Ngại trách phạt học trò vì sợ bị phản ứng?

Cryolite.11

Member
https://thanhnien.vn/ngai-trach-phat-hoc-tro-vi-so-bi-phan-ung-185230206200015814.htm

Nhiều giáo viên cho rằng hiện nay khó xử phạt học trò vì ngay lập tức có thể bị quay clip tung lên mạng và quy vào hành vi bạo lực, bị phụ huynh và xã hội phản ứng.

Mong manh ranh giới "kỷ luật" - "bạo lực"​

Năm 2011, thông tư của Bộ GD-ĐT quy định học sinh (HS) vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức như phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ hoặc buộc thôi học có thời hạn tùy vào từng mức độ vi phạm.

Ngại trách phạt học trò  vì sợ bị phản ứng ? - Ảnh 1.

Kỷ luật của trường học thường được thiết lập trên đạo lý và quy định
NGỌC THẮNG

Tuy nhiên, Thông tư 32 năm 2020 đã có nhiều thay đổi. Khi HS vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện sẽ được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức gồm nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để HS khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ HS nhằm phối hợp giúp đỡ HS khắc phục khuyết điểm; tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Như vậy, theo những quy định hiện hành, việc đánh mắng, phạt quỳ gối, phạt làm vệ sinh hay đuổi ra khỏi lớp... đối với một HS vi phạm, giáo viên (GV) đều không được sử dụng.

Thầy H.B.N, GV Trường THCS Hùng Vương, Q.Tân Phú, TP.HCM, kể: "Tôi từng rơi vào tình huống nguy hiểm ngày mới vào nghề. Đó là có một nam sinh nhiều lần không làm bài tập, sau khi nhắc nhở không được, tôi nói là sẽ báo về cho phụ huynh nếu em tiếp tục. Em HS này đã đứng lên đập bàn và thách thức: ông thử nói với mẹ tôi xem? Lúc đó tôi đã không kiềm chế được, ném viên phấn về phía em và nói "em gọi ai là ông, mời em ra khỏi lớp và suy nghĩ về thái độ của mình!". Trong buổi tối hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi của phụ huynh với thái độ gay gắt: "Tại sao thầy lại ném phấn vào mặt con tôi và đuổi nó ra khỏi lớp? Thầy không có quyền làm như vậy. Thầy có tin tôi cũng sẽ ném đá vào mặt thầy không?".

...

Theo thầy H.B.N, đó là một bài học sâu sắc mà thầy học được trong việc ứng xử với học trò chưa ngoan. "Đôi khi, vì muốn học trò tốt hơn, hoặc vì chưa làm chủ được cảm xúc, một số GV có thể đã la mắng hoặc có hình phạt nghiêm khắc, nhưng điều đó lại bị quy vào vấn đề nghiêm trọng như GV bạo lực, xúc phạm học trò... Ranh giới giữa kỷ luật nghiêm khắc với bạo lực ngày nay quá mong manh, khiến áp lực của người thầy vô cùng lớn", thầy H.B.N bày tỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng thừa nhận ranh giới giữa kỷ luật và bạo lực ngày nay cực kỳ mong manh. "GV chỉ mắng học trò một chút có khi cũng bị cho là xúc phạm rồi. Trong nhiều tình huống cụ thể, người thầy cũng chịu những ức chế dẫn đến hành xử sai sót. Chính vì thế, nghề giáo khác các nghề khác là phải biết kiềm chế cảm xúc và phải có cách không để mình rơi vào những trạng thái tức giận, phản ứng với học trò. Tôi vẫn cho rằng nghề dạy học thời nay là nghề nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ phụ huynh và xã hội. Chẳng hạn, chỉ một phút không kiềm chế được cảm xúc là có thể bị quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng tâm lý cả cuộc đời", tiến sĩ Kim Hồng nhận định.

Ngại trách phạt học trò vì sợ bị phản ứng? - Ảnh 3.

Cần tiếp cận việc hướng dẫn trẻ với lòng bao dung và sự kiên nhẫn
NHẬT THỊNH

Xây dựng hình phạt như thế nào ?​

Theo tiến sĩ Kim Hồng, có những học trò nhờ hình phạt nghiêm khắc mà nhớ mãi và trưởng thành, nhưng có học trò lại vì hình phạt mà sợ hãi, ám ảnh đến mãi về sau.

