ủa vậy bây giờ tôi có tiền thì tôi đem vào chùa chiền, nhà thờ tôi cho hết đi à ? Vì tôi đâu biết là tôi toang khi nào và vì sao đâu ? Không ! xin thưa là không bên cạnh tình yêu thì lạo động là chìa khóa cho sự sống. Rõ ràng, một cuộc sống sung túc về vật chất khiến chúng ta thoải mái hơn. Nằm trong nhà bật máy lạnh ào ào trong thời tiết nóng bức sẽ sung sướng rất nhiều so với những hoàn cảnh khó khăn.

Nếu như chúng ta làm thí nghiệm ắt sẽ có đôi lần thất bại và nếu như có một Đấng tạo hóa chắc ngài cũng bị faild đôi lần. Bởi thế mới có những hành tinh không có sự sống, quá nóng hoặc quá lạnh chăng ? Vậy nếu như có một đấng tạo hóa thì Ngài có thể nói theo văn phong của voz là sẽ bị rì-sét đúng không ? Với tội lỗi của chúng ta thì nếu như có một đấng như thế thì ngài có thể rì – sét để quay đầu tạo tác lại chứ ?

Không ! Bởi vì, chẳng có một thứ gì trong thế giới này hoàn mỹ, vẹn tròn nếu như không có sự nỗ lực. Triết học phân chia con người ra 2 trường phái : duy tâm và duy vật. Dù bạn theo tin ngưỡng nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần sống với tinh thần hăng say lao động, một trái tim hướng thiện. Sống với một tấm lòng biết cho đi và ắt sẽ được nhận lại, biết thương yêu và giữ lề luật : hiếu, đạo, nghĩa, nhân thì đó có lẽ cũng là mong muốn của “Đấng Tạo Hóa” khi cho chúng ta sinh ra trên cõi đời này.

Nếu như một ngày mặt trời vụt tắt thì trước đó nó sẽ nuốt chửng trái đất và những hành tinh gần đấy để rồi sau khi phình to thì sẽ thu nhỏ và nặng tới mức cực đại và sau đó sẽ phát nổ để tạo ra một hệ sao mới. Nếu như chúng ta là một sản phẩm của tạo hóa thì đừng sợ chết mà hãy tập làm một người tốt, biết vươn lên và thoát khỏi cám dỗ, dục vọng thấp hèn của đời mình. Bởi vì chỉ khi chúng ta hoàn thành sứ mệnh như ngôi sao kia thì thực sự chúng ta mới được tái sinh làm người một lần nữa.
Rất hay, rất tâm huyết
 
Back
Top