Nếu vua Tự Đức chiu nghe theo Nguyễn Trường Tộ cải cách đất nước. Liệu Việt Nam có phát triển như Nhật Bản ngày nay?

jack97

Senior Member
Để hiểu những khó khăn của 1 cuộc duy tân, ta cần phải tham khảo mọi cuộc duy tân từng được phát động vào TK19 ( cả thành công lẫn thất bại). Ở đây Phach Ho Nguyen tiên sinh sẽ giới thiệu về cải cách Mindon của người Miến - từng diễn ra đến 30 năm và vẫn sụp đổ. Cũng như Nguyễn Trường Tộ ở Việt Nam, đây cũng là chủ đề nóng hổi mà người Miến thường bàn tán.

Cải cách Mindon - phần 1:

I. Bối cảnh:

Vảo đầu thế kỉ 19, Kobaung Miến Điện là vương quốc rộng lớn và hùng mạnh nhất vùng đất liền Đông Nam Á. Từng liên tiếp 4 lần đánh bại quân Thanh ( thời Càn Long), công phá Hanthawaddy Trung Hưng vốn được Anh, Pháp cùng lính đánh thuê Hà Lan và Bồ Đào Nha hỗ trợ, Miến Điện rất tự tin vào sức mạnh của mình và không ngừng bành trướng. Vào những năm 181X, do không thể đánh lên phía Bắc ( Mãn Thanh) và mãi giằng co trong cuộc chiến với Xiêm ( nước đã bị Miến xâm lược suốt 300 năm, rất có kinh nghiệm chống Miến), họ bắt đầu chuyển hướng qua các tiểu quốc Assam, Arakan và Manipur. Thế nhưng các nước này do giáp với Ấn Độ nên được người Anh viện trợ tích cực, cứ bị chinh phục rồi lại nổi dậy. Quá bực mình với sự cù nhây này, giới lãnh đạo Kobaung vạch ra 1 chiến lược để triệt tiêu nguồn tài trợ trên: xâm lược...Ấn Độ thuộc Anh.

Người Miến vốn có nhiều kinh nghiệm về súng đạn lẫn chiến đấu với phương Tây từ rất xa xưa. Tận hồi 1541, họ đã đánh bại 7 tàu chiến Bồ Đào Nha ở Martaban. Trong cuộc chiến thống nhất đất nước ( 1752-1759), họ từng công phá cảng Thalyin, dùng 2000 quân đánh chiếm pháo đài ở mũi Negrais, đuổi toàn bộ quân Anh lẫn Pháp khỏi miền Nam Miến. Những thắng lợi này khiến người Miến tin rằng phương Tây...chẳng có gì đáng sợ. Vì thế khi khai chiến, tướng Bandula dự định sẽ đánh đến tận...Bengal và đặt toàn bộ miền Tây Bengal dưới sự cai trị của Miến Điện. Chiến tranh nổ ra, và quân Miến bị đánh cho tan tác. Bandula sốc nặng đến mức cầm lọng vàng ra tiền tuyến để bị bắn chết, nhằm giúp quân Miến “ thất bại trong danh dự” ( do mất chủ tướng). Người Miến tá hoả cầu hoà, bị buộc phải bồi thường đến 1 triệu bảng Anh và cắt toàn bộ vùng Taninthayi cho giặc. Từ vị thế kẻ xâm lược, giờ đây Miến trở thành kẻ bị xâm lược, bởi tên thực dân hùng mạnh nhất thế giới lúc đó.

* 1 triệu bảng Anh: gấp 3 lần tổng thuế hàng năm thời Minh Mạng – Tự Đức; tương đương 10 triệu kyat Miến đương thời. Lưu ý là sinh hoạt phí mỗi ngày của 1 nông dân Miến lúc đó chỉ là 1 kyat.

Điều buồn cười là dù tình thế nguy ngập như vậy, người Miến đơn giản là chẳng làm gì hết. Vua Bagyidaw, kẻ phát động cuộc chiến tranh, dành hết phần đời làm vua còn lại ( hơn 10 năm) cho cuộc sống tự kỉ trong cung, vùi đầu sân khấu và những cuộc đua thuyền để vơi nỗi buồn thất bại. Quá sốt ruột trước tình cảnh này, em trai ông ta là Tharrawaddy Min tổ chức cướp ngôi để lãnh đạo người Miến. Cha con vị vua mới này còn tệ hơn cả tiên vương. Thay vì tự kỉ trong cung, họ quay sang...ăn vạ với quân Anh. Tharrawaddy ráo riết chuẩn bị lực lượng để “ chơi khô máu”, còn con ông là Pagan thì gây hấn với người Anh. Nghe tin người Miến bắt giữ 2 thương nhân Anh ( vì tội giết người, tham ô), thực dân Anh liền ra lệnh Miến Điện bồi thường thêm 100 000 bảng Anh nữa. Khi Miến từ chối, Anh liền xua quân chiếm hết toàn bộ miền Nam Miến.