"Kỷ luật của trường học thường được thiết lập trên đạo lý và quy định. Ngày xưa, đạo lý là người thầy được quyền giáo dục học trò theo cách của mình. Người thầy ngày đó rất nghiêm khắc, trò hư là thầy có thể đánh, phạt lao động công ích, phạt chép tay... Và tất cả những kiểu phạt đó đều được chấp nhận, phụ huynh hay bản thân học trò cũng không trách thầy. Thế nhưng thời nay khác rồi, những hình phạt kiểu đó đã không còn được chấp nhận do đạo lý thầy - trò đã thay đổi. Quy định về quyền trẻ em, quy định của Bộ GD-ĐT cũng không cho phép GV được xúc phạm và xâm phạm tới thân thể HS", tiến sĩ Kim Hồng phân tích.

Tiến sĩ Hồng kể thêm ở nhiều quốc gia phát triển và văn minh, HS vi phạm vẫn có hình phạt như phải lao động công ích cả tuần, là chuyện hết sức bình thường. "HS phạm lỗi, GV có quyền không dạy và đuổi ra khỏi lớp, người thầy cũng được quyền đưa ra hình phạt của mình để giúp học trò tốt hơn. Tuy nhiên, ở ta, hình phạt đó sẽ bị cho là thiếu nhân văn và vi phạm quy định", tiến sĩ Hồng cho hay.

...

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng việc đưa ra các hình thức kỷ luật để HS tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình là cần thiết. "Trường tôi có quy định HS phạm lỗi sẽ có các hình thức kỷ luật như ngồi lại lớp làm bài, dọn vệ sinh... Những vấn đề này đều có thông báo đến phụ huynh ngay từ đầu năm học và phân tích cho phụ huynh hiểu phạt là để HS nhận ra mình đã sai và không vi phạm nữa. Cái khó của nhà trường và GV ngày nay là còn phải giúp phụ huynh hiểu vấn đề. Nếu phụ huynh không thống nhất và phối hợp với giáo viên và nhà trường thì rất dễ thành "trống đánh xuôi kèn thổi ngược", không thể giáo dục được trẻ", tiến sĩ Tùng Lâm chia sẻ.

Tiến sĩ Kim Hồng đề xuất thêm: "Ngoài quy định chung của Bộ GD-ĐT, trường cần có những quy định riêng và từng lớp học cũng có quy định nhỏ hơn. Theo đó, các hình thức kỷ luật phải được xây dựng bằng chính HS và GV, một cách cụ thể cho từng hành vi phạm lỗi. GV cần cân nhắc đối tượng HS nào thì dùng hình thức nào cho phù hợp. Tất nhiên những hình phạt đó phải không trái với quy định của pháp luật".
 
Phạt làm gì, giờ trên đe dưới búa, nhắc nhở 5-10 lần mà ko thay đổi thì kệ nó, cho nó tự chịu trách nhiệm. Nói cho cùng thì cơ chế giờ làm cho giáo viên không dạy dc học sinh nữa thì cho học sinh chết koo nó đi với những sai lầm của chính nó. Chọn lọc tự nhiên thôi.
 
Thầy H.B.N, GV Trường THCS Hùng Vương, Q.Tân Phú, TP.HCM, kể: "Tôi từng rơi vào tình huống nguy hiểm ngày mới vào nghề. Đó là có một nam sinh nhiều lần không làm bài tập, sau khi nhắc nhở không được, tôi nói là sẽ báo về cho phụ huynh nếu em tiếp tục. Em HS này đã đứng lên đập bàn và thách thức: ông thử nói với mẹ tôi xem? Lúc đó tôi đã không kiềm chế được, ném viên phấn về phía em và nói "em gọi ai là ông, mời em ra khỏi lớp và suy nghĩ về thái độ của mình!". Trong buổi tối hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi của phụ huynh với thái độ gay gắt: "Tại sao thầy lại ném phấn vào mặt con tôi và đuổi nó ra khỏi lớp? Thầy không có quyền làm như vậy. Thầy có tin tôi cũng sẽ ném đá vào mặt thầy không?".

"Kỷ luật của trường học thường được thiết lập trên đạo lý và quy định. Ngày xưa, đạo lý là người thầy được quyền giáo dục học trò theo cách của mình. Người thầy ngày đó rất nghiêm khắc, trò hư là thầy có thể đánh, phạt lao động công ích, phạt chép tay... Và tất cả những kiểu phạt đó đều được chấp nhận, phụ huynh hay bản thân học trò cũng không trách thầy. Thế nhưng thời nay khác rồi, những hình phạt kiểu đó đã không còn được chấp nhận do đạo lý thầy - trò đã thay đổi. Quy định về quyền trẻ em, quy định của Bộ GD-ĐT cũng không cho phép GV được xúc phạm và xâm phạm tới thân thể HS", tiến sĩ Kim Hồng phân tích.