Vào lúc đó, 1 cuộc cướp ngôi khác nổ ra, em trai của vua Pagan là Mindon phát động nổi dậy cướp chính quyền. Sau vài tuần chiến tranh, ông thành công phế bỏ tiên vương, trở thành vị vua mới. Cuộc duy tân – dù đã trễ đến hơn 20 năm – giờ đây chính thức được phát động. Sử gọi là “ cải cách Mindon”.


Nguồn: Phach Ho Nguyen
 
Phần 2: Công cuộc cải cách Mindon ( 1853-1885):

link Phần 1: https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1189871544697480

Cuộc canh tân được nhà vua Mindon phát động từ năm 1853 ( sớm hơn Minh Trị duy tân đến 15 năm), dưới sự giúp sức của người em trai Kanaung ( linh hồn của cuộc duy tân) cùng một số trí thức như Pho Hlaing, U Gaung. Cả trưởng hoàng hậu cũng ủng hộ ông [ bà yêu thích khoa học và chiêm tinh, đã học cách sử dụng niên giám hàng hải của Anh để tính toán] Dù trong tình thế như đã nói ở trên, giới lãnh đạo Miến vẫn cố gắng làm những gì có thể. Cụ thể, các đề mục cải cách họ đưa ra bao gồm:
- GIÁO DỤC:
+ Gửi các học giả và những người thông minh sang phương Tây ( bao gồm Anh, Pháp, Ý và Mỹ) để mở mang tầm mắt và học tập về cuộc cách mạng công nghiệp và kỹ thuật quân sự.
+ Mở trường dạy học cho con em quan lại và quý tộc.
+ Vào đầu những năm 1870, lớp học sinh đầu tiên hưởng nền giáo dục phương Tây bắt đầu tham gia chính trường.
- NGOẠI GIAO:
- Thi hành ngoại giao đa phương. Theo ông bạn Miến của tôi thì cụ thể là tăng cường quan hệ với Mỹ, Pháp, Ottoman và Mãn Thanh để kìm chân Anh. Dù nhà vua cũng không tin vào người Pháp, nhưng ông nhận thức rõ là Miến Điện cần có nhiều đồng minh trên trường quốc tế.
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:
+ Củng cố chế độ tập quyền trung ương ( cần nhớ là Miến vốn theo chế độ phong kiến phân quyền: vương quốc bao gồm 1 vua và nhiều chư hầu). Ban hành chế độ tiền lương nhằm giảm quyền lực và thu nhập của quan lại.
+ Nỗ lực chuyển đổi Miến Điện sang hình thái quân chủ lập hiến [ chỉ mới nằm ở dạng học thuyết do Pho Hlaing đề xướng].
+ năm 1871, Pho Hlaing viết luận thuyết chính trị Mahasamatavinicchaya nói về mối quan hệ giữa nhà vua và thần dân. Trong đó, ông cho rằng quyền cai trị của nhà vua không được xác lập bởi các quyền lực siêu nhiên [ ý trời] mà là từ quyền thừa kế [ birthright].
+ Năm 1878, Pho Hlaing xuất bản Rajadhammasangaha, một luận thuyết có tính cách mạng. Dựa trên những ảnh hưởng từ Phật giáo, ông đặt ra 7 tiêu chí cho một nhà nước khuôn mẫu:
1/ Consultation of a body [ không biết dịch là gì luôn]
2/ Thống nhất trong hành động
3/ Cư xử tuân thủ pháp luật.
4/ Tôn trọng những lời răn dạy của người trên.
5/ Không áp bức phụ nữ.
6/ Kính trọng những lễ nghi thờ cúng Nat [ tương tự thành hoàng ở VN] của các làng xã địa phương.
7/ Bảo vệ sư sãi.
- KINH TẾ - THUẾ MÁ:
+ Tái cơ cấu hệ thống tài chính.
+ Cải cách hệ thống thu thuế nhằm tăng cường nguồn thuế thu trực tiếp.
+ Dỡ bỏ rào cản thương mại.
+ Trong thời gian Nội Chiến Mỹ, giá sợi bông tăng vọt [ phe Miền Nam bị cấm vận]. Mindon đã lợi dụng cơ hội này đẩy mạnh xuất khẩu bông để kiếm tiền chi trả cho cuộc canh tân.
+ Đẩy mạnh buôn bán sợi bông, lụa, trà và bạc với Trung Quốc qua đường Vân Nam.
+ Thành lập một đội 10 chiếc tàu hơi nước nhỏ để đẩy mạnh buôn bán với người Anh.
+ Vào cuối cuộc canh tân, Pho Hlaing trong các luận thuyết của mình còn đề cập đến những sáng kiến như: cắt giảm lương và chi tiêu của hoàng gia, thiết lập ngân hàng quốc gia, đề ra chính sách khuyến nông và khuyến thương.
- LUẬT PHÁP:
+ Thành lập lực lượng cảnh sát.
+ Cố định phí toà án, thay đổi toàn diện hệ thống hình phạt.
+ Năm 1873: ban hành “ 17 điều” – bộ luật sớm nhất Đông Nam Á về quyền tự do.
- KỸ THUẬT: nói chung chủ trương đẩy mạnh việc phổ biến kỹ thuật châu Âu vào mọi lĩnh vực.
+ Hiện đại hoá quân đội.
+ Lần đầu tiên giới thiệu máy đúc tiền ở Miến Điện.
+ Mua nhà máy để tự chế tạo súng đạn và đại bác.