bảo thợ dạy rác rưởi súc vật thì lại tự ái :haha:
 
Em HS này đã đứng lên đập bàn và thách thức: ông thử nói với mẹ tôi xem? Lúc đó tôi đã không kiềm chế được, ném viên phấn về phía em và nói "em gọi ai là ông, mời em ra khỏi lớp và suy nghĩ về thái độ của mình!". Trong buổi tối hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi của phụ huynh với thái độ gay gắt: "Tại sao thầy lại ném phấn vào mặt con tôi và đuổi nó ra khỏi lớp? Thầy không có quyền làm như vậy. Thầy có tin tôi cũng sẽ ném đá vào mặt thầy không?".
Toàn con vàng, con bạc mà. Trường học vốn chưa khắc nghiệt bằng xã hội. Cứ giữ phong cách quý tử thì bước ra xã hội thì dần sẽ khôn ra.
 
Bỏ mấy cái tiêu chuẩn đầu năm đi, chỉ quan tâm đến chuyên môn. Còn những vấn đề khác, ông bố bà mẹ lôi về nhà mà dạy.
Gặp nhiều trường hợp, học không học, mời phụ huynh tới thì không tới, phải tới tận nhà để nói chuyện. Phụ huynh thì không quan tâm con mình, học yếu kém thì GVCN phải đi xin điểm từng bộ môn. Không xin thì thế nào? Ảnh hưởng thi đua của lớp, của trường.
 
Phạt làm gì, giờ trên đe dưới búa, nhắc nhở 5-10 lần mà ko thay đổi thì kệ nó, cho nó tự chịu trách nhiệm. Nói cho cùng thì cơ chế giờ làm cho giáo viên không dạy dc học sinh nữa thì cho học sinh chết koo nó đi với những sai lầm của chính nó. Chọn lọc tự nhiên thôi.
nếu mà nó học một mình thì ok, kệ xác nó
vđ là nó ảnh hưởng mấy đứa khác
 
giờ ra quy định thế này. Nếu đứa nào nghịch, hỗn, làm ồn ảnh hướng tới người khác thì cho ra khỏi lớp.
Còn đứa nào dốt nhắc nhở nhiều k tốt lên được thì dồn hết vào 1 lớp yếu kém cho tự học với nhau. Chứ hở tí lại bị tụi nhỏ mách phụ huynh này kia lại thiệt giáo viên
 
Phạt làm gì, giờ trên đe dưới búa, nhắc nhở 5-10 lần mà ko thay đổi thì kệ nó, cho nó tự chịu trách nhiệm. Nói cho cùng thì cơ chế giờ làm cho giáo viên không dạy dc học sinh nữa thì cho học sinh chết koo nó đi với những sai lầm của chính nó. Chọn lọc tự nhiên thôi.
fen nghĩ kệ mà thoát được à, h kệ cũng bị phụ huynh kiện tại sao không quan tâm tới cháu nhé, rồi thằng đó nó k học đc là ban giám hiệu xuống gõ tại sao thành tích nó thấp thế ngay
 
giờ ra quy định thế này. Nếu đứa nào nghịch, hỗn, làm ồn ảnh hướng tới người khác thì cho ra khỏi lớp.
Còn đứa nào dốt nhắc nhở nhiều k tốt lên được thì dồn hết vào 1 lớp yếu kém cho tự học với nhau. Chứ hở tí lại bị tụi nhỏ mách phụ huynh này kia lại thiệt giáo viên
rồi lại bị bảo phân biệt đối xử
 
Với các em nữ sinh cấp III thì nên theo phương châm, thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ****...:canny:
 
giờ ra quy định thế này. Nếu đứa nào nghịch, hỗn, làm ồn ảnh hướng tới người khác thì cho ra khỏi lớp.
Còn đứa nào dốt nhắc nhở nhiều k tốt lên được thì dồn hết vào 1 lớp yếu kém cho tự học với nhau. Chứ hở tí lại bị tụi nhỏ mách phụ huynh này kia lại thiệt giáo viên
vậy khác nào áp vô tư tưởng mấy đứa lớp yếu kém cả đời m loser ? r sau này chúng nó cũng cù bất cù bơ đầu trôm đuôi cướp
 
fen nghĩ kệ mà thoát được à, h kệ cũng bị phụ huynh kiện tại sao không quan tâm tới cháu nhé, rồi thằng đó nó k học đc là ban giám hiệu xuống gõ tại sao thành tích nó thấp thế ngay
khi ngta đã coi a là thợ dạy thì a chỉ nên làm đúng chức nghiệp của anh là thợ dạy thôi. Còn ngta gọi là a thầy cô giáo thì sẽ làm đúng chức nghiệp của thầy cô giáo. Tôi nói vậy chắc a hiểu? Mẹ vk tôi làm giáo viên than khó dạy suốt, còn là tổ trưởng bộ môn, vừa về hưu xong đó, đủ khôn khéo để ko gây rắc rối. Chứ mấy cô trẻ gây rắc rối, thiệt thân.
 
Phạt làm gì, giờ trên đe dưới búa, nhắc nhở 5-10 lần mà ko thay đổi thì kệ nó, cho nó tự chịu trách nhiệm. Nói cho cùng thì cơ chế giờ làm cho giáo viên không dạy dc học sinh nữa thì cho học sinh chết koo nó đi với những sai lầm của chính nó. Chọn lọc tự nhiên thôi.
nhưng cho nó tự chịu trách nhiệm thì ăn gậy của các anh ngồi ở trên, để hs ăn điểm dưới tb/yếu kém thì bị ăn gậy, nhiều bài báo lên rồi

bao giờ dẹp cái vụ thành tích đi thì tính tiếp, giờ vừa bị áp lực phụ huynh đã đành còn thêm bọn ngồi ở trên hành
 
nhưng cho nó tự chịu trách nhiệm thì ăn gậy của các anh ngồi ở trên, để hs ăn điểm dưới tb/yếu kém thì bị ăn gậy, nhiều bài báo lên rồi

bao giờ dẹp cái vụ thành tích đi thì tính tiếp, giờ vừa bị áp lực phụ huynh đã đành còn thêm bọn ngồi ở trên hành
Ai bảo a cho nó điểm Dưới TB làm gì? A cho nó = TB đi. Phụ huynh nào thích ý kiến thì phàn nàn đi, con mình học ngu còn nói ai? Muốn ngta dạy con mình thì bỏ tư tưởng ngta là thợ dạy đi. Bản than phụ huynh ko cầu thị, ko trao đủ quyền cho giáo viên thì nhận về sản phẩm tầm tầm bình bình thôi. Ý kiến j giờ?
 
Phạt làm gì, giờ trên đe dưới búa, nhắc nhở 5-10 lần mà ko thay đổi thì kệ nó, cho nó tự chịu trách nhiệm. Nói cho cùng thì cơ chế giờ làm cho giáo viên không dạy dc học sinh nữa thì cho học sinh chết koo nó đi với những sai lầm của chính nó. Chọn lọc tự nhiên thôi.
giờ giáo viên khó lắm fen, nhất là dính vô mấy lớp có học sinh là con ông này bà kia
trường chỗ tôi có 1 cái lớp kiểu elite, không phải lớp chọn là có vài thành phần con của cán bộ
đợt kiểm tra 1 tiết Lý (kiểm tra chung toàn trường) giáo viên ra đề khó sml, điểm thấp
rồi bà giáo viên bị phụ huynh khủng bố, chửi méo còn gì luôn :ROFLMAO::ROFLMAO:
 
Phải công nhận là giáo dục việt nam ngày càng nát. Ngày xưa đi học mà bị thầy cô la hay đánh là xác định về nhà no đòn với ba mẹ nữa. Tiên học lễ, hậu học văn. Còn bây giờ thì ba mẹ quá cưng chiều con cái nên thầy cô họ cũng chẳng buồn dạy dỗ trong khi con nhỏ phần lớn thời gian là ở trường chứ ko phải ở nhà.
 
thì thợ dạy óc chó mất dạy, nên mới xử lý bằng phân với thằng con nít, def cái đéo gì cho thằng thợ dạy đó thế? :feel_good:
Vd anh là GVCN của lớp đó thì anh làm thế nào với những trường hợp như vậy ? Hay những trường hợp vào lớp ngồi chơi, ảnh hưởng đến thi đua cả lớp ? Ảnh hưởng đến cố gắng của những học sinh khác?
Anh để học sinh của anh tự học---> nó ko học ? Anh gửi giấy báo về phụ huynh--> nó không gửi--> anh gọi phụ huynh mời hợp --> họ không tới , anh tới tận nhà --> họ ngó lơ anh.
Cuối cùng cả lớp anh bị ảnh hưởng chỉ vì 1 đứa: tới tiết bộ môn khác, nó không học hành đoàn hoàng---> chấm điểm thấp vào sổ đầu bài, --> ảnh hưởng cả lớp. GVCN không làm gì được, cuối năm ảnh hưởng thi đua của lớp, của chính GVCN. Tới lúc xét thi đua, anh không được gì, xét nâng lương càng không được. Trước toàn trường anh bị nêu tên.
 
Back
Top