+ cho đến năm 1866, toàn nước Miến có 50 nhà máy và công xưởng các loại. Các nhà máy này chế tạo từ đồ thuỷ tinh, vải vóc đến súng đạn,…
+ Các sách vở phương Tây về sinh học, y học, hoá học,… được dịch và bày bán công khai. Ví dụ:
* Yaw Min Gyi dịch và giới thiệu các sách về hoá học.
* Năm 1868, Pho Hlaing dịch tác phẩm Lilavati – sách toán của nhà toán học Ấn Bhaskara II, viết vào thế kỉ 12 – sang tiếng Miến.
* Năm 1869, Pho Hlaing biên dịch cuốn Lipidipika viết về kỹ thuật điện báo, có kèm thêm một số sáng kiến của riêng ông. Vào năm sau, tuyến điện tín đầu tiên được hoàn thành, nối liền Mandalay và Ragoons cùng các thị trấn Thượng Miến khác. Hệ thống mã dành riêng cho Miến cũng được phát minh cùng năm đó.
+ Năm 1875, Pho Hlaing viết Kayanupassana, 1 luận văn về ngành giải phẫu học.
- TRIẾT HỌC:
+ Năm 1871, Pho Hlaing xuất bản cuốn Vimuttirasa [ “ mùi vị của tự do”]. Đây là một cuốn sách tập hợp các bài phê bình về triết học, những luật thuyết về so sánh các tôn giáo [ Comparative religion].
+ Năm 1877, Pho Hlaing viết “ Nhìn thấu 10 trạng thái Vipassana”, 1 luận văn bàn về khái niệm Vipassana trong Phật giáo.
Trên đây là một số thông tin sơ bộ về cải cách Mindon mà tôi tìm ra được [ dựa theo nguồn tiếng Anh]. Hẳn nhiên thông tin vẫn còn thiếu sót [ nói quá ít về Kanaung, người được xem là trụ cột của cuộc canh tân]. Nhưng qua đó, chúng ta có thể hình dung và đánh giá phần nào về cuộc canh tân 30 năm này.
Giai đoạn này để lại nhiều mẩu chuyện xúc động về tinh thần khẩn trương của giới lãnh đạo Miến. Người ta nói rằng người em trai Kanaung thường đến thăm nhà máy kể cả vào những buổi sớm mùa đông lạnh để hỏi han về tình trạng máy móc, trong khi chỉ quấn có một tấm chăn quanh thân. Hay một câu chuyện khác kể rằng khi ông thử nghiệm nổ mìn trên sông nhằm chuẩn bị cho tình huống chống tàu chiến Anh trong tương lai, thì một trưởng tăng đoàn chạy ra phản đối, bảo làm như thế là…sát sinh ( tôm cá dưới sông).
Thực sự cải cách Mindon đã thực hiện rất nhiều ý tưởng mà Nguyễn Trường Tộ từng đề xướng [ không phải tất cả]. Ở 1 số lĩnh vực, họ còn đi xa hơn nhiều. Điển hình ở những chi tiết sau:
+ Nguyễn Trường Tộ chỉ mới dừng ở mức dâng sớ, Mindon đã thực sự tiến hành duy tân.
+ Mindon bắt đầu cải cách từ tận 10 năm trước khi Nguyễn Trường Tộ dâng bản điều trần đầu tiên [ 1863].
+ Nguyễn Trường Tộ ban đầu khuyên vua tin tưởng và giao luôn việc quốc phòng cho Pháp để tập trung canh tân. Đến khi Pháp trở mặt muốn chiếm hết Nam Kỳ [ 1864], ông tá hoả quay sang nhiệt liệt ca ngợi người Anh [ bảo là người Anh “ tâm lượng rộng rãi, giúp cho ai cũng đều có ân có hậu”, “ thường giữ lễ nghĩa, không phản phúc bất thường như Pháp”] và khuyên Tự Đức…tin tưởng họ. Mindon không ngây thơ như vậy, ông chủ trương đa phương hoá ngoại giao.
+ Nguyễn Trường Tộ từng viết 1 bản điều trần dài [1864] hiến kế “ dùng rợ trị rợ”, khuyên vua tìm cách li gián cho Anh…xâm lược Pháp rồi “ ngồi xem thành bại, không mất một mũi tên”. Mindon không ảo tưởng như vậy, ông chỉ muốn có thêm đồng minh để tăng cường tiếng nói trên trường quốc tế.
+ Nguyễn Trường Tộ có nói đến việc mở cửa thông thương, đem hàng hoá ra nước ngoài bán kiếm tiềm. Mindon thì đã dỡ cả rào cản thương mại, tậu đến 10 chiếc tàu hơi nước phục vụ buôn bán [ Tự Đức chỉ mua tàu chiến gunboat, nhưng mới tới chiếc thứ 4 đã kiệt quệ, phải thôi]. Thậm chí ý kiến thành lập ngân hàng quốc gia thì Nguyễn Trường Tộ còn không hình dung được.
+ Nguyễn Trường Tộ có nói đến việc kén chọn mười mấy người cho sang Tây học nghề, hay cho người Tây đến Việt Nam mở xưởng thuê nhân công, hòng để người Việt làm việc lâu ngày thạo kỹ thuật mới. Mindon đã nghĩ đến việc xây dựng hệ thống giáo dục để lĩnh hội kiến thức phương Tây 1 cách bài bản [ du học và mở trường] tuy cũng chỉ mới nhắm đến tầng lớp lãnh đạo chứ đưa hướng đến toàn dân.

Với nỗ lực 32 năm ròng, người Miến đã đạt được một số thành tựu đáng lưu ý: 50 nhà máy, mở cửa thông thương, hệ thống cảnh sát, và đặc biệt là đào tạo được 1 đội ngũ lãnh đạo có xu hướng cấp tiến để phục vụ đất nước. Theo cái lí lẽ của người Việt mình, lẽ ra Miến đã “ hùng mạnh như Nhật”, “ chiếm cả Châu Á”. Thế nhưng dù thời gian canh tân diễn ra lâu hơn cả Minh Trị duy tân [ chỉ 27 năm], thực tế là họ vẫn sụp đổ trước cuộc xâm lăng của người Anh vào năm 1885.

Chúng ta sẽ thử lí giải nguyên nhân thất bại trong phần 3 tới.

Nguồn: Phach Ho Nguyen
Tư liệu cho bài viết:
* Các trang wiki về Mindon, Kanaung, Pho Hlaing.
* Sách “ River of the Lost Footsteps: History of Burma” của Thant Myint U
 
Cải cách Mindon [ phần cuối]

III. SỤP ĐỔ VÀ NGUYÊN NHÂN:

Như hai bài viết trước đã đề cập. Cải cách Mindon diễn ra trong 32 năm, hơn ¼ thế kỉ, đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Thế nhưng trong thực tế, Miến Điện không hề đạt đến viễn cảnh cường thịnh, hùng mạnh như Nhật. Họ vẫn không thể vươn mình thành đế quốc mà cũng chẳng thay đổi được số phận bị quân Anh xâm lược. Vậy tại sao cuộc canh tân thất bại? Dưới đây là một số lí do mà tôi tìm hiểu được.

- KHỦNG HOẢNG HOÀNG GIA [1866]: Đây là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp dễ nhận thấy nhất. Cuộc khủng hoảng diễn ra chỉ 13 năm từ khi cuộc canh tân bắt đầu, và nói xuất phát ngay từ những đứa con của Mindon. Được hậu thuẫn bởi một số thế lực thù địch cuộc canh tân, 2 hoàng tử là Myinkun và Myinkhondaing đã tiến hành ám sát vua cha. Mindon thoát chết nhưng hoàng đệ Kanaung thiệt mạng [ vì liều mình bảo vệ anh]. Bọn hung thủ không bao giờ bị trừng trị, chúng bỏ trốn về phương Nam và được người Anh cưu mang [ nên có giả thuyết vụ ám sát này được người Anh giật dây]. Vụ ám sát bất thành này đã dấy lên một cuộc khủng hoảng hoàng gia và tranh giành ngôi vua kéo dài nhiều năm sau đó. Đỉnh điểm của sự rối loại này là việc quý phi Hsinbyumashin tiến hành thảm sát hầu hết con cái của Mindon, chỉ chừa lại duy nhất hoàng tử Thibaw, người sẽ lên ngôi báu.

- ĐỊA LỢI: Khi Mindon lên ngôi, nước Miến vẫn còn rộng gần nửa triệu cây số vuông. Nghe qua thì tưởng như tình hình vẫn còn khả quan, kỳ thực không như vậy. Sau hai cuộc xâm lược, người Anh đã chiếm toàn bộ vùng đồng bằng duyên hải của Miến. Nơi đây lại là vùng đất giàu có nhất vương quốc, không chỉ là đồng bằng màu mỡ nhất mà còn là trung tâm tương mại kết nối Miến với thế giới bên ngoài. Mất đi “ Nam Bộ của Miến Điện”, người Miến phải chật vật xoay sở với phần còn lại đầy rừng núi và những đồng bằng kém màu mỡ hơn. Tuy vùng đất này giàu tài nguyên lâm thổ và khoáng sản, nhưng lại rất khó khai thác nếu không có những trang thiết bị hiện đại [ thứ phải canh tân mới có được]. Ngồi trên đống vàng nhưng lại không ăn được là thảm cảnh của Miến vào thời đó.

* Hiển nhiên, cần lưu ý “ nghèo” ở đây là nghèo so với “ người ta” chứ không phải so với mình. Điển hình là trong cảnh nghèo như vậy mà Mindon vẫn sắm được 10 chiếc tàu hơi nước để đi buôn, trong khi Tự Đức dù vẫn còn sở hữu đồng bằng sông Hồng [ trù phú nhất nước vào thời đó], nhưng mới mua được 4 chiếc thì đã…không chịu nổi.

- BỊ…CẤM VẬN: Đây có lẽ là tình cảnh có một không hai đối với các quốc gia đang canh tân thời đó. Sau khi bị chiếm mất vùng duyên hải, Miến giờ đây bỗng dưng bị biến thành 1 quốc gia nội địa, với biên giới chỉ giáp với 3 nước là … Anh, Thái Lan và Mãn Thanh. Một kẻ đang nhăm nhe xâm lược Miến, một kẻ coi Miến là kẻ thù truyền kiếp, còn gã sau cùng thì vẫn đang khư khư với tư duy…bế quan toả cảng. Chưa đủ nghiêm trọng, khi Mindon vừa lên ngôi, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc đã làm mưa làm gió khắp miền Nam Trung Quốc. Người Miêu thì nổi lên ở Quý Châu. Rồi tiếp đó vào năm 1856, người Hán tiến hành cuộc thảm sát Côn Minh suốt 4 tháng trời, châm ngòi cho người Hồi giáo ở Vân Nam [ nơi tiếp giáp Miến Điện] khởi nghĩa. Dù có thiện cảm với người Vân Nam, Mindon đành bó tay không thể làm gì để cứu họ lẫn cứu mình. Ông buộc phải nghe theo lệnh cấm vận mà nhà Thanh ban ra, ngừng hết việc buôn bán lên Vân Nam, đồng nghĩa với con đường thương mại vào Trung Quốc bị khoá lại. Tình trạng loạn lạc kéo dài [ đến tận những năm 1870s] khiến cho việc buôn bán với Trung Quốc lẫn mượn đường Trung Quốc để giao thương/giao lưu ra nước ngoài đều ảnh hưởng nghiêm trọng. Còn việc mượn con đường phía Nam tất phải chịu sự kiểm soát của người Anh, kẻ đang chuẩn bị kết liễu Miến Điện. Có thể thấy, việc người Anh đánh chiếm vùng duyên hải không hề ngẫu nhiên, đây là một quyết định có tính toán, nhằm cắt đứt Miến Điện khỏi mọi mối liên hệ từ bên ngoài, giáng một đòn nặng nề vào mọi nỗ lực mở cửa thông thương nếu có.

IV. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG:

Gánh nặng chi phí ngày càng đè nặng lên triều đình Miến. Vào những năm cuối, Pho Hlaing trong một bản báo cáo đã cho biết tình trạng bi đát lúc đó. Ông cho biết chi phí tiêu tốn cho cuộc canh tân quá lớn, buộc triều đình phải tăng thuế. Dân chúng không chịu được mức thuế tăng, đang dần dần bỏ Thượng Miến chạy vào vùng duyên hải [ do Anh quản lí]. Nhân lực Miến bị tổn thất nghiêm trọng. Để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách, Pho Hlaing phải đề ra cả biện pháp thảm hại nhất: bán…vé số [ năm 1878], thứ mà ông từng chơi thử khi còn du học ở Pháp. Nhưng tiền bán vé cũng chẳng thấm vào đâu, trong khi các tăng ni kịch liệt phản đối hình thức cờ bạc mới này. Chỉ hai năm sau, vé số bị bãi bỏ.

Triều đình Kobaung trong cơn tuyệt vọng cầu cứu Pháp. Lúc này, Pháp đã sắp hoàn thành cuộc chinh phục Đông Dương [ Việt, Lào, Cambodia]. Năm 1885, ngay khi đang đánh chiếm kinh thành Huế, một công sứ Pháp là M.Hass đã đến Mandalay. Ở đây, ông ta kí với Kobaung nhiều điều khoản nhượng bộ rất hời, như cho phép thiết lập nhà băng Pháp, chuyển nhượng cho Pháp quyền quản lí đường sắt Thượng Miến và thậm chí là được độc quyền giao thiệp với Miến Điện. Nhưng mọi nỗ lực vái tứ phương của Miến đều trở thành vô dụng. Ngay sau khi người Anh phản ứng, M.Hass lập tức bị gọi về nước “ vì lí do sức khoẻ”. Những nỗ lực cuối cùng của Miến chỉ càng khiến Anh sốt ruột, mong chiếm Miến cho nhanh để khỏi “ đêm dài lắm mộng”. Cuộc xâm lăng diễn ra ngay vào tháng 11 năm đó. Trong 22 ngày, vua Thibaw và hoàng tộc bị bắt làm tù binh. Dù ở nhiều nơi, phong trào kháng chiến vẫn tiếp tục duy trì thêm 10 năm nữa, nhưng nền độc lập Miến đến đây coi như đã chấm dứt.

V. KẾT LUẬN:

Tham khảo về cuộc cải cách Mindon, ta càng hiểu rõ hơn về tính rủi ro và những khó khăn mà một cuộc duy tân phải trải qua, ngay cả khi có 1 đội ngũ lãnh đạo sáng suốt dẫn dắt nó. Qua đó, ta càng có cơ hội nhìn lại những khó khăn và thuận lợi của nước ta so với Miến, Nhật, cũng như có một cái nhìn thực tế hơn giả định “ Đại Nam đã thành đế quốc nếu duy tân như Nhật”. Vì phải thay đổi và xây dựng quá nhiều thứ, nên duy tân là một quá trình kéo dài, cần rất nhiều vốn, thời gian và nhân lực có trình độ. Cho nên, ngay cả khi cuộc đổi thay bắt đầu từ đời Minh Mạng, thì có thể phải đến những năm 1870s-1880s nước ta mới có đủ tiềm lực để bành trướng mà không sợ bị các đế quốc phương Tây đe doạ. Còn nếu đến khi kí hoà ước Nhâm Tuấn 1862 mới bắt đầu canh tân, thì tương lai của nước ta - dù chưa hoàn toàn vô vọng - đã rất hiểm nghèo rồi.

Nguồn: Phach Ho Nguyen
 
Đến cái phố cổ hiện nay dọn còn ko dc...ở Hà Nội
Ông Hải dọn không xong cái lấn chiếm lề đường ở SG về quê dưỡng già..
Những cái nhỏ thôi cho thấy sức ỳ của dân VN lớn đến mức nào... hô hào, so sánh XH này XH kia thì dễ, chửi những cái vô lý trong XH thì nhanh... NHƯNG khi đụng đến quyền lợi bản thân phải hi sinh cho số đông, cho XH tương lai tốt đẹp hơn thì dân VIỆT sẽ vì lợi ích cá nhân, mặc kệ bố con thằng nào khác...nói KHÔNG và phản kháng rất mạnh mẽ...

Cải cách nó đụng đến lợi ích TOÀN BỘ CÁC GIAI TẦNG XÃ HỘI từ thấp đến cao và rất cao... nghĩ sao ở VN có ng làm nổi và chống nổi với toàn bộ dân Vịt..

Không bao giờ cải cách dc... từ quá khứ đến tương lai
Dân Việt chỉ mạnh khi bị dồn đến đường cùng, chứ còn sống dc thì ko bao giờ thay đổi/cải cách dc... đó là bản chất tâm lý dân An Nam

20203efa70a5-63d2-4a95-b382-76b851f3e6df.jpg
 
Last edited:
câu trả lời ngắn gọn, theo tôi, đó là Ý Chúa.
Chúa đã muốn nước nào phát triển, nước đó sẽ phát triển.
Chúa đã ko muốn nước nào phát triển, nước đó sẽ ko phát triển. Dù người tài nước đó muốn canh tân nhưng rồi Chúa cũng sẽ làm cho thất bại.
Tại sao vậy ?

Thiên hoàng Kōmei là ai ? Thiên hoàng Kōmei (Hiếu Minh) là cha đẻ của Thiên hoàng Minh Trị, từ đơi ông nội là Thiên hoàng Ninkõ 2 người này đã có t ư tưởng bài Tây nhiệt tình. Đặc biệt tới đời Thiên hoàng Kōmei, ông căm ghét mọi thứ từ phương Tây, chủ trương cự tuyệt ngoại giao, đóng cửa, mặc dù sau sự kiện hạm đội Nga 4 chiếc do Trung tướng hải quân E. V. Putiatin của Nga chỉ huy đã tiến vào cảng Nagasaki uy hiếp, và sự kiện đô đốc Perry của chú Sam nổ súng uy hiếp đòi Nhật mở cửa. Triều đình Nhật chia 2 phe cãi nhau kịch liệt, dù bị áp lực lớn nhưng Thiên hoàng Kōmei vẫn chủ trương cho tới chết cũng phải chống phương Tây, nhất định ko mở cửa. Và chống lại mọi cải cách.

Lạ chưa ? Mặc dù sống với cha bao nhiêu năm, nhưng Thiên hoàng Minh Trị lại ko bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đó, trái lại, Thiên hoàng Minh Trị làm mọi thứ đi ngược với cha. Nếu ko chết sớm, Thiên hoàng Komei ắt hẳn tức ói cả máu khi biết thằng con mình là Thiên hoàng Minh Trị lại mở cửa đất nước đón Tây vào.

Tại sao vậy nhỉ ? À, đó là 1 bước ngoặt tuyệt vời của lịch sử mà tại hạ cũng éo lường trước được.
Ý Chúa đã muốn thế, trong 50 nước châu Á đang bị phương Tây xâm lăng thì Chúa nhận ra 1 nước Nhật tiềm năng để thực thi ý tưởng của mình. Nên Chúa đã bơm vào đầu Thiên hoàng Minh Trị ý tưởng sùng Tây.

Thiên hoàng Minh Trị sùng Tây như nào ?
- Bắt dân ăn mặc theo phong cách phương Tây, mặc áo comle.
- Mở trường dạy dân Nhật học khiêu vũ, nhảy đầm.
- Xây dựng theo kiến trúc Tây.
- Xây dựng mô hình đa Đảng phái theo kiểu Tây.
- Thành lập 2 viện Thượng viện, Hạ viện, bắt chước mô hình của Đức. Thời Minh Trị vẫn chưa xuất hiện Khái niệm là Thủ tướng và Bộ trưởng nội các.
- Hải quân học theo Anh, lục quân học Pháp mà Pháp phế vật nên quay ra học Đức.
- Cử người đi sao chép Hiến Pháp các nước Âu Mĩ rồi ban hành Hiến Pháp Nhật.
- Bỏ lịch Âm, theo Dương lịch của Tây.
- 1 số người trong triều Nhật còn đòi bỏ tiếng Nhật, khuyến khích dân Nhật học chữ viết và tiếng Anh.
 
Last edited:
Ý Chúa đã muốn thế, trong 50 nước châu Á đang bị phương Tây xâm lăng thì Chúa nhận ra 1 nước Nhật tiềm năng để thực thi ý tưởng của mình. Nên Chúa đã bơm vào đầu Thiên hoàng Minh Trị ý tưởng sùng Tây.
????????????????????????
 
Phach Ho Nguyen có phải đứa bà mới chết ko, post quá trời thớt
Khứa này kiến thức sử khá tốt
 
Toàn thanh niên tự nhục không thế ? Việt Nam đã chuyển đổi hệ tư tưởng Hán sang hệ tư tưởng thuần Việt trong 2 năm trở lại đây, sao không lấy đó làm lạc quan cho bản thân phấn đấu, hay học thức không đủ để nhận ra hệ tư tưởng là gì ?
tôi tự hỏi tư tưởng Thuần Việt anh nói là gì vậy
 
câu trả lời ngắn gọn, theo tôi, đó là Ý Chúa.
Chúa đã muốn nước nào phát triển, nước đó sẽ phát triển.
Chúa đã ko muốn nước nào phát triển, nước đó sẽ ko phát triển. Dù người tài nước đó muốn canh tân nhưng rồi Chúa cũng sẽ làm cho thất bại.
Tại sao vậy ?

Thiên hoàng Kōmei là ai ? Thiên hoàng Kōmei (Hiếu Minh) là cha đẻ của Thiên hoàng Minh Trị, từ đơi ông nội là Thiên hoàng Ninkõ 2 người này đã có t ư tưởng bài Tây nhiệt tình. Đặc biệt tới đời Thiên hoàng Kōmei, ông căm ghét mọi thứ từ phương Tây, chủ trương cự tuyệt ngoại giao, đóng cửa, mặc dù sau sự kiện hạm đội Nga 4 chiếc do Trung tướng hải quân E. V. Putiatin của Nga chỉ huy đã tiến vào cảng Nagasaki uy hiếp, và sự kiện đô đốc Perry của chú Sam nổ súng uy hiếp đòi Nhật mở cửa. Triều đình Nhật chia 2 phe cãi nhau kịch liệt, dù bị áp lực lớn nhưng Thiên hoàng Kōmei vẫn chủ trương cho tới chết cũng phải chống phương Tây, nhất định ko mở cửa. Và chống lại mọi cải cách.

Lạ chưa ? Mặc dù sống với cha bao nhiêu năm, nhưng Thiên hoàng Minh Trị lại ko bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đó, trái lại, Thiên hoàng Minh Trị làm mọi thứ đi ngược với cha. Nếu ko chết sớm, Thiên hoàng Komei ắt hẳn tức ói cả máu khi biết thằng con mình là Thiên hoàng Minh Trị lại mở cửa đất nước đón Tây vào.

Tại sao vậy nhỉ ? À, đó là 1 bước ngoặt tuyệt vời của lịch sử mà tại hạ cũng éo lường trước được.
Ý Chúa đã muốn thế, trong 50 nước châu Á đang bị phương Tây xâm lăng thì Chúa nhận ra 1 nước Nhật tiềm năng để thực thi ý tưởng của mình. Nên Chúa đã bơm vào đầu Thiên hoàng Minh Trị ý tưởng sùng Tây.

Thiên hoàng Minh Trị sùng Tây như nào ?
- Bắt dân ăn mặc theo phong cách phương Tây, mặc áo comle.
- Mở trường dạy dân Nhật học khiêu vũ, nhảy đầm.
- Xây dựng theo kiến trúc Tây.
- Xây dựng mô hình đa Đảng phái theo kiểu Tây.
- Thành lập 2 viện Thượng viện, Hạ viện, bắt chước mô hình của Đức. Thời Minh Trị vẫn chưa xuất hiện Khái niệm là Thủ tướng và Bộ trưởng nội các.
- Hải quân học theo Anh, lục quân học Pháp mà Pháp phế vật nên quay ra học Đức.
- Cử người đi sao chép Hiến Pháp các nước Âu Mĩ rồi ban hành Hiến Pháp Nhật.
- Bỏ lịch Âm, theo Dương lịch của Tây.
- 1 số người trong triều Nhật còn đòi bỏ tiếng Nhật, khuyến khích dân Nhật học chữ viết và tiếng Anh.
Anh ơi, Minh Trị trong cuộc canh tân này ngoài cái danh cho hai phiên Choshu và Satsuma lợi dụng thì làm được cái gì? Văn minh Tây phương nó thẩm thấu vào Nhật từ các học giả Hà Lan học. Nếu nói về công lao thì phải nhắc đến Duy Tân Tam Kiệt và những người như Phúc Trạch Dụ Cát.
 
tôi tự hỏi tư tưởng Thuần Việt anh nói là gì vậy
Người Việt có nguồn gốc từ tộc Bách Việt, tộc này có quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng khác với tộc Hoa Hạ (sau này là Hán tộc), khi bị Hán Tộc đô hộ và đồng hóa, thì Hán tộc đã áp lên tộc Việt suy nghĩ, tư tưởng, văn hóa của tộc Hán để biến tộc Việt thành một bộ phận của tộc Hán. Nên hàng nghìn năm qua, tộc Việt làm điều gì về văn hóa cũng là làm giàu cho văn hóa Hán ! Thưa anh ! Từ năm 2018 trở lại đây, tộc Việt đã bắt đầu phát triển được văn hóa thuần chất Việt mà không pha lẫn tạp chất của bọn Khổng Tử và Hán tộc, hay anh không đủ tinh tế để nhìn ra được điều này ?
 
thời đó mà làm được thì bây giờ vn thành cường quốc châu á chỉ sau nhật
Theo bài viết ở trên thì ko thể được. Bởi vì canh tâm ko phải đơn giản là chế cháo y chag tây. Mà phải thay đổi cả hệ thống pháp luật, kinh tế, xã hội cực kì tốn kém yêu cầu kiến thức rất lớn.

Nguyễn Trường Tộ chỉ đơn giản viết về canh tân bề mặt, chưa chắc ổng đã có thể đi sâu đúng hướng được như NB. Thậm chí có đúng cách, chưa chắc đã đủ nguồn lực. Nhìn thằng Miễn thời đó giàu hơn VN mà còn fail vì thiếu tiền.

Kết luận VN ko có yếu tố con người + nội lực nên ko có gì phải tiếc khi Tự Đức từ chối NTT
 
hơn nhật vì tài nguyên hơn nhiều , địa thế tốt :burn_joss_stick:
Nhưng dân thì ko bằng...
Dân Nhật đói khổ quen, tính kỷ luật cao, biết hi sinh cho lợi ích tập thể hay còn gọi là tinh thần Samurai
Dân Việt về trí tuệ không thua Nhật nhưng lại dùng cái đó cho lợi ích nhỏ, hay gọi là khôn lõi... từ xưa các tích truyện, dạy học đều đề cao tính đó... trạng quỳnh, các tích trạng đấu trí ... đều là vậy... đề cao sự khôn lõi... :confuse: Nó ko giúp ích dc gì cho lâu dài và tập thể... còn gây hại..

Từ xưa, tâm lý dân Việt đều hướng về gia đình nhiều hơn là tổ quốc...nên bất kỳ điều gì dù tốt cho XH nhưng nếu ảnh hưởng gia đình họ... họ đều chống đối mạnh mẽ... mà cải cách đụng đến lợi ích bản thân, gia đình mỗi cá nhân trong XH rất lớn...
 
Vậy anh lại không biết quá trình học thuật Tây phương nó thẩm thấu vào Nhật. Ban đầu là Hà Lan học. Minh Trị trong cuộc duy tân ấy có vai trò gì đâu ngoài cái danh để hai phiên Chosu và Satsuma

Anh ơi, Minh Trị trong cuộc canh tân này ngoài cái danh cho hai phiên Choshu và Satsuma lợi dụng thì làm được cái gì? Văn minh Tây phương nó thẩm thấu vào Nhật từ các học giả Hà Lan học. Nếu nói về công lao thì phải nhắc đến Duy Tân Tam Kiệt và những người như Phúc Trạch Dụ Cát.
Quan trọng là người đứng đầu 1 quốc gia có muốn ko anh ạ ? Chứ Lan học với Phúc Trạch Dụ Cát ( Fukuzawa Yukichi) đứa trẻ 3 tuổi nó chưa vào cấp 1 nó cũng biết, anh ko cần phải khoe ở đây. Cái cuốn Phúc ông tự truyện của Fukuzawa Yukichi tôi đọc nát rồi anh ạ.
Như Nguyễn Trường Tộ đề xuất bao nhiêu cải cách mà người đứng đầu 1 quốc gia là Vua Nguyễn ko chịu thì có học dời cũng éo lại.
 
Người Việt có nguồn gốc từ tộc Bách Việt, tộc này có quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng khác với tộc Hoa Hạ (sau này là Hán tộc), khi bị Hán Tộc đô hộ và đồng hóa, thì Hán tộc đã áp lên tộc Việt suy nghĩ, tư tưởng, văn hóa của tộc Hán để biến tộc Việt thành một bộ phận của tộc Hán. Nên hàng nghìn năm qua, tộc Việt làm điều gì về văn hóa cũng là làm giàu cho văn hóa Hán ! Thưa anh ! Từ năm 2018 trở lại đây, tộc Việt đã bắt đầu phát triển được văn hóa thuần chất Việt mà không pha lẫn tạp chất của bọn Khổng Tử và Hán tộc, hay anh không đủ tinh tế để nhìn ra được điều này ?
tui xin phép chửi a ngu, thưa anh, cái Bách Việt là cụm từ của bọn Tàu để chỉ tất cẩ mớ bòn bon dân tộc phía Nam Trường Giang gồm các tộc bọn nó biết và không biết, làm gì có Bách Việt nào cùng quan điểm, suy nghĩ
Và thưa anh, anh liệt kê cái gì thuần việt mà anh nói từ 2018 phát triển lên vậy, tôi làm ăn lương nên chả đủ tinh tế nhận ra cái văn hóa nào phát triển từ 2018
 
Back
Top